CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN PPP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển loại hình công tư kết hợp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN PPP

1.3.1. Về chính trị

Nhà nước cam kết mạnh mẽ, vững chắc về thể chế chính trị tạo niềm tin cho đối tác tư nhân trong việc thực hiện các dự án theo loại hình công tư

kết hợp.

Thể chế chính trị ổn định tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân yên tâm trong việc tham gia cùng Nhà nước trong các dự án công tư hợp tác.

1.3.2. Về thể chế

Nhà nước xây dựng một luật hay quy định thống nhất để quản lý các dự

án PPP là yêu cầu tiên quyết để từđó hình thành nên các cơ quan quản lý PPP nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư theo loại hình công tư.

Hơn nữa, xây dựng một luật quản lý PPP thống nhất sẽ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân, tạo cho họ một khuôn khổ pháp lý để họ biết

được phạm vi và quyền hạn của mình, giảm thiểu những rủi ro do quy định pháp lý để tư đó khuyết khích sự tham gia của đầu tư tư nhân góp phần thúc

đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng.

1.3.3. Về kinh tế

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tài chính lâu dài trong suốt

đời sống của dự án, bằng các chính sách cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Nhà nước quy hoạch các lĩnh vực khuyến khích loại hình PPP không để

xãy ra tình trạng cạnh tranh, gây khó khăn cho nhà đầu tư tư nhân.

Nhà nước đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận các dự án PPP nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia ngày càng nhiều.

1.3.4. Về xã hội

Nhà nước cần tham vấn các bên liên quan khi thực hiện dự án theo loại hình PPP là cần thiết vì: Thứ nhất, khi không có sự tham gia trao đổi, thảo luận để tạo nên sự đồng thuận có thể dẫn đến những xung đột lợi ích, mâu thuẩn và làm cản trở tiến độ thực hiện dự án. Thứ hai, sự tham gia rộng rãi của các bên, một khi đã đạt được sự thống nhất, sẽ làm cho mối quan hệ công tư hợp tác trở nên bền vững, những khó khăn và rủi ro khác phát sinh trong quá trình thực hiện dự án dễ dàng được xử lý.

Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến thông tin tạo tâm lý xã hội tốt đối với các dựa án PPP tạo sự ủng hộ và hiểu biết rộng rãi của công chúng, tăng mức độ tin cậy của các đối tác tham gia dự án.

1.4. KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH PPP TRÊN THẾ GIỚI HÌNH PPP TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1. Hàn Quốc

Hàn Quốc thực hiện chương trình PPP vào những năm 90 với hơn 100 dự án được đề xuất. Tuy nhiên chương trình này không thành công hoàn toàn, gần một nữa dự án này được thực hiện. Nguyên nhân không thành công là không đủ động cơ thu hút tư nhân, các thủ tục đấu thầu không rõ ràng, thiếu sự minh bạch, không nhất quán với các tiêu chuẩn chung của thế giới và cơ

chế phân bổ rủi ro chưa phù hợp.

Để khắc phục chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật PPL 12/1998 nhằm cải thiện hình thức PPP, cách thức xử lý các dự án đơn lẻ, quy định bắt buộc nghiên cứu khả thi và giá trị của các dự án PPP tiềm năng, xây dựng hồ

sơ mời thầu, chọn công ty được nhượng quyền, lập hệ thống hỗ trợ xử lý rủi ro và thành lập Trung tâm xúc tiến và pháp triển dự án PPP cơ sở hạ tầng Hàn Quốc (Private Infrastructure Investment Centre of Hàn Quốc, PICKO). Khi luật này được áp dụng đã khơi thông dòng vốn và thu hút đầu tư nước ngoài

cho nhiều dự án. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc còn miễn giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục đấu thầu, đảm bảo doanh thu tối thiểu 90% nên tư nhân hầu như không có rủi ro doanh thu. Nhờ đó mà các dự án PPP phát triển hạ tầng tăng lên đáng kể.

1.4.2. Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chủ trương đầu tư phát triển hệ thống đường bộ

nên cần rất nhiều vốn để thực hiện. Một loại hình quan trọng trong tìm nguồn vốn là loại hình PPP. Theo nghiên cứu của Qiao và các cộng sự (2001) thì các dự án PPP thành công tại Trung Quốc do các yếu tố như: Dự án phù hợp; Kinh tế - chính trị ổn định; Mức thuế phù hợp; Phân bổ rủi ro hợp lý; Lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp; Kiểm soát và quản lý các dự án một cách chặt chẽ và chuyển nhượng công nghệ mới.

Nhiều dự án đường bộ theo loại hình PPP tại Trung Quốc được tài trợ

từ các khoản vay và trái phiếu quốc tế nên có thể chịu nhiều rủi ro. Điều đó làm tăng mức phí cao hơn so với thu nhập bình quân đầu người. Do vậy, các lợi ích về kinh tế và tài chính để tạo tính hấp dẫn cho loại hình này vẫn chưa

đạt được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu dự án PPP đường cao tốc ở Trung Quốc, Yelin và các cộng sự (2010) để xác định mức phân bổ rủi ro giữa chính phủ và tư nhân. Kết quả cho thấy mức rủi ro tổng thể các dự án đường cao tốc ở Trung Quốc nằm trong khoản từ trung bình đến cao. Nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng sự

can thiệp của chính phủ và tham nhũng là trở ngại lớn nhất cho sự thành công của loại hình PPP tại Trung Quốc, nguyên nhân là do các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, hệ thống giám sát yếu, chưa công khai trong quá trình ra quyết định.

1.4.3. Kinh nghiệm tại Hồng Kông

Hồng Kông (Trung Quốc) thực hiện loại hình PPP rất nhiều dự án, điển hình là dự án xây dựng, bảo trì và vận hành Hầm vượt sông dài 1,9km nối dài từ thành phố Kowloon đến đảo Hồng Kông được thực hiện theo hình thức đầu tư BOT. Công ty Harbour Tunnel Limited (HTL) được trao dự án trong vòng 30 năm, từ năm 1969 đến năm 1973. Tuy nhiên, Công ty HTL đã hoàn thành vào năm 1972, trước thời gian quy định 1 năm. Sau thời gian 4 năm vận hành, Công ty đã trả tất cả các khoản nợ và bắt đầu thu được lợi nhuận từ năm 1997. Sau thời gian 30 năm vận hành, vào năm 1999, Công ty HTL đã bàn giao cho Chính phủ Hồng Kông. Đây là một dự án đầu tư thành công theo loại hình PPP.

Kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện các dự án PPP ở Hồng Kông cho thấy:

- Có sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ của Chính quyền tạo điều kiện cho dự án thành công.

- Chính phủ đã phân chia rủi ro hợp lý với đối tác, đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo cam kết.

- Chính phủđã xây dựng cấu trúc PPP hợp lý nhờ đó lựa chọn được các dự án có tính thanh khoản cao, thu hút sự tham gia của đối tác tư nhân.

- Chọn đối tác có đủ năng lực về kỹ năng quản lý và vận hành tốt dự

CHƯƠNG 2 THC TRNG PHÁT TRIN LOI HÌNH CÔNG TƯ KT HP TRONG LĨNH VC CUNG NG DCH V CÔNG CNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHĐÀ NNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN PPP 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Thành phốĐà Nẵng Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam và phía Đông giáp với Biển Đông. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.285,44 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 245,54 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.039,90 km2.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí địa lý - kinh tế thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải... có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không phát triển.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan… dọc theo hành lang kinh tếĐông Tây ra cảng Tiên Sa.

Thành phố Đà Nẵng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa kéo dài từ tháng 8

đến tháng 12 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, độ ẩm không khí là 83,4%, lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,47mm/năm, số

giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, chạy từ tây sang đông.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng rất thuận lợi, vừa có cảng hàng không, vừa có cảng biển và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua kinh tế

thành phố Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng, Đà Nẵng luôn kiên trì chủ trương đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho phát triển kinh tế với nhiều dự

án được triển khai và đưa vào sử dụng.

Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế

khá cao trong cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tăng đều qua các năm, giai đoạn 2011 – 2014, tốc độ tăng bình quân đạt từ 7 - 8% (theo giá so sánh 2010) so với mức bình quân 6,2% của cả nước. Trong thời gian qua, kinh tế nước ta nói chung và thành phốĐà Nẵng nói riêng nằm trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế

giới, cùng với khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như

khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh trạnh của các doanh nghiệp còn thấp.

Nhưng dưới sự lãnh, đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng, các cấp chính quyền nên giá trị nông, lâm nghiệp - thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều có xu hướng tăng lên. Điều quan trọng là mức tăng trưởng này

khá phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sơ bộ Năm 2014 Ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nông lâm thủy sản 2.133 2,88% 2.010 2,53% 2.102 2,45% 2.003 2,15% Công nghiệp xây dựng 43.450 58,65% 44.818 56,34% 47.078 54,87% 51.136 54,84% Dịch vụ 28.505 38,47% 32.722 41,13% 36.612 42,68% 40.106 43,01% Tổng 74.088 100% 79.550 100% 85.792 100% 93.245 100%

(Nguồn: theo Cục Thống kê thành phốĐà Nẵng)

Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phốĐà Nẵng, theo giá so sánh năm 2010 (ĐVT: tỷ đồng)

Bảng 2.2. Chỉ số phát triển giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 ĐVT: % Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sơ bộ Năm 2014 Nông lâm thủy sản 116,4 94,24 104,54 95,30 Công nghiệp xây dựng 110,6 103,15 105,04 108,62 Dịch vụ 113,6 114,79 111,89 109,54 Tổng 111,9 107,37 107,85 109%

(Nguồn: theo Cục Thống kê thành phốĐà Nẵng)

Nhìn chung chỉ số phát triển giá trị sản xuất của các ngành trong thời gian qua có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ từ 7-11%. Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trung bình khoảng 6,85%, ngành dịch vụ tăng bình quân 12,5%,. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2013 lần lượt là 2.541, 3.526, 4.248 và 4.533 ngàn đồng. Đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người thành phốĐà Nẵng cao hơn thu nhập của cả nước (1960USD/người/năm) và tăng 78,4% so với năm 2010, điều đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, kích thích tiêu dùng tạo động lực để phát triển kinh tế.

Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phốĐà Nẵng trong thời gian qua, nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên trong năm 2012 nguồn vốn đầu tư có vốn nước ngoài giảm so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 nguồn vốn này lại có xu hướng tăng

trở lại. Đến năm 2014, vốn đầu tư có vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ 8,54% tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.3. Vốn đầu tư phát triển theo giá hiện hành

ĐVT: Tỷ đồng Cơ cấu vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sơ bộ Năm 2014 Vốn trong nước 27.148 27.577 25.998 28.691 Vốn ĐT có vốn nước ngoài 3.919 2.901 2.468 2.679 Tổng 31.067 30.478 28.466 31.370

(Nguồn: theo Cục Thống kê thành phốĐà Nẵng)

Trong thời gian qua, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn từ

65-71% trong tổng vốn đầu tư, đặt biệt là lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, đây là lĩnh vực có ảnh hưởng đến nền kinh tế, có sức lan tỏa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển

Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khoản mục đầu tư và phân theo ngành kinh tế 2011-2014

ĐVT: Tỷ đồng

2011 2012 2013 Sơ bộ 2014 Tổng số

31.068 30.479 29.842 32.782

A Phân theo khoản mục đầu tư

1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 20.369 21.693 19.974 21.450 - Xây dựng và lắp đặt 13.155 16089 14.850 16.936 - Máy móc, thiết bị 2.546 2700 2.678 2.897

- Khác 4.668 2904 2.446 1.617

2 Vốn đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh dùng cho

sản xuất không qua XDCB 4.946 3606 5.531 6.270 3 Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 163 407 315 178 4 Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 4.853 4401 3.846 4.646

2011 2012 2013 Sơ bộ 2014 Tổng số

31.068 30.479 29.842 32.782

5 Vốn đầu tư khác 737 372 176 238

B Phân theo ngành-VSIC 2007

a Nông, lâm nghiệp và thủy sản 160 129 104 114

b Công nghiệp khai khoáng 100 44 25 27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c Công nghiệp chế biến, chế tạo 4762 3264 4403 4837 d Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 1068 1968 1546 1699 e Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải 59 678 70 77 f Xây dựng 4095 1509 8940 9821

g Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy 2072 2491 1424 1563

h Vận tải, kho bãi 3266 5653 2706 2973

i Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2266 2413 2360 2592 j Thông tin và truyền thong 239 311 202 222 k Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 14 23 2 3

l Hoạt động kinh doanh BĐS 8224 7205 2563 2816 m Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ 772 716 826 907 n Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 184 466 590 648 o Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc 2088 1150 1210 1330 p Giáo dục và đào tạo 243 736 537 590 q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 306 1008 1012 1111 r Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1126 682 1318 1448 s Hoạt động dịch vụ khác 24 33 4 4 t

Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dung

- - - -

u Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế - - - -

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển loại hình công tư kết hợp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47)