Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ những biểu hiện nội dung
2.1. Khát vọng bình đẳng giớ
Trong tác phẩm văn học, người nghệ sĩ luôn thể hiện một xúc cảm khẳng định,
phủ định để nói lên khát vọng của chính mình. Biêlinxki nói : “Tư tưởng thơ, đó không
phải là phép tam đoạn thức, không phải là giáo điều, không phải là quy tắc, mà là một ham mê sống động, đó là cảm hứng” [3- 268]. Cảm hứng đó trong tác phẩm trước hết
là niềm đam mê khẳng định cái đẹp, chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối, mong ước con người có một cuộc sống tốt đep hơn- mong ước muôn đời của người nghệ sĩ. Trong lịch sử văn học dân tộc, những nghệ sĩ lớn luôn là những người biết gạt bỏ những thù hằn cá nhân, địa vị giai cấp để viết cho cộng đồng, nhân loại hướng đến những chân lí. Các nhà văn nam bởi vậy dù được một đặc quyền trong sáng tạo nghệ thuật cũng luôn hướng đến bênh vực cho người phụ nữ, đấu tranh cho một xã hội tốt
đẹp hơn vì người phụ nữ. Đó là trường hợp Nguyễn Du viết Truyện Kiều, Nguyễn Dữ viết Người con gái nam xương và tác giả của Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán
ngâm khúc,…Tuy nhiên, dưới cái nhìn nam quyền và yếu tố văn hóa xã hội, người phụ
nữ chưa thể được cởi trói, những tác phẩm văn học chỉ để họ ngậm ngùi, đau đớn, xót xa, để tiếp tục sống với bổn phận và trách nhiệm chứ không có niềm tin thay đổi.
Văn học Việt Nam sau năm 1975 thực sự chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ từ hệ thống đề tài cho đến thi pháp, thể loại. Văn học hướng đến những vấn đề cá nhân, số phận con người trong đời sống hiện đại cùng những cách tân nghệ thuật sâu sắc. Trong đó vấn đề người phụ nữ hiện đại, công cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới diễn ra mạnh mẽ. Trên văn đàn xuất hiện nhiều giọng nữ đấu tranh quyết liệt cho sự tồn tại của mình, của giới mình. Các nhà văn nữ một mặt tự khẳng định mình có quyền sáng tác và
có khả năng sáng tác ngang bằng với nam giới bằng hàng loạt những tác phẩm có tên tuổi và có giá trị; mặt khác, họ hiểu hơn ai hết sứ mệnh của mình, bằng những tác phẩm văn học là nguồn cổ vũ động viên cho nhiều chị em phụ nữ khác tự tin vào sức mạnh của giới mình, đứng lên đấu tranh, khẳng định sức mạnh của giới mình trong đời sống gia đình và ngoài xã hội.Sự khẳng định phái tính của mình còn thể hiện ở việc lý giải, cắt nghĩa thế giới bằng cái nhìn riêng của nữ giới. Có thể nói khát vọng bình đẳng giới là khát vọng chủ đạo trong văn học nữ đương đại.