Ngôn ngữ mềm mại, nữ tính

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 85)

Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.2.2.2. Ngôn ngữ mềm mại, nữ tính

Dù sắc cạnh, ráo riết, táo bạo đến đâu, các nhà văn nữ vẫn thể hiện những trang văn ấm áp, giàu nữ tính.

Ở Lý Lan, bên cạnh những câu văn ngắn, đầy ắp thông tin, mang đậm phong vị đời thường ta cũng bắt gặp những câu văn gợi cảm, giàu chất thơ. Sự gợi cảm toát lên từ những hình ảnh thi vị, từ những câu văn dài, những định từ, định ngữ được gia tăng đem lại vẻ mềm mại, duyên dáng cho câu văn. Có thể nói ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan còn bộc lộ chất nữ tính riêng qua những trang văn đằm thắm, dạt dào cảm xúc, thể hiện những kinh nghiệm, chiêm nghiệm của nhà văn, một người phụ nữ thích quan sát

đời sống, đi nhiều và có sự pha trộn nhiều nền văn hóa trong người. Những dòng truyện ngắn rất cô đúc mà giàu chất thơ của cuộc sống thường nhật như thế này ta

thường gặp trong truyện Lý Lan : “Hai ông già đứng đậy. Xa xăm trong mắt nhìn của

ba có khóm trúc xanh mà cậu bé nào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cởi quanh gường đùa với cô bạn gái của tuổi thơ. Lối mòn nào Lỗ Tấn đã đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ cố hương” (Đất khách).

Cứ như vậy, câu văn của Lý Lan cứ dạt dào tuôn chảy cảm xúc, thấm đẫm hương vị chất thơ, cái tình người cũng thấm sâu vào lòng bạn đọc.

Ngay cả nhà văn vốn luôn thiên về cảm quan đời sống hiện thực như Y Ban cũng có những trang văn giàu âm hưởng nữ tính. Đôi khi chỉ là cách xưng hô chàng, nàng, Y

Ban đã mang theo dáng dấp của sự mềm mại vào trong văn chương : “Khoan khoái sau

một giấc ngủ say, sâu, êm đềm, không mộng mị, nàng mở mắt nhìn qua cửa sổ. Đã giũa thu, nắng thủy tinh rờ rỡ ngoài trời. Những cái lá trên cây xanh sạch sẽ mơn mởn sau trận mưa đêm đang làm duyên dưới nắng. Ồ, một buổi sáng mới thanh bình làm sao. Nàng vùng dậy chạy vào nhà tắm. Ồn ào tiếng nước xối xả vào nàng. Nhẹ nhõm, nàng chạy ra đứng trước gương”. (Người đàn bà đứng trước gương – Y Ban).

Đỗ Hoàng Diệu luôn là nhà văn được nhận xét có dòng ngôn ngữ nữ tính đầy mê hoặc. Câu văn của Đỗ Hoàng Diệu luôn đầy ắp hình ảnh, đôi lúc cả bóng bẩy, nhưng

thấm đẫm nữ tính. Những trang văn như những trang thơ lần lượt xuất hiện : “Đêm hao

gầy. Trăng dìu dịu lan tỏa. Bản Lai Vu im lìm như bồ thóc. Nàng ngồi dường như bất động. Bóng áo trắng chập chờn, chập chờn in hình xuống lòng suối. Một sự cô đơn, hoang vu đến rợn người. Những đợt gió chợt thốc lên. Ánh trăng bàng bạc soi chiếu từng lọn tóc đen mềm của nàng bứt ra, bay lồng lộn, tưởng có thể gãy tan tành, đứt đoạn. Nàng nghiêng người, cầu nguyện. Gió ngừng quái ác, trở về dịu dàng, vuốt ve. Trăng và sao sà xuống làm bạn với nàng.” [70; 165]

Trong những trang văn của Đỗ Hoàng Diệu, ngay cả lời nói của nhân vật cũng mang hơi hướng nữ tính Điều đó thể hiện ở những đối thoại dài, chẳng hạn so sánh giữa đối thoại của Lý Lan và Đỗ Hoàng Diệu ta sẽ thấy rõ điều này :

“Một buổi tối chuông điện thoại reo. - Có phải Cẩm đang… đang… - Có thai.

- Đó là… là… - Con của Thanh.

- Tại sao không nói cho tôi biết? - Rốt cuộc làm sao Thanh biết? (Im lặng)

- Cẩm nghĩ tôi là một thằng đốn mạt sao? (Im lặng)

- Tôi không phải là một thằng vô trách nhiệm. Một thằng đớn hèn. Một thằng đểu…

(Im lặng)

- Cẩm, anh yêu em. - Tôi không yêu anh. - Cẩm, hãy tin anh.

- Không phải vấn đề khả tín của lời tỏ tình qua điện thoại. Vấn đề là tôi không yêu anh” (Tai nạn)

Đoạn đối thoại của Lý Lan là những câu văn ngắn xen lẫn những khoảng trống để thể hiện tâm trạng nhân vật.

Còn đây là đối thoại của Đỗ Hoàng Diệu :

“Da con hơi vàng. Con nên đi khám xem sao. Bây giờ nhiều người mắc bệnh gan

lắm. Phòng hơn chống con gái a. Nói dại miệng nhưng nhỡ ra thì phát hiện sớm tốt hơn”. Vừa từ quê ra, chưa đặt chiếc túi du lịch trên bàn, mẹ đã lo lắng nhìn tôi. Trong

giọng nói mẹ, có nỗi đau mẹ xé ruột sinh tôi năm xưa. Tôi dán mắt vào gương. Quả thế thật, một chút má hồng, môi cánh sen chẳng thể che nổi linh cảm người mẹ rứt ruột ra từ mỗi tiếng ho con trẻ. “mai con sẽ xin nghỉ buổi sáng đến bệnh viện. Con gái mẹ chưa bao giờ biết ốm đau là gì, mẹ yên tâm đi. Bệnh tật đối với con xa lạ lắm”. Những

câu đối thoại dài, xen lẫn dòng tâm tư, suy nghĩ của nhân vật khiến cho cân văn thêm mềm mại, nữ tính.

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm được coi là một thế mạnh của các nhà văn nữ để diễn tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người.

Chính qua dòng ngôn ngữ này, chất nữ tính được bộc lộ một cách rõ nhất. “Độc thoại

nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [2; 106] . Việc sử dụng độc thoại nội tâm được cho là một ưu thế của các cây

bút nữ, khi mà tác phẩm của họ thiên về lối trình bày tự bạch, tự thuật. Đặc biệt đối với người phụ nữ thì chia sẻ, giãi bày đã trở thành một đặc tính. Do đó thiên về độc thoại nội tâm là một đặc trưng của văn chương phái nữ.

Có hai dạng độc thoại nội tâm phổ biến. Thứ nhất là nhân vật tự mình bộc lộ những suy nghĩ của mình. Thứ hai đó là loại độc thoại nội tâm bằng cách đối thoại với một người (có mặt hay vắng mặt). Khi để nhân vật tự mình giãi bày những tâm tư, tình cảm của phái nữ, văn phong của các cây bút nữ cũng đầy mềm mại, nữ tính. Bởi đó là khi tiếng lòng của nhân vật được cất lên chân thành, đằm thắm nhất. Ở dạng thứ hai, mượn hình thức đối thoại để bao bọc độc thoại, thực chất ở đây nhân vật nói với chính bản thân mình và những dong tự bạch này cũng mềm mại, nữ tính không kém ở dạng thứ nhất. Ở dạng thứ hai này, có thể kể đến Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban và Chơi Hạ Long của Lý Lan là những tác phẩm tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)