7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Phát triển về số lượng dự án mới, tăng quy mô dự án đang thực
thực hiện
Theo định nghĩa, phát triển loại hình PPP trước hết là quá trình tăng lên về số lượng và quy mô đóng góp của các dự án PPP trong nền kinh tế. Nó
được đo lường bởi quy mô và tốc độ tăng trong những giai đoạn nhất định về
số lượng các dự án PPP, hoặc là tốc độ tăng của quy mô vốn đầu tư, quy mô sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà các dự án PPP cung ứng cho nền kinh tế
của một địa phương, một quốc gia.
Phát triển về mặt số lượng dự án PPP là áp dụng, triển khai các biện pháp nhằm gia tăng số lượng dự án theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước. Để đẩy mạnh phát triển số lượng dự án PPP cần phải có những phương pháp đồng bộ, trong đó thường chú trọng đến:
- Tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng, giải quyết tranh chấp, khung quy định về các khu vực rõ ràng. Để đảm bảo sự
thành công cho loại hình PPP trong phát triển dịch vụ công cộng cần phải
đảm bảo hai yếu tố: “hợp đồng hiệu quả” và “môi trường thuận lợi nhằm gia tăng giá trị vốn đầu tư và thuận lợi trong công tác quản lý PPP”. Điều này góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho loại hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn.
- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (nghiên cứu của Dailami và Klein, 1997; Zhang,2005; Young,2009): Sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại khu vực mà dự án được triển khai. Vì vậy, Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định.
Thị trường tài chính là nguồn cung ứng vốn cho các khu vực. Phát triển thị
trường tài chính là tiền đề cho việc phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.
- Xác lập cơ chế phân chia rủi ro phù hợp: Các đối tác công và tư khi tham gia PPP cần phải xác định và hiểu cả các rủi ro tiềm năng liên quan đến PPP để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý. Rủi ro sẽ được phân chia cho các bên có khả năng tài chính và kỹ thuật tốt nhất để xử lý chúng. Nghiên cứu của Edwards (1991); Flanagan và Norman (1993); Merna và Smith (1996); Grant (1996); Zhang (2005); Nisar (2007); Young (2009) cùng cho thấy nhân tố nhận dạng và phân bố rủi ro có quan hệ chặt chẽ với việc triển khai các hợp đồng PPP.
Mặc dù chính quyền đã tạo nhiều thuận lợi đối với các dự án PPP. Tuy nhiên, việc phát triển số lượng dự án PPP trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều rào cản:
“Rào cản thực thi PPP là việc quản lý nguồn vốn đầu tư vào dự án
đó, ai đứng ra quản lý và quản lý như thế nào, đầu tư ra sao đó là vấn đề
cơ bản nhất”. Bên cạnh đó, còn có những rào cản khác như: những dự án cần kêu gọi đầu tư hiện nay chưa được lập và chưa được phân tích một cách cụ thể.
Tỷ lệ vốn phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khu vực tư nhân trong dự án phải đảm bảo tối thiểu 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự
án, nên đây cũng là vấn đề hạn chế đối với khu vực đối tác tư nhân. Việc đấu thầu giữa các nhà đầu tư để tham gia loại hình PPP hiện nay cũng gặp rất nhiều những khó khăn do thời gian chuẩn bị của dự án quá dài.
Bên cạnh việc phát triển loại hình PPP thông qua gia tăng số lượng dự
án, thì phát triển về mặt quy mô dự án PPP cũng không kém phần quan trọng. Các dự án PPP hiện nay được thực hiện theo hình thức thí điểm theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chủ yếu dưới dạng
hợp đồng BOT, BTO, BT... nên quy mô các dự án nhìn chung còn nhỏ, chưa có sức thu hút lớn đối với khu vực tư nhân. Do vậy, để phát triển quy mô các dự án cần phải triển khai một số giải pháp:
Cần phải xây dựng, ban hành Luật, Nghị định về đầu tư theo loại hình PPP để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm trong công tác đầu tư, góp phần gia tăng quy mô đầu tư các dự án PPP.
Các dự án PPP đã thực hiện trong thời gian qua chủ yếu là đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BT, BOT, BTO... nên quy mô vốn khó phát triển. Do vậy, cần mở rộng hình thức hợp đồng như BOO, DBFO...
Để tăng quy mô các dự án PPP, đối tác tư nhân cần phải tạo nên những liên doanh liên kết, kêu gọi những doanh nghiệp có ưu thế đối với từng lĩnh vực cùng tham gia vào dự án.
Việc tăng quy mô dự án PPP, vẫn còn những rào cản, hạn chế như: - Theo nghiên cứu của Tiong (1996); Birnie (1999); Miller (2000); Marcus và Graeme (2004); Zhang (2005) và Young (2009) thì Chính phủ cần lựa chọn các tập đoàn tư nhân có năng lực và vững mạnh. Sự thành công của dự án PPP phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn này. Khi tham gia dự án, tư nhân có trách nhiệm tài trợ vốn, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho đến khi kết thúc thời gian nhượng quyền. Để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, Chính phủ cần xây dựng quy trình đấu thầu minh bạch và cạnh tranh, dựa trên các cơ sở như phạm vi khách hàng, công bằng, cạnh tranh và tài chính minh bạch. Ngoài ra, cần sử dụng những phương pháp
đánh giá khoa học và xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu của Chính phủ.
- Chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nghiên cứu của Zhang et al. 1998; Gildenhuys và Knipe, 2000; Mark, 2003): Mặc dù đối với các dự án PPP, khu
vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm là chủ yếu nhưng Chính phủ cần tham gia suốt vòng đời dự án để đảm bảo dự án đáp ứng các mục tiêu, cụ thể
là thành lập các bộ phận giám sát quá trình thực hiện dự án, xử lý các vấn đề
phát sinh, quản lý chất lượng dự án để khu vực tư nhân yên tâm tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô dự án.