7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Phát triển về chất lượng dự án PPP
Các dự án PPP trong thời gian thực hiện theo chủ trương thí điểm nên chủ yếu là phát triển về mặt số lượng, chất lượng các dự án chưa cao. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) những công trình cơ sở hạ tầng thực hiện theo loại hình PPP ở một số quốc gia Châu Á như sau:
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu 2011 của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Thứ tự xếp hạng chất lượng hạ tầng: 1 là tốt nhất, 142 là kém nhất).
Hình 1.2. Chất lượng hạ tầng dự án PPP các quốc gia Châu Á (2011)
Qua quá trình triển khai thí điểm loại hình PPP cho đến nay vẫn chưa có một báo cáo, một cơ chế cụ thể hay một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào được chỉ định đánh giá, tổng kết đầy đủ về tình hình thực hiện các dự án
đầu tư theo hình thức này. Việc thu thập số liệu, tổng kết, đánh giá diễn ra manh múm, nhỏ lẻ, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận, phân loại số liệu và tài liệu, chưa phản ánh đầy đủ và đúng mức thực tế loại hình dự án này. Trong
năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thanh kiểm tra và tổng hợp số
liệu từ các địa phương và các bộ ngành về vấn đề này.
Qua đó có thể thấy để tăng cường chất lượng các dự án PPP, cần phải thiết lập quy định đối với từng loại dự án trên cơ sở tiêu chuẩn pháp luật quy
định và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Những rào cản trong việc phát triển chất lượng dự án PPP hiện nay là: - Chưa xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ khả năng, trình độ để
quản lý các dự án PPP.
- Chưa có bộ chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khoa học để thẩm định các dự án PPP.
- Sự thiếu nhất quán về chính sách của Chính phủ đối với đầu tư tư
nhân, kỳ vọng không thực tế vào hiệu quả mà khu vực này mang lại.
- Cách thức tiến hành PPP của Việt Nam không theo chuẩn mực và tập quán quốc tế, không dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh, không công khai và minh bạch nên không thu hút được các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là các nhà
đầu tư tư nhân quốc tế.