và rủi ro cũng nhƣ các ƣớc tính ban đầu về phạm vi của các thủ tục kiểm toán mà KTV sẽ áp dụng là hợp lý. KTV cũng có sẽ thể gặp rủi ro phát hiện trong lúc kiểm toán ở công ty mới kiểm toán lần đầu.
- Việc áp dụng các thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu là chƣa nhiều. Các thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh ngang để thấy biến động của các chỉ tiêu. Khi thực hiện thủ tục tính tỷ lệ giá vốn trên doanh thu, KTV chỉ tiến hành phân tích biến động giữa các tháng trong năm.
- Việc lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản, nhận dạng các quan hệ bất thƣờng chƣa đƣợc chú trọng. Vì thế doanh thu có thể bị hạch toán không chính xác.
- KTV chọn mẫu theo phƣơng pháp phi thống kê sẽ không định lƣợng đƣợc rủi ro chọn mẫu, các mẫu đƣợc KTV lựa chọn có giá trị lớn nên có thể doanh thu sẽ bị khai thiếu bởi những chứng từ có giá trị nhỏ, thay vào đó các kết luận đƣợc nêu ra chỉ dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV.
5.1.3. Nhận xét về việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán và Kiểm toán toán
5.1.3.1. Nhận xét chương trình kiểm toán thực tế so với chương trình kiểm toán mẫu
Công ty luôn chú trọng đến việc cập nhật các văn bản pháp luật mới vào quy trình kiểm toán và hƣớng dẫn cho nhân viên kiểm toán.
Qua quá trình tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của AISC đƣợc áp dụng thực tế tại công ty CP ABC, tác giả nhận thấy KTV đã tuân thủ đúng theo chƣơng trình kiểm toán mẫu từ lúc bắt đầu đến khi hoàn tất việc kiểm tra. Giống nhau từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến giai đoạn hoàn thành. Thực hiện đầy đủ các thử nghiệm nêu ra ở chƣơng trình kiểm toán mẫu để thu thập các bằng chứng đủ để đƣa ra ý kiến kiểm toán. Khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV so sánh số liệu kỳ này
với kỳ trƣớc, tìm ra những biến động bất thƣờng đều yêu cầu đƣợc giải trình từ ban quản lý của đơn vị đƣợc kiểm toán. Các thử nghiệm đƣợc đề ra đáp ứng tƣơng đối đầy đủ cơ sở dẫn liệu.
- Tuy nhiên cũng có một số vấn đề KTV chƣa thực hiện đầy đủ theo hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫu. Khác nhau:
- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
+ Khi tìm hiểu thông tin về khách hàng, do không đủ thời gian KTV chỉ dựa trên các thông tin phỏng vấn từ đơn vị, số liệu công ty cung cấp, …
+ Khi tìm hiểu sơ bộ về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV đã thực hiện chung với khoản mục nợ phải thu, vì hai khoản mục này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ KTV thực hiện phân tích sơ bộ các tỷ số tài chính để xác định vùng rủi ro để đƣa ra hƣớng kiểm toán, đánh giá giả thuyết khả năng hoạt động liên tục của đơn vị đƣợc kiểm toán thay vì thực hiện việc phân tích sơ bộ BCTC.
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán
+ Khi thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để có thêm các bằng chứng chứng minh hệ thống KSNB của đơn vị có hữu hiệu hay không, KTV đã thực hiện cùng lúc với thử nghiệm cơ bản (thử nghiệm đôi) để tiết kiệm về thời gian và chi phí mà không thực hiện tách biệt.
+ Khi thực hiện các thủ tục phân tích để có cái nhìn tổng quan về khoản mục, ngoài việc sử dụng các thủ tục đƣợc đƣa ra trong chƣơng trình kiểm toán mẫu của công ty KTV cũng đƣa ra thêm hoặc loại bỏ các thủ tục không cần thiết để tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán.
+ KTV đã thực hiện các thử nghiệm cơ bản có sự đối chiếu chứng từ với những khoản mục có liên quan với nhau. Tùy thuộc vào các bằng chứng thu thập có đáp ứng đầy đủ mục tiêu kiểm toán hay chƣa, KTV sẽ linh hoạt thay đổi các thử nghiệm chi tiết để có đủ bằng chứng đƣa ra kết luận cho cuộc kiểm toán.
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong quy trình kiểm toán thực tế của công ty, việc sắp xếp các bằng chứng và đánh dấu các ký hiệu cho các bằng chứng đƣợc thực hiện theo cách riêng của mỗi KTV để có thể dễ hiểu và ngắn gọn, không giống nhƣ cách hƣớng dẫn của hồ sơ kiểm toán mẫu.
5.1.3.2. Nhận xét quy trình kiểm toán thực tế của công ty với lý thuyết đã học.
- Giống nhau:
Trƣớc khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập đƣợc những thông tin (hiểu biết) cần thiết về tình hình kinh doanh để thực hiện công việc kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán lần thứ hai cho cùng một đơn vị, kiểm toán viên cập nhật và đánh giá lại những thông tin đã thu thập trƣớc đây dựa trên nguyên tắc thận trọng.
Các hợp đồng kiểm toán đều đƣợc công ty ký trƣớc khi thực hiện cuộc kiểm toán và luôn đƣợc Tổng Giám đốc ký duyệt, đóng dấu theo qui định hiện hành lƣu thành nhiều bộ (4 bộ). Sau khi hoàn thành công việc theo thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán và công ty khách hàng đều có làm thủ tục thanh lý hợp đồng và lập “Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán”. Khi trở thành KTV đƣơng nhiệm của khách hàng, KTV đều tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, xây dựng chƣơng trình kiểm toán dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng. Việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ khách hàng đƣợc thực hiện theo các phƣơng pháp: phỏng vấn, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính và thu thập và nghiên cứu tài liệu của đơn vị.
Kiểm toán viên đã thu thập và lƣu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình. Hồ sơ kiểm toán đƣợc sắp xếp, lƣu giữ một cách thuận lợi, khoa học theo một trật tự dễ tìm, dễ lấy và đƣợc lƣu giữ tại nơi lƣu giữ hồ sơ của công ty. Sau khi kết thúc công việc kiểm toán, KTV chính đều soát xét lại giấy tờ làm việc của các KTV và Trợ lý KTV. Việc lƣu trữ hồ sơ đƣợc công ty lƣu trữ theo đúng thứ tự các phần hành và bảo quản hồ sơ theo từng khách hàng.
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có xem xét các sai phạm do gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo tài chính hay không khi xét thấy có dấu hiệu về gian lận hoặc sai sót hay khi lập kế hoạch và thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện thủ tục kiểm toán.
Việc xác lập mức trọng yếu đƣợc thực hiện bởi các KTV nhiều kinh nghiệm, tùy thuộc vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV mà lựa chọn các chỉ tiêu xác lập mức trọng yếu và % tỷ lệ nhất định. KTV xác lập mức trọng yếu tổng thể sau đó phân bổ cho từng khoản mục, mức trọng yếu đƣợc kiểm toán viên xem xét trong suốt quá trình kiểm toán, nếu tình hình tài
chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọng yếu sẽ đƣợc KTV thay đổi.
KTV và công ty kiểm toán xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên cơ sở hiểu biết về đơn vị. Kiểm toán viên xem xét cụ thể từng thủ tục kiểm soát nội bộ đang áp dụng và sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán. Sau đó xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận đƣợc dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Kiểm toán viên đã sử dụng các phƣơng pháp: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán. Sử dụng bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho việc đƣa ra ý kiến kiểm toán. Các bằng chứng KTV thu thập lại đều đƣợc lƣu trong hồ sơ kiểm toán một cách riêng biệt tùy thuộc vào khách hàng mới hay khách hàng cũ.
Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi thống kê để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.
Kiểm toán viên đọc biên bản họp hội đồng quản trị để thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị đƣợc kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính. KTV có xem xét và đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giải trình của Ban Giám đốc trong quá trình kiểm toán, đồng thời lƣu vào hồ sơ những giải trình của Ban Giám đốc đơn vị để làm bằng chứng kiểm toán và các giải trình của Ban Giám đốc.
- Khác nhau:
+ Theo lý thuyết đã học, việc yêu cầu đơn vị điều chỉnh khi phát hiện sai sót trọng yếu vƣợt mức cho phép, tuy nhiên khi thực hiện, nếu phát hiện sai sót đó có thể không vƣợt ngƣỡng sai sót vẫn có thể yêu cầu đơn vị điều chỉnh tùy theo xét đoán nghề nghiệp của KTV.
+ KTV và công ty kiểm toán đã thiết kế sẵn phƣơng pháp chọn mẫu kiểm toán trong chƣơng trình kiểm toán của công ty chứ không sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để quyết định sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thống kê hay phi thống kê.
+ Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về hoạt động hiệu quả của các thủ tục kiểm soát không thực hiện riêng lẻ nhƣ lý thuyết
đã học, hầu hết các thử nghiệm kiểm soát đƣợc thực hiện chung với thử nghiệm cơ bản để tiết kiệm thời gian và chi phí.
+ So với lý thuyết đã học, khi thực hiện kiểm toán, các ký hiệu tham chiếu đƣợc sử dụng theo quy định của hồ sơ kiểm toán mẫu, tuy nhiên khi thực hiện các KTV đánh ký hiệu theo cách riêng của mình.