Công việc chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thiết trong cuộc kiểm toán, nó có ảnh hƣởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu đƣợc tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho KTV tiến hành các giai đoạn sau có kết quả tốt, giúp cho KTV thu thập đƣợc những thông tin cần thiết về đơn vị, xác định đƣợc những trọng tâm cần tập trung kiểm toán, KTV có thể hạn chế những sai sót, trách nhiệm pháp lý và giữ đƣợc uy tính nghề nghiệp với khách hàng.
Đây là công việc đầu tiên cho một cuộc kiểm toán, việc có và giữ đƣợc khách hàng tuy có nhiều khó khăn nhƣng công ty cần phải thận trọng khi tiếp nhận khách hàng. Có nhiều cách để tiếp cận khách hàng: qua thƣ mời, điện thoại, fax hay gặp gỡ làm việc trực tiếp giữa khách hàng và đại diện công ty.
3.6.1.2 Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
Kiểm toán viên sẽ thu thập đầy đủ thông tin theo mẫu khảo sát chung của công ty AISC.
Đối với khách hàng mới, sau khi nhận đƣợc thƣ mời kiểm toán từ khách hàng, KTV đƣợc phân công sẽ tiến hành tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu, thu thập những thông tin cần thiết nhƣ: Cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động kinh doanh, tình trạng tài chính, ... Nếu khách hàng có kiểm toán viên tiền nhiệm thì công ty sẽ phân công cho KTV tìm hiểu trao đổi với KTV tiền nhiệm của KH về lý do khiến họ không thể tiếp tục công việc kiểm toán.
Đối với khách hàng cũ, thƣờng thì công ty sẽ liên hệ với KH trƣớc để đề nghị KH ký hợp đồng cho năm hiện hành, công ty có thể phân công cho KTV cập nhật thông tin nhằm đánh giá lại khách hàng, đặc biệt chú ý đến các thông tin mới liên quan đến các bên hữu quan, vấn đề kiện tụng, những tranh chấp pháp lý, mối quan hệ nội bộ giữa các nhân viên để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không, hay có cần phải thay đổi nội dung trong hợp đồng kiểm toán hay không, ...
Nếu sau khi làm việc với khách hàng kiểm toán xét thấy có nhiều vấn đề trọng yếu, KTV có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng và phải nêu rõ lý do.
3.6.1.3 Ký hợp đồng
Dựa vào kết quả tìm hiểu, Ban Giám đốc sẽ đề nghị mức phí kiểm toán, sau đó phòng kiểm toán doanh nghiệp sẽ soạn thảo “Thƣ hẹn kiểm toán”, trình Tổng Giám đốc ký duyệt. Thƣ hẹn kiểm toán sau khi đƣợc duyệt sẽ đƣợc chuyển sang phòng kiểm toán doanh nghiệp để gửi cho khách hàng và đƣợc lập làm 4 bộ: hai bộ gửi cho khách hàng, một bộ do phòng kiểm toán doanh nghiệp lƣu và một bộ do phòng kế toán lƣu. Nếu khách hàng chƣa đồng ý, hai bên cùng thƣơng lƣợng giá phí kiểm toán và chất lƣợng dịch vụ mang lại nhằm đi đến thoả thuận chung tạo cơ sở cho việc ký hợp đồng kiểm toán.
3.6.1.4. Phân công nhóm kiểm toán
Trƣởng hoặc Phó phòng sẽ phân công nhóm kiểm toán tùy thuộc vào quy
mô và mức độ phức tạp của hợp đồng kiểm toán. Nhóm kiểm toán gồm có: + Kiểm toán viên chính (nhóm trƣởng);
+ Kiểm toán viên; + Trợ lý KTV.
3.6.1.5. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Kiểm toán viên thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV phát hiện những biến động bất thƣờng từ đó dự đoán về những khu vực có rủi ro cao. Ngoài ra KTV còn xem xét thêm giả định hoạt động liên tục của đơn vị có thể bị vi phạm hay không?
3.6.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán do nhóm trƣởng lập, phân công rõ công việc, thời gian và thời điểm thực hiện công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Trƣởng nhóm với sự hỗ trợ của các thành viên, nghiên cứu các thông tin thu thập đƣợc từ khách hàng sẽ tiến hành lập kế hoạch kế hoạch kiểm toán thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng nhằm xác định mức trọng yếu và đánh giá ban đầu rủi ro kiểm toán của từng khoản mục trên BCTC. Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dƣ tài khoản và sai sót tiềm tàng để xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán cho từng khoản mục: Xác định phƣơng pháp kiểm toán, các thủ tục kiểm tra chi tiết, các thử nghiệm cơ bản sau đó soạn chƣơng trình kiểm toán.