Những thành công và hạn chế trong việc phát triển PPP tại Đà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển loại hình công tư kết hợp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 73)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6.Những thành công và hạn chế trong việc phát triển PPP tại Đà

Đà Nẵng thời gian qua

a. Nhng thành công

Qua quá trình triển khai thực hiện đầu tư theo loại hình công tư kết hợp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mặc dù đây là hình thức đầu tư mới nhưng chúng ta đã đạt được một số thành quả, tạo tiền đề để phát triển PPP trong thời gian đến.

- Đã bước đầu huy động được nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, góp phần giảm đầu tư

từ ngân sách nhà nước vốn đã hạn hẹp cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp giảm nợ

công quốc gia.

- Từng bước hoàn chỉnh các quy định trong công tác quản lý hình thức

đầu tư PPP theo hướng ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Các dự án đầu tư theo loại hình PPP góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Sử dụng nguồn vốn, sáng kiến, kinh nghiệm và khả năng của khu vực tư nhân sẽ làm giảm chi phí xây dựng, giảm thời gian thực hiện và tăng hiệu quả của dự án.

- Có sự chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự địa phương và phát triển các thị trường vốn trong nước.

- Theo loại hình này, Nhà nước vẫn giữ được vai trò kiểm soát chiến lược đối với dự án thể hiện qua việc chuyển giao dự án cho khu vực nhà nước khi kết thúc thời gian hợp đồng.

b. Nhng tn ti hn chế

Trong thời gian qua, việc thực hiện các dự án theo loại hình PPP trên

địa bàn Thành phốĐà Nẵng còn nhiều hạn chế và nghèo nàn về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng và một số dự án là xử lý nước thải, xây dựng trường học.

Các dự án đầu tư theo loại hình PPP trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đều do chủ đầu tư là các công ty tư nhân, thông qua việc thu thập và khảo sát các nguồn tin rồi đề nghịỦy ban nhân dân thành phố cấp phép đầu tư. Vì vậy, tất cả các dự án đều không sử dụng hình thức đấu thầu công khai mà thông qua chỉ định thầu. Đối tác tư nhân tự nghiên cứu, thiết kế

dự án, lập dự toán chi phí dự án trình cơ quan chức năng phê duyệt. Điều này dẫn đến tình trạng các chủđầu tư, đặc biệt là chủđầu tư theo hình thức BT sẽ

nâng kinh phí thực tế của dự án lên và sẽ hưởng phần chênh lệch đó, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn mang tính hình thức, không hiệu quả hầu như phó thác toàn bộ cho nhà

đầu tư, không ít dự án vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng xuống cấp.

Một hạn chế nữa là hợp đồng thực hiện dự án được ký kết giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân còn lỏng lẻo, chưa quy

định chặt chẽ trách nhiệm, ràng buộc và biện pháp chế tài khi đối tác tư nhân không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

Thời gian qua, các dự án đầu tư công tại Việt Nam đang được tiến hành thí điểm theo nội dung Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, có hiệu lực từ ngày 15/1/2011. Những lĩnh vực được đầu tư chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng,

đường giao thông… chủ yếu theo các hình thức BOT, BTO, BOO… Hiện nay hình thức PPP của chúng ta chủ yếu là BT, nên cần phải phát triển thêm nhiều loại hình khác như hợp đồng quản lý, hợp đồng dịch vụ, nhượng quyền khai thác, BOO… tùy theo yêu cầu và đặc thù của mỗi lĩnh vực đầu tư.

Mở rộng, phát triển các dự án PPP trong các lĩnh vực đầu tư như: hệ

thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, nhà ở xã hội... Kêu gọi khu vực tư nhân tham gia

đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong điều kiện nguồn ngân sách của Nhà nước còn hạn chế.

2.3. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN PPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển loại hình công tư kết hợp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 73)