phương về hàng không Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia
Riêng về lĩnh vực hàng không, các điều ước quốc tế là nguồn quan trọng nhất. Hoạt động hàng không dân dụng bản thân nó đã mang trong mình yếu tố quốc tế, yếu tố kỹ thuật, công nghệ ở trình độ rất cao ngay từ khi mới ra đời, đồng thời lại có sự gắn bó chặt chẽ với yếu tố chủ quyền quốc gia đối với vùng trời. Do đó, các qui định pháp lý trong lĩnh vực hàng không dân dụng là sự phản ánh tương đối sự xem xét và cân đối giữa các vấn đề quốc tế và các đặc điểm riêng của quốc gia, giữa việc tuân thủ các tiêu chuẩn có tính chất kỹ thuật của
quốc tế và các điều kiện điều chỉnh trong chính sách của quốc gia về chính trị, quốc phòng, kinh tế .v.v.
Trong quá trình hợp tác, điều chỉnh các hoạt động hàng không, các quốc gia thường ký kết các điều ước nhằm xây dựng nên một hệ thống các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các hoạt động chung cũng như các hoạt động chuyên biệt. Tuỳ theo tính chất của các đối tượng điều chỉnh mà điều ước quốc tế có thể là điều ước quốc tế song phương hay điều ước quốc tế đa phương khu vực hoặc điều ước quốc tế đa phương toàn cầu. Loại nguồn là điều ước quốc tế lại bao gồm các điều ước có tính chất, phạm vi khác nhau.
Qua lịch sử phát triển của luật hàng không quốc tế, chúng ta thấy hệ thống pháp luật này ra đời và phát triển trên cơ sở thực tế phát triển của kỹ thuật hàng không. Do đó, nguồn quan trọng nhất của luật hàng không quốc tế là các điều ước quốc tế đa phương và song phương trên phạm vi khu vực và trên toàn thế giới. Các đặc tính hoạt động của tàu bay đã buộc các quốc gia xây dựng và ký kết các điều ước quốc tế đa phương nhằm thống nhất các quy phạm thực chất và xung đột trong lĩnh vực luật hàng không.
Luật hàng không quốc tế hình thành và phát triển ít dựa vào các phong tục tập quán quốc tế như một số ngành luật khác trong hệ thống công pháp quốc tế. Quá trình xây dựng các nguyên tắc, quy phạm của luật hàng không quốc tế là một quá trình pháp điển hoá và nhất thể hoá tới mức cao nhất có thể nhằm đáp ứng được các yêu cầu từ thực tế khách quan của sự phát triển nhanh chóng và tính chất đặc thù rất cao của các quan hệ về hàng không trên phạm vi từng khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Hệ thống các quy phạm của luật hàng không dân dụng quốc tế mới được hình thành và phát triển trong mấy thập kỷ gần đây. Quá trình xây dựng hệ thống các qui định điều chỉnh các hoạt động hàng không dân dụng là một
khu vực của pháp luật. Lịch sử phát triển của luật hàng không quốc tế được đánh dấu bằng sự ra đời của rất nhiều các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế về hàng không đã thực sự đóng góp to lớn và có ý nghĩa cho việc điều chỉnh các hoạt động hàng không trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, lĩnh vực an ninh, trách nhiệm và một số lĩnh vực khác.
Theo các tiêu chuẩn về nguồn của luật pháp quốc tế thì luật hàng không dân dụng chủ yêú được hình thành từ các điều ước. Ở đây các phong tục, tập quán quốc tế với tư cách là một loại nguồn như ở các ngành luật khác hầu như không có. Các quy tắc, thể lệ, quy chế do các tổ chức quốc tế về hàng không soạn thảo dưới hình thức kiến nghị, khuyến nghị thực hành cũng có tác động và giữ vai trò đáng kể trong quá trình pháp điển hoá luật hàng không dân dụng, thống nhất hoá các tiêu chuẩn của hoạt động hàng không dân dụng quốc tế.
Sau đây là một số Điều ước quốc tế về hàng không mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia:
- Công ước quốc tế Chicago năm 1944 về hàng không dân dụng, ký tại Chicago ngày 07/12/2007 (Convention on International Civil Aviation, ký tại Chicago ngày 7/12/1944). Việt Nam gia nhập Công ước này tháng 4 năm 1980.
- Công ước Warsaw về thống nhất các quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế, ký tại Vácxava ngày 12/10/1929 (Convention for the Unification of Certain Rules relating to International Carriage by Air, ký tại Warsaw ngày 12/101929). Việt Nam gia nhập Công ước này tháng 10 năm 1982.
- Công ước Geneva về công nhận quốc tế các quyền đối với tàu bay. (Convention on the International Recognition of Rights in Aircraft, ký tại Geneva ngày 19/6/1948). Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1997.
- Công ước Tokyo về hành vi phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay (Convention on Offences and Certain Other Acts commited on board Aircraft. Ký tại Tokyo năm 1963).Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1979.
- Công ước về đấu tranh với việc chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay (Convention for the Suppression of Unlawful Seizure of Aircraft. Kts tại Hague ngày 16/12/1970). Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1979.
- Nghị định thư sửa đổi Công ước Warsaw thống nhất một số quy tắc về vận chuyển hàng không quốc tế (Protocol to amend the Warsaw Convention of 1929, ký tại Hague ngày 28/9/1955). Việt Nam gia nhập Nghị định thư này tháng 10 năm 1982.
- Công ước Montreal về đấu tranh với các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng (Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Civil Aviation. Ký tại Montreal ngày 23/9/1971). Việt Nam gia nhập Công ước này năm 1979.
- Nghị định thư Montreal về ngăn chặn các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế bổ sung Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng.( Protocol for the Suppression of Unlawful Acts of Violence at Airport Serving International Civil Aviation, Supplementary to the Convention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Civil Aviation, Ký tại Montreal ngày 23/9/1971 và Montreal ngày 24/2/1988). Việt Nam gia nhập Nghị định thư này năm 1999.
Công ƣớc Chicago về hàng không dân dụng quốc tế ký ngày 24 tháng 12 năm 1944
Công ước Chicago về hoạt động hàng không dân dụng quốc tế đã được 52 quốc gia ký kết ngày 7 tháng 12 năm 1944 tại thành phố Chicago của Mỹ. Hiện nay, đã có trên 180 quốc gia là thành viên Công ước. Cùng với Công ước còn có 18 phụ ước của Công ước Chicago nhằm đưa ra các quy tắc trong các lĩnh vực hoạt động chính, quan trọng của hoạt động hàng không dân dụng. Các
trong Công ước Chicago, nhưng các Phụ ước này chỉ mang tính khuyến nghị và xác định những hình mẫu chứ không áp dụng trực tiếp trong các quốc gia.
Mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết cộng tác để đảm bảo mức độ thực hiện cao nhất trong việc thống nhất các quy tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và tổ chức liên quan tới tàu bay, nhân viên, đường hàng không và dịch vụ trợ giúp trong tất cả các lĩnh vực mà sự thống nhất đó là làm thuận tiện và cải thiện cho hoạt dộng hàng không.
Bởi sự cần thiết và tầm quan trọng của các phụ ước này mà các quốc gia, kể cả các quốc gia không phải là thành viên Công ước cũng rất tôn trọng và nội dung của các phụ ước này thường được ghi nhận hoặc chuyển đổi vào hệ thống các văn bản pháp luật của quốc gia ở mức độ cao. Sự khác biệt về các nội dung này ở các quốc gia tuy vẫn còn tồn tại nhưng mức độ khác biệt không lớn như ở các lĩnh vực khác thường thấy.
Cho đến nay, sau một thời gian hơn nửa thập kỷ thực hiện Công ước thì một số nội dung, một số điều khoản của Công ước Chicago năm 1944 đã có sự thay đổi nhất định nhằm cập nhật, điều chỉnh một cách có hiệu quả hơn khi điều kiện kỹ thuật, công nghệ và kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể so với thời điểm thiết lập Công ước.
Bởi công ước Chicago bao quát một lĩnh vực rộng lớn trong hoạt động hàng không mà người ta cho rằng đây là một hiến chương của ngành hàng không dân dụng quốc tế.
Các nội dung quan trọng của Công ước Chicago năm 1944 có liên quan đến hoạt động động, hợp đồng thuê khai thác tàu bay có thể tóm tắt ở một số điểm chính sau đây :
- Đăng ký tàu bay, quốc tịch tàu bay. Theo Công ước Chicago năm 1944, việc đăng ký quốc tịch của tàu bay phải đảm bảo các điều kiện sau:
o Một tàu bay không thể được đăng ký tại hai hoặc nhiều quốc gia, nhưng đăng ký của tàu bay có thể đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác.
o Việc đăng ký hoặc chuyển đăng ký của tàu bay tại bất kỳ quốc gia thành viên nào phải được thực hiện theo pháp luật và các qui định hiện hành của quốc gia thành viên đó.
o Quốc gia đăng ký tàu bay phải cam kết tuân thủ và có nghĩa vụ theo Công ước như : Duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch của mình phù hợp với các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay mà quốc gia này chấp nhận hoặc các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO qui định; Giao việc điều khiển tàu bay cho các thành viên tổ bay được đào tạo chuyên môn phù hợp với bằng cấp tương ứng; Bảo đảm việc tàu bay mang quốc tịch của mình cũng như tổ bay, hành khách, hàng hoá và bưu kiện chuyên chở trên tàu bay đó tuân thủ các qui định của nước ngoài về việc bay vào, bay ra, đậu lại ở trong lãnh thổ của quốc gia nước ngoài đó; Quốc gia đăng ký bảo đảm không sử dụng tàu bay vào các hoạt động trái với mục tiêu của Công ước.
- Về khai thác tàu bay:
Các qui định về khai thác tàu bay trong Công ước Chicago năm 1944 không nhiều mà chỉ có một số qui định mang tính chất nguyên tắc mà thôi. Theo các qui định này thì các tàu bay thực hiện giao thương hàng không quốc tế hoặc liên quan tới việc khai thác và hoạt động của tàu bay trong lãnh thổ của quốc gia thành viên bất kỳ phải tuân thủ pháp luật và các quy tắc của quốc gia thành viên liên quan trong việc bay vào, bay ra hoặc khi đậu lại trong lãnh thổ của quốc gia thành viên đó.
Mỗi quốc gia thành viên cam kết đưa ra các biện pháp bảo đảm rằng mọi tàu bay bay qua hoặc hoạt động trong lãnh thổ của mình và mọi tàu bay
các quy tắc và qui định liên quan đến việc bay và hoạt động của tàu bay ở nơi mà quy tắc và qui định này có hiệu lực. Mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết khởi tố tất cả những người vi phạm các qui định hiện hành.
- Các điều kiện về tàu bay: Các qui định về tàu bay của Công ước gồm mấy nội dung sau đây (trừ các nội dung về quốc tịch, đăng ký vừa nêu ở phần trên):
o Tài liệu mang theo tàu bay : Các tàu bay thực hiện giao thương quốc tế phải mang theo các tài liệu được qui định tại Công ước.
o Chứng chỉ đăng ký tàu bay. Mọi tàu bay thực hiện giao thương quốc tế phải có chứng chỉ đăng ký tàu bay được quốc gia nơi đăng ký tàu bay cấp hoặc làm cho có giá trị hiệu lực.
o Chứng chỉ đủ điều kiện bay. Mọi tàu bay thực hiện giao thương quốc tế phải có chứng chỉ đủ điều kiện bay được quốc gia nơi đăng ký tàu bay cấp hoặc làm cho có giá trị hiệu lực.
o Bằng cấp của các nhân viên tổ bay. Phi công và các thành viên khác trong tổ bay của mỗi tàu bay thực hiện giao thương hàng không quốc tế phải có chứng chỉ về khả năng và văn bằng của quốc gia nơi đăng ký tàu bay cấp hoặc làm cho có giá trị hiệu lực.
o Nhật ký bay. Mọi tàu bay thực hiện giao thương quốc tế phải có nhật ký bay ghi chép các chi tiết về tàu bay, tổ bay và hành trình của nó.
o Giấy phép của thiết bị vô tuyến. Tàu bay của mỗi quốc gia thành viên Công ước khi hoạt động trong hoặc trên lãnh thổ của quốc gia kết ước bất kỳ phải có thiết bị vô tuyến được phép lắp đặt và khai thác được nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi đăng ký tàu bay cấp. Việc sử dụng các thiết bị vô tuyến này phải phù hợp với qui định của quốc gia mà tàu bay bay qua. Chỉ có các thành viên tổ lái được nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi đăng ký tàu bay cấp giấy phép đặc biệt mới được sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến.
Mặc dù công ước Chicago năm 1944 có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động hàng không dân dụng quốc tế, tuy nhiên nội dung của Công ước chủ yếu liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các quốc gia thành viên Công ước là chủ yếu. Các nội dung này thường là trách nhiệm của các nhà chức trách hàng không của quốc gia thành viên tương ứng.
Công ước Chicago 1944 cũng có qui định giải quyết vấn đề chuyển giao một số hoặc toàn bộ chức năng và nghĩa vụ kiểm soát tàu bay với tư cách là quốc gia đăng ký tàu bay cho quốc gia mà người khai thác tàu bay có nơi kinh doanh chủ yếu hoặc nơi cư trú thông qua hình thức thoả thuận giữa các quốc gia liên quan. Trong trường hợp này, quốc gia đăng ký được giải phóng khỏi các trách nhiệm về chức năng, nghĩa vụ của mình đã được chuyển giao cho quốc gia hữu quan khác (nội dung này được thể hiện ở điều 83 bis của Công ước Chicago năm 1944. Đây là một điều khoản được sửa đổi, bổ sung vào điều 83 của Công ước. Khi nói về việc chuyển giao nghĩa vụ của quốc gia đăng ký tàu bay sang cho quốc gia người khai thác tàu bay đối với tàu bay thuê khai thác người ta luôn nhắc đến điều khoản này).
Các qui định, điều khoản cụ thể có liên quan đến hoạt động thuê khai thác tàu bay chỉ là các qui định gián tiếp đối với các bên trong hợp đồng thuê khai thác. Các qui định, điều khoản liên quan một cách gián tiếp tới hoạt động, hợp đồng thuê khai thác tàu bay chủ yếu ở các nội dung như đã nói trên. Còn lại một phần lớn các qui định, điều khoản của Công ước Chicago 1944 là để điều chỉnh về việc thiết lập, tổ chức và hoạt động của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (the International Civil Aviation Organization - ICAO). Các nội dung này không liên quan đến nội dung của Đề tài này nên người viết không đề cập ở đây.
Hoạt động thương mại trong lĩnh vực hàng không dân dụng quốc tế ngày càng mở rộng và thực tiễn khai thác tàu bay thuê ngày càng trở nên phổ biến. Xét về tính chất và giá trị thì tàu bay là loại tài sản ở hầu hết các quốc gia trên thế giới coi là động sản, loại tài sản này có giá trị kinh tế rất cao. Thông thường, với loại tài sản có giá trị cao và tính chất đặc thù trong khai thác, sử dụng thì trong quan hệ dân sự loại tài sản này thường có những quy chế sử dụng, chiếm hữu, chuyển nhượng mang tính chất riêng biệt để đảm bảo cho lợi ích của các bên liên quan và các lợi ích chung của xã hội.
Xét ở khía cạnh hoạt động hàng không dân dụng, tàu bay là phương