CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH CÔNG TƯ KẾT HỢP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển loại hình công tư kết hợp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 96)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH CÔNG TƯ KẾT HỢP

TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG

ĐÀ NẴNG

Việc đầu tư theo loại hình PPP được xem là cơ hội để Thành phố Đà Nẵng giải quyết vấn đề nguồn vốn và năng lực trong việc thực hiện các dự án

đầu tư lớn và quy trình thực hiện phức tạp, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có năng lực, kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị dự án tổ chức

đấu thầu và đặc biệt phải có kỹ năng xây dựng hợp đồng và đàm phán hợp

đồng đảm bảo rủi ro được chia sẻ công bằng cho đối tác nhà nước và đối tác tư nhân.

Qua nghiên cứu cũng như kết quả khảo sát thực tế về tình hình thực hiện dự án PPP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả nhận thấy đây là loại hình còn khá mới mẻ và còn nhiều thách thức đối với Việt Nam nói chung, Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Do vậy, để loại hình PPP phát triển Chính quyền thành phố cần thực hiện một số giải pháp.

3.2.1. Phát triển về số lượng dự án mới, tăng quy mô dự án đang thực hiện thực hiện

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đi đôi với tăng cao vốn tỷ trọng thực hiện. Tập trung kêu gọi đầu tư vào Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung, ưu tiên các dự án công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, các dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng dưới các hình thức BOT, BT, BO, PPP…

- Chính quyền có sự cam kết ổn định chính sách kinh tế vĩ mô; ổn định và phát triển thị trường tài chính, giảm thiểu nguy cơ bất ổn về thay đổi chính sách.

- Cam kết với đối tác tư nhân về việc Chính quyền hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực đã kêu gọi đầu tư theo loại hình PPP.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân khi tiếp cận các ưu đãi của Nhà nước.

- Chính quyền cần tham gia chia sẽ rủi ro với đối tác tư nhân một cách hợp lý nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào loại hình PPP.

- Xây dựng, ban hành quy trình về Quy hoạch và công bố lĩnh vực đầu tư theo loại hình PPP một cách công khai và minh bạch đểđối tác tư nhân biết và tham gia.

- Để phát huy tối đa hiệu quả của các dự án PPP, việc quan trọng đầu tiên mà Chính quyền địa phương cần thực hiện là xác định đúng dự án khả thi

để triển khai theo loại hình PPP và xây dựng đề xuất cho dự án đó.

- Các Bộ ngành liên quan tổ chức triển khai sâu rộng nội dung Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư cho chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý PPP.

- Thành lập bộ phận quản lý chuyên trách các dự án PPP nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc đánh giá tính bất ổn, khó dự đoán của môi trường đầu tư

nhằm xây dựng chính sách hạn chế tối đa tác động của môi trường đầu tư.

- Nghiên cứu và công bố định kỳ về dự báo nhu cầu thị trường trong lĩnh vực kêu gọi đầu tư.

3.2.2. Phát triển về chất lượng dự án PPP

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc. Trong giai đoạn đầu áp dụng mô hình đầu tư PPP chắc chắn sẽ

gặp nhiều khó khăn trong áp dụng và điều này đòi hỏi các cán bộ phụ trách của các sở ngành phải nâng cao nghiệp vụ cũng như tích lũy kinh nghiệm dần. - Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án: việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu nhằm tìm được nhà đầu tư có đủ năng lực, trình độđáp ứng nhu cầu của dự án.

- Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà

đầu tư; có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

- Triển khai thực hiện đúng thời gian và đầy đủ các chính sách của Nhà nước, hạn chế các khó khăn để đối tác tư nhân thuận lợi trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Thực hiện tốt việc chia sẽ rủi ro và cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa đối tác Nhà nước và đối tác tư nhân.

- Về thủ tục triển khai PPP, Chính quyền thành phố cần xây dựng một quy định mẫu đối với PPP, hạn chế các thủ tục không cần thiết, minh bạch trong quá trình thẩm định cũng như việc kéo dài thời gian của dự án.

- Hoạch định các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, tạo sức hút đối với đối tác tư

nhân, các dự án PPP cần phải đảm bảo hoàn vốn đầu tư và mức sinh lời tối thiểu cho đối tác tư nhân.

3.2.3. Phát triển về cơ cấu dự án PPP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện miễn, giảm thuế, chi phí thuê mặt bằng… cho các đối tác tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực mới ngoài các lĩnh vực truyền thống như:

+ Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư.

+ Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước.

+ Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

+ Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Thực hiện các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về hàng hóa nhập khẩu… đối với các dự án PPP nằm trong các lĩnh vực khuyến khích

đầu tư.

- Kêu gọi các đối tác tư nhân tham gia vào lĩnh vực đầu tư tạo sức hấp dẫn lớn có khả năng sinh lời cao. Quy định thời gian hợp lý cho từng loại dự án PPP.

- Mở rộng các hình thức hợp đồng loại hình PPP như: Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Chuyển giao, BOO; Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ, BTL; Hợp đồng Kinh doanh quản lý, O&M.

3.2.4. Gia tăng sựđóng góp của PPP trong nền kinh tế

Hợp tác công tư hay còn gọi là công tư kết hợp (PPP) có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cộng cho nhân dân trong bối cảnh nguồn ngân sách thành phố còn hạn chế. Mở ra cơ hội, điều kiện huy

động nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy hoạt động của khu vực tư nhân trong việc góp trách nhiệm cùng với nhà nước khai thác và xây dựng các công trình, hạng mục, dự án công cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các dự án PPP hàng năm đã góp phần giúp Chính quyền thành phố giải quyết, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, tăng thu nhập cho người lao

động ổn định cuộc sống, tăng chi tiêu góp phần kích thích nền kinh tế phát triển. Do vậy, chính quyền thành phố cần phải thực hiện các giải pháp:

- Khuyến khích đối tác tư nhân tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực, các ngành quan trọng, các dự án có quy mô lớn, có sức lan tỏa, kích thích nền kinh tế phát triển.

- Ưu tiên các dự án áp dụng trình độ khoa học tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn vào nền kinh tế.

- Cam kết thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi đểđối tác tư nhân tin tưởng và quyết định tham gia đầu tư các dự án PPP.

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu tại Diễn

đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015, tại Bắc Kinh, Trung Quốc: “Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy kinh tế đi lên.

Đặc biệt, Nghị định PPP được ban hành tiệm cận với thông lệ quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp của Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển loại hình công tư kết hợp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 96)