Tài xoay quanh những công việc bình dị trong cuộc sống của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 56)

2.2.1.Tình dụ c phương tiện khẳng định sự bình đẳng giớ

2.3.1. tài xoay quanh những công việc bình dị trong cuộc sống của người phụ nữ

2.3.1. Đề tài xoay quanh những công việc bình dị trong cuộc sống của người phụ nữ phụ nữ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, đề tài là: “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời

sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [2; 110]. Khi sáng tác nhà văn thường lựa chọn

cho mình một phạm vi miêu tả nhất định, đó là đề tài của tác phẩm. Tầm quan trọng của đề tài thể hiện ở chỗ chưa xác định được đề tài thì chưa thể bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm. Việc lựa chọn đề tài hơn thế còn thể hiện quan điểm, lập trường, thế giới quan, sở trường của nhà văn. Chẳng hạn các nhà văn lãng mạn ưa viết về tình yêu, chống lại những gì ràng buộc con người ; các nhà văn hiện thực lại hướng về những nỗi đau khổ bị đè nén, áp bức của những người dân nghèo trong xã hội cũ ; các nhà văn cách mạng thì hướng ngòi bút vào công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc,…v.v

Đối với các nhà văn nữ cũng vậy, lựa chọn mảng đề tài nào cũng phụ thuộc không ít vào sở trường của người phụ nữ. Và quan sát những chi tiết tỉ mỉ, vặt vãnh xung quanh những công việc thường ngày cả họ vốn được coi là một đặc trưng của phái nữ. Nay những công việc bình dị ấy điềm nhiên bước vào văn chương đem lại một sắc điệu mới. Té ra văn chương không cần phải đao to búa lớn mới hay, mới đặc sắc, văn chương đôi khi bắt nguồn từ những điều rất nhỏ nhặt nhưng đó mới chính là bản chất của văn học – phản ánh cuộc đời.

Trong ba tác giả nữ, Y Ban nổi bật ở đặc trưng này hơn cả. Những câu chuyện của Y Ban thường bắt nguồn tự những điều bình dị trong cuộc sống. Đó là chuyện cơm áo,

chợ búa, sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. I am đàn bà xoay quanh những công

việc thường ngày của người giúp việc như giặt giũ, lau chùi, dọn dẹp, chăm sóc người bệnh. Những câu chuyện khác xoay quanh những vấn đề của đời sống vợ chồng, những cãi vã xung đột rất đời thường. Y Ban có thể nói là nhà văn đã mang cả cuộc sống

thường nhật để bày lên trên trang sách. Đến cả một cuốn tiểu thuyết như Xuân Từ

Chiều, Y Ban cũng khai thác chất liệu từ đời sống. Cả câu chuyện được viết không có

dấu chấm, cách dòng, ngắt đoạn. Y Ban giống như một người ngồi lê đôi mách, chứng kiến mọi chuyện từ khu tập thể bệnh viện, đến những sinh hoạt vợ chồng, đến câu chuyện của giới công chức thậm chí cả câu chuyện của những người bán hàng ở vỉa hè…tất cả mọi xô bồ của cuộc sống cứ thế tự nhiên diễn ra như không có một dụng ý nghệ thuật nào cả. Thế nhưng cái duyên của người kể chuyện, những trải nghiệm thường ngày của người phụ nữ vẫn cứ hấp dẫn người đọc, cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối.

Trong các câu chuyện của Lý Lan, những câu chuyện bình dị của đời sống thường ngày cũng xuất hiện một cách dày đặc. Lý Lan bởi vậy thường được nhận xét là viết truyện mà như không có truyện. Tất cả chỉ dừng lại ở chuyện một chuyến xe ồn ào, bụi

bặm đưa cô gái đến vùng đất xa xôi để dạy học (Cần Giuộc), hay một chuyến đi chơi ở Hạ Long (Chơi Hạ Long),…v.v

Lẽ tất nhiên, không phải các tác giả nữ chỉ nói về đề tài bình dị, nhỏ bé của cuộc sống thường ngày. Các nhà văn nữ cũng hướng đến những đề tài mang tầm vóc lớn lao.

Đó là trường hợp mà Lý Lan viết Tiểu thuyết đàn bà và Đỗ Hoàng Diệu viết Bóng đè.

Tiểu thuyết đàn bà viết về chiến tranh và sự hội nhập văn hóa, một đề tài rộng lớn, thế

nhưng cách mà Lý Lan khai thác đề tài lại dựa trên những trải nghiệm, những chất liệu từ chính cuộc sống thường ngày của các nhân vật. Đó là sinh hoạt gia đình của Không Bé và Ted, là những mối quan hệ thường ngày của nhân vật Thoa,…v.v

Truyện của Đỗ Hoàng Diệu với dụng ý nghệ thuật hướng đến phông văn hóa lớn lao cũng mang đậm những trải nghiệm của nữ giới. Đó không chỉ là những trải nghiệm về tình dục mà còn là những trải nghiệm của nhân vật nữ trong những mối quan hệ với người thân, với gia đình chồng, với những phong tục tập quán của một làng quê. Tất cả những điều đó tạo nên một bức tranh đa sắc màu về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)