CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM (AISC)
Kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần trong kiểm toán BCTC nên tác giả chỉ đề cập lại những phần quan trọng.
3.7.1. Giai đoạn chuẩn bị
a) Tìm hiểu về hệ thống KSNB, thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kiểm soát cho khoản mục này gồm các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng nhƣ: Nhận đơn đặt hàng, xem xét phƣơng thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn, cách ghi chép doanh thu cho đến khi đƣợc khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ.
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ cho khoản mục doanh thu thì KTV thƣờng sử dụng phƣơng pháp trần thuật hoặc sơ đồ để mô tả sau đó KTV thực hiện thử nghiệm walk - through để kiểm tra xem trên thực tế, kiểm soát nội bộ có vận hành đúng nhƣ mô tả của đơn vị hay không.
b) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sẽ đƣa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát.
+ Rủi ro tiềm tàng (IR) + Rủi ro kiểm soát (CR) + Rủi ro phát hiện (DR)
- Rủi ro kiểm toán xác định theo công thức sau: AR = IR x CR x DR
c) Thực hiện xác lập mức trọng yếu.
Công việc xác lập mức trọng yếu đƣợc thực hiện bởi KTV nhiều kinh nghiệm. Việc lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu là tùy thuộc vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV. Tùy từng mỗi loại hình DN cụ thể KTV sẽ xác lập mức trọng yếu khác nhau dựa vào đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng.
Bảng 3.3. Bảng xác lập mức trọng yếu
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí sử dụng để ƣớc tính mức trọng yếu.
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu.
Giá trị tiêu chí đƣợc lựa chọn (a) Tỷ lệ sử dụng để ƣớc tính mức trọng yếu.
Lợi nhuận trƣớc thuế 5% - 10%. (b) Doanh thu 0,5% - 3%. Tổng tài sản và vốn 2%. Mức trọng yếu tổng thể. (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện. (d) = (c)*(50% - 70%) Ngƣỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua. (c)= (d)*4% (tối đa)
Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì đó sẽ là cơ sở để các KTV đƣa ra những kết luận và nhận xét xem các khoản mục đó có bị sai phạm nghiêm trọng hay không?
TE = 50 % PM và không lớn hơn 10% số dƣ của khoản mục.
3.7.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. + Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng
o Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách số lƣợng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ kí, ...
o Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ xét duyệt bán chịu hay không.
o Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bản giá tại mọi thời điểm.
o Sau khi xem xét về tính chính xác, kiểm toán viên sẽ lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán kế toán.
+ Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn có liên quan.
- Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV sẽ đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu có liên quan. Kiểm toán viên nhận diện những điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm các thử nghiệm.
- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản: Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp và xét đoán nghề nghiệp mà các thử nghiệm cơ bản sẽ đƣợc kiểm toán viên áp dụng sẽ đƣợc linh hoạt thay đổi.
Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Thủ tục phân tích:
o So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trƣớc, thu thập những giải trình cho những biến động bất thƣờng.
o Phân tích sự biến động tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trƣớc, thu thập những giải trình cho những biến động bất thƣờng.
+ Thử nghiệm chi tiết:
o Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm, đối chiếu với Sổ cái.
o Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng, hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác nhƣ: Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu, … về số lƣợng, giá trị và giải thích chênh lệch lớn (nếu có).
o Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai thuế GTGT (VAT) trong năm.
o Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Đối với doanh thu bằng ngoại tệ, cần kiểm tra tính hợp lý của các tỷ giá để quy đổi.
o Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng nhƣ luật thuế.
o Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
o Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hƣởng đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm.
o Kiểm tra tính trình bày doanh thu trên BCTC.
+ Thủ tục phân tích
So sánh doanh thu hoạt động tài chính năm nay với năm trƣớc, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn.
+Thử nghiệm chi tiết:
o Thu thập bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính trong năm, đối chiếu với Sổ Cái.
o Đối với các khoản mục doanh thu đã đƣợc kiểm tra: Tham chiếu đến các phần hành kiểm toán đã thực hiện (tiền, đầu tƣ tài chính).
o Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm: Chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra lại cách tính toán.
o Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá chƣa thực hiện: Tham chiếu đến các phần hành liên quan (công nợ phải thu, phải trả, vay…), so sánh với số liệu đã ghi nhận trên sổ và giải thích các chênh lệch, nếu có.
o Kiểm tra chọn mẫu tới chứng từ gốc đối với các giao dịch doanh thu hoạt động tài chính khác.
o Kiểm tra việc trình bày về doanh thu tài chính trên BCTC.
Đối với thu nhập khác
+ Thủ tục phân tích: So sánh các khoản thu nhập khác năm nay với năm trƣớc, đánh giá tính hợp lý của những biến động lớn.
+ Thử nghiệm chi tiết:
o Lập bảng tổng hợp các khoản thu nhập khác trong năm, đối chiếu với Sổ Cái.
o Đối với thu nhập từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ: Kiểm tra chi tiết các chứng từ liên quan và tính đúng đắn của các bút toán điều chỉnh liên quan đến nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, thu nhập và chi phí thanh lý. Tham chiếu đến phần hành TSCĐ.
o Kiểm tra chi tiết chứng từ của các khoản thu nhập khác lớn, mang tính bất thƣờng và đánh giá tính hợp lý của việc tính toán và phân loại.
+ Kiểm tra việc trình bày về thu nhập khác trên BCTC.
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra và xử lý số liệu nếu phát hiện các vấn đề bất thƣờng kiểm toán viên phải yêu cầu đơn vị giải trình. Sau đó sẽ tổng hợp những lỗi đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, cùng một số vấn đề mà đơn vị đã xử lý không đúng với quy định hiện hành.