Các văn bản pháp luật do Quốc hội Việt Nam thông qua

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam Luận văn ThS (Trang 91)

Trong những năm gần đây Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng để xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống các văn bản luật. Do việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật cần phải có thời gian và sự tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp của rất nhiều các ngành, lĩnh vực khác nhau trong xã hội cho nên việc xây dựng, ban hành phải được cơ quan lập pháp tiến hành trong một thời gian dài và là hoạt động thường xuyên của cơ quan lập pháp. Trong những năm vừa qua, công tác xây dựng và ban hành luật đã được thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành là khá lớn. Nhưng do nước ta mới tiến hành việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia cách đây chưa lâu, cho nên vẫn còn một số lượng rất lớn các văn bản pháp luật còn phải tiếp tục được ban hành, đảm bảo cho tất cả các khu vực hoạt động của xã hội phải được điều chỉnh bằng hệ thống các quy phạm pháp luật tương ứng. Nếu so với các quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, có chất lượng cao thì hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn chưa đầy đủ, đồng bộ và tính thống nhất, hoàn chỉnh còn nhiều hạn chế, hiện nay vẫn còn nhiều khu vực của quan hệ xã hội chưa có các hệ thống luật tương ứng điều chỉnh, đặc biệt là các ngành kinh tế có tính chất đặc thù. Tuy nhiên các bộ luật, đạo luật hoặc các văn bản pháp luật có vị trí và ý nghĩa quan trọng về cơ bản đã được ban hành trong thời gian gần đây.  Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quan trọng và có hiệu lực cao nhất trong số các văn bản quy phạm pháp luật trong hầu hết các quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam Hiến pháp cũng giữ vai trò và vị trí như vậy trong hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta.

Nội dung của Hiến pháp qui định các nguyên tắc về tổ chức chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá .v.v. Các qui định, điều khoản của Hiến

pháp liên quan tới hoạt động hàng không chủ yếu là các nội dung liên quan đến chế độ vùng trời và quyền tài phán quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, do tính chất và vị trí của Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất, nền tảng nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia, cho nên các qui định, điều khoản cụ thể có liên quan về các lĩnh vực nói chung và về lĩnh vực hàng không nói riêng cũng chỉ mang tính chất nguyên tắc chứ không phải là những qui định có tính chất chi tiết, cụ thể.

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

Luật hàng không dân dụng Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007. Luật này thay thế Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1995.

Luật HKDDVN được coi là một công cụ pháp lý rất quan trọng để điều chỉnh các hoạt động hàng không dân dụng được qui định trong bộ Luật này. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 của Luật HKDDVN thì Phạm vi áp dụng được xác định là: "Luật này qui định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các qui định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng".

Luật HKDDVN đã quán triệt đường lối, chính sách của Đảng về phát triển ngành hàng không dân dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập của ngành hàng không dân dụng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luật HKDDVN đã có nhiều bổ sung mới phù hợp với thực tiễn của ngành hàng không trong thời kỳ hội nhập kinh tế như các qui định về thuê, cho thuê tàu

tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ bảo đảm bảo hoạt động bay .v.v. Việc đăng ký các quyền theo hợp đồng thuê tài chính tàu bay cũng đã được bổ sung theo hướng chuyển hóa qui định của Công ước Geneva 1948 vào pháp luật hàng không dân dụng Việt Nam ( điều 28 Luật HKDDVN về các quyền đối với tầu bay dân dụng). Việc bắt giữ tầu bay được qui định cụ thể và rõ ràng trong đó có trường hợp bắt giữ tàu bay do yêu cầu bằng văn bản của chủ nợ trong các hợp đồng thuê tài chính tàu bay (điều 44 Luật HKDDVN) .v.v.

Luật HKDDVN đã ghi nhận một cách tương đối đầy đủ về hoạt động thuê và cho thuê tàu bay nói chung và thuê khai thác tàu bay nói riêng (Mục 5). Cụ thể như: Hình thức thuê và cho thuê tàu bay (điều 35); Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay (điều 36); Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay (điều 37); Yêu cầu đối với thuê tàu bay (điều 38); Chấp thuận thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (điều 39); Chuyển giao nghĩa vụ giữa quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay và quốc gia của người khai thác tàu bay (điều 40).

Tuy nhiên, các qui định của Luật HKDDVN vẫn còn mang tính khái quát, chưa có các qui định cụ thể đối với chế định thuê tàu bay nói chung và thuê khai thác tàu bay nói riêng.

Bộ luật Dân sự Việt Nam

Bộ luật Dân sự của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự là một bộ luật giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến các quan hệ dân sự, hợp đồng, sở hữu, đến các quyền tài sản và các yếu tố khác có liên quan đến các nội dung quan trọng này.

Nội dung của Bộ luật Dân sự bao gồm các qui định điều chỉnh về rất nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đây cũng là một bộ luật lớn, do đó, có nhiều qui định chỉ mang tính chất nguyên tắc trong việc điều chỉnh các

quan hệ dân sự. Số qui định, điều khoản còn lại là các quy phạm thực chất qui định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Trong đó có nhiều qui định liên quan đến giao dịch thuê khai thác tàu bay cũng như tới các hợp đồng thuê khai thác tàu bay như: Những qui định chung về pháp nhân; Giao dịch dân sự; Tài sản và quyền sở hữu, các loại tài sản; Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; Hợp đồng thuê tài sản; Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Luật đấu thầu

Luật đấu thầu được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2006. Luật đấu thầu ra đời đã thay thế các văn bản về đấu thầu đã ban hành trước đó như Nghị định 88/1999/NĐ-CP, Nghị định 14/2000/NĐ-CP, Nghị định 66/2003/NĐ-CP.

Căn cứ vào các qui định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu thì hoạt động thuê khai thác tàu bay của các doanh nghiệp nhà nước (ví dụ như Tổng công ty Hàng không Việt Nam) thuộc phạm vi điều chỉnh, áp dụng của Luật đấu thầu. Việc áp dụng các quy trình, thủ tục theo qui định của Luật đấu thầu để lựa chọn Bên cho thuê khai thác tàu bay đã gây rất nhiều khó khăn, thủ tục phiền hà đối với hoạt động thuê tàu bay, đặc biệt là làm mất đi tính linh hoạt của các doanh nghiệp vận tải hàng không trong hoạt động thuê khai thác tàu bay.

Các bộ luật, luật về quản lý ngành và các lĩnh vực khác

Hệ thống các văn bản luật loại này cũng là nguồn không kém phần quan trọng của pháp luật hàng không nước ta. Hoạt động hàng không dân dụng cũng chịu sự điều chỉnh với mức độ khác nhau của các ngành luật hoặc các hệ thống văn bản pháp luật khác như: Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Hành chính, Bộ Luật hình sự .v.v.

Trong thời kỳ đầu những năm 90’ của thế kỷ trước, do chưa có đầy đủ các qui định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thuê khai thác tàu bay, nên hoạt động thuê khai thác tàu bay cũng như việc ký kết, thực hiện các hợp đồng thuê khai thác tàu bay thường được thực hiện trên cơ sở thực tiễn. Khi hoạt động thuê tàu bay đã trở nên thường xuyên, phổ biến thì các nhà chức trách hàng không đã ban hành các qui định về việc quản lý các hoạt động này nhằm đảm bảo an toàn khai thác và hiệu quả kinh tế của việc khai thác tàu bay thuê. Hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động, hợp đồng thuê khai thác tàu bay mặc dù không nhiều, nhưng do các qui định có liên quan nằm rải rác ở một số văn bản khác nhau, cho nên đôi khi có những cách hiểu, cắt nghĩa khác nhau, thậm chí các qui định không thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Những văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động thuê khai thác tàu bay và hợp đồng thuê khai thác tàu bay gồm cả các qui định về đấu thầu, các qui định về đầu tư, các qui định về thuế, các qui định về khai thác, các qui định về giao kết, thực hiện hợp đồng, những qui định về chuyển tiền, ngoại hối .v.v.

Ở Việt Nam, mọi hoạt động thuê tàu bay của các hãng hàng không với đối tác nước ngoài từ trước đến nay phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng thuê tàu bay. Các hợp đồng thuê tàu bay phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt thì mới có hiệu lực thi hành.

Khi hoạt động thuê khai thác tàu bay được xuất hiện và áp dụng nhiều thông qua các hợp đồng thuê khai thác tàu bay mà các doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện ngày càng trở nên phổ biến. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng không dân dụng đã ban hành một số qui định để phục vụ cho công tác quản lý các hoạt động này.

Sau đây là một số điểm chính trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhiều đến hoạt động, hợp đồng thuê khai thác tàu bay:

 Quyết định số 971/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng

Quy chế qui định về việc đăng ký đối với ba đối tượng đăng ký khác nhau. Cả ba đối tượng này đều có thể xảy ra đối với một hợp đồng thuê khai thác tàu bay. Cho nên tuỳ từng trường hợp mà chúng ta phải xem xét nội dung của hợp đồng có liên quan đến đối tượng đăng ký nào được qui định tại Quy chế này. Các đối tượng được đăng ký theo Quy chế là : đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng. Với từng đối tượng đã nêu, Quy chế qui định về: điều kiện đăng ký, thủ tục đăng ký đối với các đối tượng. Ngoài ra còn có các qui định về sổ đăng bạ tàu bay và sử lý vi phạm.

Qua thực tiễn thuê khai thác tàu bay, ngwoif viết thấy việc đăng ký tàu bay là phổ biến hơn cả. Kể từ khi có qui định các hợp đồng thuê tàu bay có thời hạn trên ba năm thì tàu bay phải được chuyển đăng ký về Việt Nam trong thời hạn một năm kể từ ngày ký kết hợp đồng thì các tàu bay thuê khô đã được chuyển về đăng ký tại Việt Nam gần như toàn bộ. Hiện nay, chỉ trừ 10 chiếc A320 thuê ban đầu từ Aero Star Leasing Limited là đang giữ đăng ký tại nước ngoài, còn lại các tàu bay thuê khô đều được đăng ký tại Việt Nam. Ngay cả đối với các hợp đồng thuê tàu bay không đủ thời gian 3 năm như qui định. Đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng ít gặp hơn. Còn đăng ký chuyển nhượng thì mới chỉ có hai trường hợp khi Aero Star Leasing Limited chuyển nhượng 04 tàu bay cho GATX và GATX chuyển sang cho GECAS.

dụng Việt Nam ban hành để thay thế các qui định liên quan đến việc thuê tàu bay, thuê tổ chức khai thác, bảo dưỡng tàu bay của Qui định ban hành kèm theo Quyết định số 1095/CAAV ngày 16 tháng 6 năm 1997

Nội dung của Qui định này có một số thay đổi xong không nhiều, các nội dung cơ bản như sau :

- Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam phải lập kế hoạch khai thác, phát triển đội tàu bay trình Cục hàng không dân dụng Việt Nam xem xét, phê duyệt. - Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam phải trình Cục hàng không dân dụng Việt Nam xem xét, phê duyệt từng hợp đồng thuê tàu bay, thuê tổ chức khai thác bảo dưỡng tàu bay.

- Hợp đồng thuê tàu bay chỉ có hiệu lực sau khi được Cục hàng không dân dụng Việt Nam phê duyệt.

- Tàu bay thuê không được quá 20 năm kể từ ngày xuất xưởng, hoặc đã bay quá 40.000 giờ hoặc đã được sử dụng không quá 2/3 tổng thọ mệnh qui định của nhà chế tạo về niên hạn, về giờ bay, về số lần hạ cất cánh.

- Ngoài ra còn một số qui định khác về thủ tục, hồ sơ xin phê duyệt hợp đồng và đưa tàu bay thuê vào khai thác.

 Thông tư số 92/CAAV ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Cục trưởng Cục

Hàng không dân dụng Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng

Nội dung của Thông tư này là chi tiết hoá và hướng dẫn một số điểm của Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng ban hành kèm theo Quyết định số 971/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy

chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng như đã nêu ở Quy chế này.

 Quyết định số 163/CAAV ngày 31 tháng 1 năm 1994 của Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy chế cấp, gia hạn và thừa nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay

Nội dung của Quy chế này điều chỉnh các hoạt động về cấp, gia hạn và thừa nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay. Các điều khoản cụ thể được áp dụng cho các hoạt động cụ thể : Thủ tục xin cấp chứng chỉ đủ điều kiện bay. Chứng chỉ đủ điều kiện bay. Gia hạn chứng chỉ đủ điều kiện bay. Công nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay.

 Qui định về quản lý hoạt động thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng tàu bay và các dịch vụ liên quan được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2001/QĐ/CHK ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam

Cho đến nay Qui định này là văn bản mới nhất đang được áp dụng chủ yếu trong hoạt động thuê khai thác tàu bay. Qui định này đã thay thế các văn bản: Quyết định số 1095/CAAV ngày 16 tháng 6 năm 1997 và Quyết định số 16/2000/QĐ/CHK ngày 16 tháng 6 năm 2000 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Dựa trên các điều khoản của Qui định, người viết có thể tóm tắt một số nội dung quan trọng được áp dụng theo Qui định này như sau:

- Qui định xác lập các nguyên tắc quan trọng áp dụng cho các hoạt động thuê

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam Luận văn ThS (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)