Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ những biểu hiện nội dung
2.1.2. Lý giải, cắt nghĩa thế giới bằng cái nhìn của nữ giớ
Nhà phê bình Nga Sécnưsepxki nói : “Ngoài việc tái hiện đời sống, nghệ thuật còn
có chức năng khác là thuyết minh cuộc sống”.[3;265-266] Mỗi nhà văn qua tác phẩm
của mình thể hiện khát khao chiếm lĩnh, trải nghiệm thế giới. Chính qua cách lý giải thế giới này mà ta phát hiện ra chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, quan điểm, lập trường, thái độ của nhà văn trước các hiện tượng của đời sống xã hội. Nghiên cứu về mặt sinh học cho thấy nam giới thường thiên về khám phá cái chủ quan. Do đó từ xưa đến nay, người đàn ông viết văn luôn được coi là một sự khám phá quan trọng còn người phụ nữ chỉ được coi là sáng tác những điều vặt vãnh, chỉ nói chuyện bản thân chứ không thể nói chuyện về thế giới. Bởi vậy mà một lý do hiển nhiên khi người ta cho rằng viết về người đàn ông là viết về cả nhân loại còn phụ nữ chỉ là một phần bé mọn của loài người. Nay nhà văn nữ cho thấy rằng cách nhìn nhận, khám phá thế giới của họ cũng đem đến những lý giải quan trọng không kém gì các tác phẩm của nam giới. Họ không cần phải hướng theo cái nhìn của nam giới thiên về đại cục tổng quát mà cứ đi theo mạch suy nghĩ của nữ giới hàng ngày để khái quát, lý giải cuộc sống.
Ý thức khẳng định cái nhìn của nữ giới thể hiện đầu tiên ở việc các nhà văn nữ đi sâu vào những mảng đề tài rộng lớn, nơi mà sự khám phá thường ưu tiên cho phái nam như chiến tranh, văn hóa,…v.v Ở đó họ đã thể hiện cách nhìn nhận, khám phá riêng của giới mình.
Trong Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan điều này được thể hiện khá rõ. Về nội dung,
tiểu thuyết này viết về chiến tranh và số phận con người. Nhà văn đã khơi dậy một đề tài cũ nhưng luôn được văn học thế giới và Việt Nam khai thác vẫn không cùng. Quyển sách này viết về hành trình của những người đàn bà đi tìm chính mình, của những người đàn bà thất lạc nhau trên cái nền là đất nước Việt Nam từ chiến tranh sang hòa bình và đổi mới. Lý Lan rất chú ý đến việc khai thác ý thức nữ quyền trong văn học từ
tên tác phẩm nhại đầy thách thức Tiểu thuyết đàn bà cho đến quan điểm viết từ góc
nhìn của phụ nữ. Chẳng hạn, cuộc chiến tranh được nhìn nhận, đánh giá từ cái nhìn của người phụ nữ. Nhân vật nhà văn Thoa liên tục tìm hiểu và không ngừng viết một tập sách về lịch sử dòng họ mình bằng sự từng trải của bản thân, sự so sánh những chìm nổi bể dâu của đại gia đình mình, là một thách thức lớn trong việc khẳng định người
phụ nữ muốn vượt thoát số phận của đàn bà: “Quyển sách Thoa đang viết là một nỗ
lực nữa, một tham vọng khác,một trải nghiệm mới,một thách thức đồng thời một trắc nghiệm bản thân. Chị biết mình chưa đi tới nơi,và cái hành trình mà chị vạch ra từ đầu sẽ thay đổi theo mỗi chặng đường chị qua. Đêm đêm ngồi đối diện màn hình máy tính,Thoa nhìn những dòng chữ hiện ra rồi biến mất rồi hiện ra, những dòng chữ thay đổi vị trí các từ và mẫu tự trong mỗi câu,có khi chị nghi ngờ những dòng chữ chị viết ra có tồn tại hay không, nhưng chị không một mảy may nghi ngờ điều chị đang viết có đáng viết ra chăng.Viết ra như thế nào mới là vấn đề,chứ điều gì,bất cứ điều gì,dù trong hiện thực hay trong trí tưởng tượng,Thoa tin là đều đáng viết ra,nếu không nói là có quyền được viết ra” [84; 35].
Viết về cuộc chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến là điều mà nhiều tác giả đã thực
pháp dòng ý thức với một lối kết cấu truyện lồng trong truyện như Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan. Có thể nói Nỗi buồn chiến tranh đã mang lại một thành công vang dội,
được xếp vào hàng những tác phẩm viết về chiến tranh hay nhất. Những trang văn của Bảo Ninh về sự chết chóc, khốc liệt của chiến tranh hiện lên đầy ám ảnh với cả đàn
ông, cả đàn bà. Cũng nói về chiến tranh Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo
lại đem đến sự xót xa nhiều hơn cho những người phụ nữ. Phương của Nỗi buồn chiến tranh đau khổ, mất mát vì chiến tranh là thế nhưng Phương vẫn thật đẹp, vẫn hiện lên với dáng hình của cô nữ sinh Hà thành sau bao vùi dập của cuộc đời. Còn những cô gái của rừng cười họ đã mất hết nhan sắc, tuổi trẻ, quyền được yêu thương, hạnh phúc, người trở về tưởng là người sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn hóa ra lại là người bất hạnh nhất khi nhận ra mình đã thay đổi, đã không thể trở về như trước được nữa.
Người lính trong truyện đã phải thốt lên rằng : “Ôi ! Thế là sau chín năm ở chiến
trường, nay tôi đã thấy ở Rừng Cười cái cười méo mó, man dại của chiến tranh. Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần để cho họ đừng rơi vào hoàn cảnh ấy.”[49;119] Chiến tranh của Võ Thị Hảo
được nhìn nhận ở sự khốc liệt dành cho người phụ nữ, những nỗi đau mà chỉ những người phụ nữ mới nhìn thấy được.
Lý Lan cũng viết về chiến tranh nhưng nỗi ám ảnh trong Tiểu thuyết đàn bà không
dữ dội như những trang văn của Bảo Ninh. Bởi lẽ nhân vật Thoa chỉ biết đến chiến tranh trong một lần vô tình được giao nhiệm vụ giết một người bị coi là đã phản bội, chiến tranh còn lại được nhìn qua tấm song sắt nhà tù, qua sự tra tấn, qua niềm tin từ bài hát mà người đồng đội mang lại. Không có cảnh chết chóc, dịch bệnh, như trong
Nỗi buồn chiến tranh. Sự đau khổ của Thoa cũng không giống với sự đau khổ của
Thảo trong Người sót lại của rừng cười. Bởi ở Thoa, niềm tin yêu cuộc sống chưa bao giờ tắt, ý thức đấu tranh, tìm hiểu cội nguồn, bản thân luôn thôi thúc cô sáng tác mỗi ngày. Có thể nói không nhìn chiến tranh từ đôi mắt khốc liệt như của Bảo Ninh, từ nỗi đau đớn thảm sầu như của Võ Thị Hảo, Lý Lan nhìn cuộc chiến bằng đôi mắt bình
thản, bỏ lại sau lưng tất cả mọi đớn đau dù cái dư vị xót xa của cuộc chiến vẫn cứ đeo đuổi mãi số phận của những người đàn bà như Thoa, chị Đen.
Rõ ràng cùng nói về cuộc chiến, nhưng cách tiếp cận, lý giải cuộc sống chiến tranh của những nhà văn nam và nhà văn nữ đã có sự khác nhau. Dịu dàng, đằm thắm các nhà văn nữ đã nhìn thấy những cay đắng, xót xa mà chỉ những người phụ nữ trong chiến tranh mới phải gánh chịu. Cách lý giải ấy đem đến một bộ mặt của chiến tranh không dữ dội nhưng đầy khắc khoải, đớn đau. Lý Lan đã góp một tiếng nói mới cho văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh. Bởi lẽ, bà nhìn cuộc chiến từ lăng kính của người phụ nữ trải nghiệm chính cuộc đời mình và viết về nó từ quan điểm của người phụ nữ. Chiến tranh vốn là nỗi đau thật sự thấm thía của con người nhưng với cái nhìn này, chiến tranh hiện lên và được lý giải đau đớn hơn, dữ dội hơn. Qua đó, Lý Lan khẳng định người phụ nữ là con người, viết về họ hay chính họ viết về lịch sử dòng họ mình thì cũng chính là viết về nhân loại.
Trong Tiểu thuyết đàn bà cũng như trong một vài truyện ngắn khác như Ba người
đàn bà, Cô con gái, Lý Lan còn nói đến một vấn đề dường như theo tác giả suốt những
năm tháng viết văn. Đó là vấn đề hội nhập giữa các nền văn hóa. Nhà văn hướng đến chiều sâu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Con người không chỉ sống bó buộc trong một nền văn hóa nào, con người phá vỡ những quy củ của một cộng đồng để hướng tới một xã hội chung. Do đó, sự thay đổi trong mỗi con người không đơn thuần là sự lạc lõng bơ vơ mà còn là sự thất lạc, sự đi tìm chính mình trong thế giới nhiều biến đổi. Cuộc hôn nhân với người nước ngoài của nhân vật Không Bé là một minh chứng. Đó không phải là việc nhà văn mô tả một cô gái Việt lấy chồng ngoại kiều vì cuộc mưu sinh thoát nghèo mà là một cuộc hôn nhân tự nguyện, vượt qua các dị biệt văn hóa âm thầm, mãnh liệt của một cô gái trẻ hiện đại, có học thức và bề sâu văn hóa cội nguồn. Lý Lan đã khẳng định người đàn bà trong mối quan hệ tình yêu, hôn nhân này chính là nguyên nhân gắn kết các cộng đồng văn hóa khác nhau gần lại để chia sẻ, hàn gắn và cảm thông hơn. Chủ đề của cuốn tiểu thuyết về đàn bà do đó không xa lạ gì
chủ đề mà văn học nhân loại đã và đang hướng đến: sự ám ảnh của chiến tranh và ước muốn hòa bình, số phận con người trong thế giới đầy biến động.
Cùng liên quan đến vấn đề văn hóa là những trang truyện đầy ám ảnh của Đỗ Hoàng Diệu. Đỗ Hoàng Diệu nói nhiều đến người đàn bà nhưng tác phẩm của nhà văn luôn muốn hướng tới một điều to lớn hơn vấn đề số phận của những người đàn bà. Viết
về điều này, Nguyên Ngọc nhận xét : “Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là
những người phụ nữ phải gánh chịu cả một quá khứ phi phàm”, bị đeo đuổi vì “một thứ tội tổ tông”. Trong Bóng đè, nhân vật nữ chính đã phải chịu đựng những cuộc hãm
hiếp từ chính tổ tiên Trung Hoa của nhà chồng. Đây là đề tài mà Nguyễn Huy Thiệp đã từng đề cập, tuy nhiên với truyện ngắn của mình Đỗ Hoàng Diệu để người mang gánh nặng của cả nền văn hóa dân tộc là người phụ nữ chứ không phải là người đàn ông. Vấn đề mà nhà văn đề cập không còn là một đề tài nhỏ bé trong thế giới cơm, áo, gạo tiền của người phụ nữ nữa mà là một vấn đề mang tầm lịch sử, văn hóa lớn lao.
Vậy là qua những trang viết này, các nhà văn nữ đã khẳng định họ có thể viết về những đề tài rộng lớn và cách giải thích cắt nghĩa thế giới của họ cũng mang tầm vóc nhân loại chứ không chỉ riêng cách phản ánh của nam giới mới đạt được tầm vóc lớn lao.
Khi xem xét chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, một điều được coi là thành công của văn học là việc xây dựng những điển hình nghệ thuật, cắt nghĩa cuộc sống qua những điển hình này. Văn học hiện đại trái lại từ chối việc xây dựng những điển hình này, nhà văn muốn tái hiện hiện thực qua những mảnh ghép vỡ vụn của đời sống. Lý giải thế giới bằng những chi tiết vụn vặt là cách mà các nhà văn thuộc hai giới đều sử dụng dĩ nhiên với những cách làm khác nhau.
Xã hội hiện đại ẩn chứa bên trong muôn vàn những nghịch cảnh, hỗn loạn, trái ngang. Nếu đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, ta sẽ bắt gặp một thế giới ngổn ngang,
xô bồ với Không có vua, Tướng về hưu,…v.v, nơi mà tình người dần biến mất để thay
một thế giới hỗn loạn, các nhân vật trong Thoạt kì thủy, Người đi vắng, Ngồi đều trở
nên khó hiểu, hỗn loạn, là những nhân vật đầy vết “dập xóa” trên thân thân thể. Tất cả để phản ánh một thế giới hỗn mang, nơi mà những thay đổi về kinh tế, quan niệm văn hóa đã khiến cho cuộc sống của con người trở nên lạnh lẽo, bất ổn hơn bao giờ hết.
Phản ánh xã hội hiện đại, các nhà văn nữ cũng đi vào những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống. Tuy nhiên cách phản ánh của các nhà văn nữ không đem đến một cảm giác “sốc”, không khiến độc giả bị lạc vào một thế giới khác như trường hợp mà Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Bình Phương vừa đem đến cho chúng ta ở trên. Các nhà văn nữ lại bằng những câu chuyện nhỏ nhặt mà giàu ý nghĩa, những chi tiết vụn vặt đời thường mà thể hiện cách nhìn cuộc đời, lý giải cuộc sống của mình. Những đặc điểm này thể hiện rõ trong tác phẩm của Y Ban.
Trong tiểu thuyết Đàn bà xấu thì không có quà, qua những cuộc gặp gỡ của nhân
vật Nấm với những người đàn ông, qua mối quan hệ của Nấm trong công việc, qua những câu chuyện của giới văn phòng, Y Ban đã khái quát lên một quy luật như chính tên gọi của tác phẩm “đàn bà xấu thì không có quà” và sẽ còn phải lâu rất lâu nữa, người ta mới nhận ra đâu là giá trị đích thực cần nâng niu trân trọng. Cuộc sống của người dân và mong ước của họ sẽ là về “con vịt xào khan” hay “ba điều ước”,…lối kể chuyện giản dị, tự nhiên của Y Ban đem đến cho nụ cười rơi nước mắt bởi sự thấm thía về quy luật của cuộc đời, những bất công của xã hội.
Trong Xuân Từ Chiều, cuộc đời được nhìn nhận, cắt nghĩa dưới cái nhìn của ba cô
gái, ba số phận. Cái nhìn đó không hướng đến bao quát toàn cục thế giới mà là cái nhìn xung quanh bể nước khu tập thể, những câu chuyện ở bệnh viện, những chuyện nhỏ nhặt nơi quán bán xôi vỉa hè, những chuyện kể của giới công chức. Cuộc sống cứ vậy diễn ra tự nhiên, rõ mồn một như không có một dụng công nào của người kể chuyện. Giản đơn là thế, mà cái thấm đến lòng người đọc lại vô cùng sâu sắc. Bởi cả một xã hội đang đổi thay, những số phận con người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là số phận của người phụ nữ cứ thế hiện ra, phơi bày.
Như vậy dù hướng tới chiến tranh, văn hóa hay cuộc sống thường ngày, văn chương nữ vẫn đem đến một sự hấp dẫn, đáng yêu. Cái đáng yêu nằm ở lối viết giản đơn, cắt nghĩa cuộc sống một cách dễ hiểu mà không kém phần sâu sắc, ý nghĩa. Không cần thiết phải gồng mình lên để viết cho thật giống nam giới, các tác giả nữ đã đòi sự bình đẳng khi công khai thể hiện cái nhìn riêng của mình về các vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội.