7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Phương hướng của Thành phố ĐàN ẵng trong phát triển loại hình
hình thức hiệu quả để huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Nền kinh tế càng huy động được nhiều nguồn lực thì nền “kinh tế càng khỏe”.
Chúng ta cần nền kinh tế có dòng vốn được luân chuyển, nhiều kênh thu hút và quản trị đồng tiền. PPP là xu hướng và đó là kênh hiệu quả, làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nở một cách tối đa
3.1.3. Phương hướng của Thành phốĐà Nẵng trong phát triển loại hình PPP hình PPP
Thành phố Đà Nẵng hiện đang chú trọng đầu tư vào xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng nhưng nguồn ngân sách thành phố hạn chế, không đủ
kinh phí đầu tư vào các công trình có quy mô lớn, trongkhi việc thu hút nguồn vốn ODA ngày càng khó khăn. Do đó, đầu tư theo hình thức công tư kết hợp hay còn gọi là hợp tác công tư là một xu hướng cần được áp dụng để huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân để phát triển kinh tế
- xã hội.
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phốĐà Nẵng
đến năm 2020
Trung - Tây nguyên, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
vùng, liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế miền Trung và cả nước. Kinh tế thành phố phát triển có sức ảnh hưởng, lan tỏa đến các tỉnh, thành trong khu vực cùng phát triển.
Trong quy hoạch tổng thể của Thành phố Đà Nẵng đã xác định: xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng trở thành mộ trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận chuyển và trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế, là hạt nhân gắn kết các địa phương, trở thành
đầu tàu năng động, là thành phốđi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, là trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể
thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung, giữ một vị trí quan trọng trong quốc phòng an ninh quốc gia.
Để đạt được những kết quảđó, Thành phốđã đề ra các mục tiêu cụ thể: - Về Kinh tế:
+ Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm,
đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận.
+ Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.
+ Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD.
- Về Công nghiệp và xây dựng:
+ Mục tiêu phát triển đến năm 2020, tốc độ tăng bình quân GDP giai
đoạn 2016-2020 là 12,3%. Tỷ trọng GDP công nghiệp-xây dựng trong tổng GDP của thành phố là 42,8%.
+ Phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng cao; coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch và giá trị gia tăng cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố.
+ Ưu tiên nguồn lực, ưu đãi về chính sách phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, đại diện cho công nghiệp thành phố trong tương lai như: công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác…
- Về Kết cấu hạ tầng:
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố và khu vực, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm.
+ Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách, vốn ODA, vốn ngoài nước, vốn của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, vốn của dân…
b. Danh mục các dự án đầu tư theo loại hình PPP trong thời gian
đến
Chủ trương hiện nay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư các dự án theo loại hình PPP ở các địa phương, Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương nhận được sự quan tâm đó. Tuy nhiên
thành phố cần phải thực hiện tốt công tác quản lý đối với các dự án PPP, các dự án kêu gọi đầu tư phải có mức độ hấp dẫn về mặt thương mại và có tính khả thi cao. Một số dự án Thành phố dự kiến kêu gọi đầu tư theo loại hình PPP trong thời gian đến:
Bảng 2.18. Danh mục các dự án PPP kêu gọi đầu tư trong thời gian đến
Stt Dự án
1 Dự án bãi đỗ xe ngầm
2 Dự án phát triển mạng lưới xe buýt Thành phốĐà Nẵng 3 Dự án xử lý bùn trên địa bàn Thành phốĐà Nẵng
4 Xây dựng Cảng Liên chiểu
5 Mở rộng hệ thống internet kết nối không dây của thành phố
6 Dự án Vỉa hè, cây xanh, cấp nước tuyến Võ chí Công 7 Mở rộng cầu Hòa Xuân và Đường dẫn đầu cầu
8 Dự án Cầu đi bộ qua Sông Hàn
9 Dự án Đường vào dự án khu du lịch nghĩ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân
10 Dự án đường Vương Thừa Vũ (đoạn từđường Hồ Nghinh đến đường Ngô Quyền)
11 Dự án Trụ sở UBND, Công an, Trạm Y tế phường Hòa Hiệp Nam 12 Dự án đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng 13 Dự án đầu tư Mở rộng, nâng cấp tuyến đường hiện trạng song song
với đường Bà Nà - Suối Mơ
(Nguồn: Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phốĐà Nẵng)