Vi phạm hợp đồng thuê khai thác tàu bay

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam Luận văn ThS (Trang 68)

Hệ thống pháp luật Việt Nam không có qui định cụ thể về các trường hợp vi phạm đối với hợp đồng thuê khai thác tàu bay nên việc qui định các trường hợp vi phạm hợp đồng chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, các thỏa thuận này không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không được trái đạo đức xã hội.

bay, thông thường các hành vi vi phạm hợp đồng thuê khai thác tàu bay là các hành vi sau đây:

- Vi phạm điều khoản về nghĩa vụ thanh toán: Khi Bên thuê tàu bay không thanh toán đủ và đúng hạn các khoản tiền thuê tàu bay, phí .v.v.;

- Vi phạm điều khoản về bảo hiểm: Khi Bên thuê tàu bay vi phạm không thực hiện và duy trì các loại bảo hiểm theo qui định của hợp đồng thuê khai thác và qui định của pháp luật hoặc Bên thuê sử dụng tàu bay tại nơi hoặc bởi người không có bảo hiểm;

- Vi phạm các thoả thuận về thế chấp, do thế chấp bị huỷ bỏ, các điều cấm .v.v. mà không sửa chữa các sai sót đó sau khi được Bên cho thuê thông báo; - Vi phạm điều khoản về giới thiệu và bảo đảm;

- Vi phạm do bị phá sản, mất khả năng thanh toán, thay đổi người sở hữu, hình thức sở hữu, thanh lý .v.v.;

- Vi phạm do Bên thuê tàu bay không còn là nhà khai thác vận tải hàng không hoặc không còn là người được nhượng quyền kinh doanh để khai thác như Bên thuê tàu bay làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thuê khai thác;

- Khoản nợ thực tế của của Bên thuê tàu bay đối với các thoả thuận khác quá một số tiền cụ thể do hai bên thoả thuận hoặc Bên thuê tàu bay không thanh toán được các khoản nợ đó;

- Vi phạm do bị trưng dụng: Khi bị nhà chức tránh kết án, tịch thu tài sản. - Bên thuê từ chối thực hiện hợp đồng;

- Lệnh hoãn trả nợ: Bất kỳ nhà chức trách nào theo hệ thống pháp lý nào mà Bên thuê căn cứ vào để tuyên bố lệnh hoãn trả nợ hay hạn chế đổi ngoại tệ làm ảnh hưởng, trì hoãn bất kỳ khoản tiền thuê nào theo loại tiền được qui định trong hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào;

- Sai phạm do không duy trì hay gia hạn các phê chuẩn của nhà chức trách liên quan tới chứng chỉ, bằng .v.v. Hậu qủa của việc này có thể là Bên thuê tàu bay có thể bị đình chỉ khai thác bay.

Việc vi phạm các qui định của hợp đồng thuê khai thác tàu bay có thể sẽ dẫn đến việc bên vi phạm bị áp dụng các biện pháp chế tài.

1.7.2 Chế tài

Do pháp luật Việt Nam không có qui định cụ thể về hợp đồng thuê khai thác tàu bay nên việc qui định các chế tài áp dụng trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay chủ yếu do các bên tự thỏa thuận theo thông lệ quốc tế.

Chế tài áp dụng đối với các vi phạm hợp đồng chủ yếu là các chế tài mang tính chất để bảo đảm quyền lợi của các Chủ nợ, Bên cho vay, Bên cho thuê tàu bay vì tàu bay là một loại tài sản đặc biệt, có gía trị lớn và hoạt động khai thác tàu bay chứa đựng rất nhiều rủi ro về an toàn, tài chính, hành chính .v.v. Các chế tài thường được qui định trong các hợp đồng thuê khai thác tàu bay khi Bên thuê tàu bay vi phạm hợp đồng là:

- Bên cho thuê có quyền lấy lại quyền chiếm hữu tàu bay bất kể tàu bay đang ở đâu;

- Quyền lấy lại động cơ bất kể nó được lắp ở đâu; - Quyền cầm giữ, cho thuê, bán tàu bay cho bất cứ ai;

- Quyền được bồi thường theo các qui định về bồi thường được qui định trong hợp đồng.

Để đảm bảo thực hiện đƣợc các biện pháp chế tài trên thì Bên cho thuê cần có các điều kiện sau:

- Uỷ quyền cho chủ sở hữu và Bên cho thuê có quyền lấy lại tàu bay, động cơ khi có vi phạm hợp đồng;

Giới hạn của các biện pháp chế tài:

- Tuân thủ các giới hạn của pháp luật đã đặt ra;

- Các chủ nợ phải thực hiện việc sửa chữa một cách hợp lý và thiện chí; - Đảm bảo cho các chủ nợ sửa chữa theo các thông lệ thương mại hợp lý; - Giới hạn trách nhiệm đã được nêu tại UCC và Công ước Unidroit; - Thoả thuận các mức giới hạn trách nhiệm.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam Luận văn ThS (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)