7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Các dự báo về môi trường phát triển loại hình PPP trong thờ
gian đến
Trong tháng 02 năm 2015 vừa qua, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số 15/2015 về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, Nghị định này đã có nhiều điểm tích cực tạo điều kiện thuận lợi để cho khu vực
tư nhân cùng tham gia góp vốn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ
công cộng.
Để hấp dẫn các đối tác tư nhân Nghị định quy định rõ nguồn vốn đầu tư
công tham gia thực hiện dự án. Cụ thể, trong nhiều trường hợp dự án với mục
đích công không có đủ nguồn thu để đảm bảo khả năng hoàn vốn, khi đó dự
án cần tới sự tham gia của Nhà nước. “Nghị định PPP quy định rõ về thủ tục thu xếp nguồn vốn này nhằm đảm bảo ăn khớp với yêu cầu mới của Luật Đầu tư công. Với vai trò là vốn “mồi” cho sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân, các văn bản chỉđạo việc lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2015 - 2020
đều nhấn mạnh dành ưu tiên hàng đầu cho dự án PPP”. So với thông lệ quốc tế chỉ thực hiện dự án PPP có quy mô lớn, nhưng Nghị định 15 đã bổ sung mô hình dự án PPP quy mô nhỏ, được xác định là dự án nằm trong nhóm C theo phân loại của Luật Đầu tư công nhằm phát huy sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước.
Để tạo tính linh hoạt, Nghịđịnh 15 quy định thủ tục rút gọn đối với loại dự án này như không phải thực hiện các bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không phải thành lập doanh nghiệp dự án và không cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Một điểm nổi bật khác trong Nghị định 15 là các nhà đầu tư tự đề
xuất ý tưởng, lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ được hưởng ưu đãi. Theo đó, khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, cơ
quan Nhà nước tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Nhà
đầu tư đề xuất dự án được hưởng mức ưu đãi là 5% trong đấu thầu, trường hợp không trúng thầu thì được hoàn trả chi phí nghiên cứu dự án đã xác
định từ trước.
Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng, Phó trưởng Ban PPP (Bộ
hệ thống hạ tầng giao thông rất lớn. Trong khi đó, khả năng huy động các nguồn vốn Nhà nước chỉ có thể đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu. “Do vậy, việc ban hành Nghị định PPP nhằm tạo cơ sở pháp lý để triển khai linh hoạt các dự án PPP phù hợp với nhu cầu thu hút đầu tư, điều kiện quản lý cụ thể
của ngành. Đặc biệt, công tác xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chắc chắn sẽ tiếp tục bứt phá trong thời gian tới”.
Các nhà quản lý cần phải đổi mới tư duy trong công tác quản lý loại