Cá tính hóa về mặt ngôn ngữ ở các nhà văn nữ

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 88)

Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.2.2.3. Cá tính hóa về mặt ngôn ngữ ở các nhà văn nữ

Mỗi nhà văn có một phong cách, một tiếng nói riêng. Với các nhà văn nữ bên cạnh những đặc điểm chung về sự khẳng định tiếng nói của mình trong văn chương, các nhà

văn nữ cũng rất có ý thức cá tính hóa ngôn ngữ của mình trong tác phẩm. Điều đó tạo nên dáng vẻ riêng, độc đáo trong một thế đứng chung với các nhà văn nữ.

a. Ngôn ngữ sinh động, có duyên, mang đậm phong vị Nam Bộ của Lý Lan

Những trang văn của Lý Lan luôn để lại cho người đọc một ấn tượng đặc biệt, ấn tượng ấy không chỉ toát ra từ cách nhìn cuộc đời, cảnh vật mà đầu tiên ngay từ bề mặt câu chữ.

Trước hết đó là thứ ngôn ngữ sinh động, diễn tả về nhân vật, kể về cảnh, về người mà cảnh và người như hiện lên trước mắt. Đó là thứ ngôn ngữ của đời sống tự nhiên với nhiều dạng vẻ khác nhau, phù hợp với bối cảnh câu chuyện, nội dung tư tưởng và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan còn có khả năng gợi ra những hình ảnh phù hợp với hiện thực đời sống.

Bằng ngôn ngữ, nhà văn đã miêu tả những bức tranh thiên nhiên sinh động luôn luôn chuyển động không ngừng để thể hiện nội tâm nhân vật cũng như sự chuyển biến

của phông cảnh trong Cỏ hát, Qua đèo, Tóc tiên, Vườn cổ tích…Lý Lan cũng sử dụng

ngôn ngữ thuần thục trong việc tạo ra cảnh sinh hoạt của con người trong các truyện

ngắn Cần Giuộc, Suối Sim, Pha lê, Thả diều, Chị ấy lấy chồng chưa…Truyện ngắn

Lý Lan cũng rất giỏi trong việc tạo ra không khí truyện phù hợp: không khí ngột ngạt,

tù đọng (Tóc tiên, Chiêm bao thấy núi, Thời gian không mất đi, Ngựa ô, Mẹ và con), không khí thoáng chút kinh dị, liêu trai (Chuyện kinh dị, Truyện ma), không khí căng thẳng, mệt mỏi (Phượng, Tình thơ, Dị mộng, Đường lên Đại Vực)…

Khi những câu chuyện lấy bối cảnh nước ngoài, Lý Lan bằng ngôn ngữ đã diễn tả

đúng người đúng cảnh, khiến cho câu chuyện sinh động, chân thật: Ba người đàn bà,

Cô con gái, Tại sao anh làm điều đó, Phi trường Đài Bắc…Đây là ngôn ngữ của

nhân vật Nhi (Cô con gái):

“ - Đó là tranh của các em đường phố vẽ. Tôi giúp các em học tiếng Anh buổi tối, và tôi tìm hiểu các em , như ở đâu ngủ, làm sao ăn , tại sao không ở nhà, ai là ba má… Tôi cho các em giấy và màu, cho các em vẽ, tôi tin là bà giáo sư của tôi sẽ thích những

tranh này lắm. Tôi có một thắc mắc, tại sao các em vẻ “quê nhà” nhiều như vậy?”.

Nhi nói tiếng Việt theo kiểu Mỹ, biểu thị cô đúng là một cô gái Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài. Cách đặt câu hỏi của cô hoàn toàn như cấu trúc tiếng Anh, không giống cách nói năng của người Việt.

Còn đây là ngôn ngữ của người già miền Nam đã di cư nhưng vẫn giữ được chất giọng quê nhà:

“- Cô Hồng biết không, ông trời có mắt, người ta làm gì rồi cũng không qua được ông Trời, mà có Trời Phật phù hộ thì đâu vô đó hết. Hồi ông nhà tui vượt biên, ổng vét sạch tư trang mà đi. Ổng dắt theo năm đứa lớn, để thằng út cho tui, đặng rủi có chuyện gì thì ổng không đến nỗi tuyệt tự . Ổng đi rồi, tui ăn chay nằm đất mấy tháng trời, đến khi biết chắc ổng tới đảo rồi, tui phát nguyện ăn chay nằm đất thêm ba năm nữa. Vậy mà cô biết không, ổng thiệt là bất nhơn. Hóa ra ổng biểu tui ở lại để ổng dắt con vợ nhỏ đi. Qua tới trại tị nạn ổng khai con đó là vợ, con của con đó là con, còn năm đứa con của tui thành không cha không mẹ, bị đem cho Mỹ làm con nuôi”.

Lý Lan còn tỏ ra sở trường trong ý thức sử dụng ngôn ngữ: “ Tho nhìn những

người đàn ông ăn, uống, nói năng, cãi vã, chúc tụng, khoác lác, miệt thị, tâng bốc, lừa lọc, ép nài, ói mửa, xiểng liểng, bò lê, chửi bới, đánh đấm, trốn chạy, quay lại, ăn, uống, bá cổ, kề vai, tung hô, chửi bới…” (Người đàn bà kể chuyện). Hàng loạt các từ

ngữ được liệt kê để diễn tả chính xác cảnh ăn nhậu của những người đàn ông qua cảm nhận của nhân vật.

Như vậy, nhà văn đã thể hiện trong truyện ngắn của mình một phong cách ngôn ngữ sinh động bằng cách sử dụng ngôn ngữ hiện đại trên tinh thần tiếp thu truyền thống.

Ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan có nét độc đáo riêng là rất có duyên, rất có cá tính. Điều này có thể lý giải được do điều kiện sống và văn hóa của gia đình. Là một người Việt gốc Hoa, sinh trưởng và gắn bó phần lớn cuộc đời ở miền Nam nên nhà văn đã chọn được một cách nói trong văn chương bằng giọng hơi ngang tàng, hơi mộc, không

làm dáng, nhưng không khô cứng, không lên gân mà vẫn rất biểu cảm. Nhiều người nhận xét Lý Lan đã tiếp thu cái mạch ngôn ngữ văn chương Nam Bộ giản dị, không làm điệu, làm ồn. Điều đặc biệt so với các giọng nữ trong văn chương hiện đại Việt Nam là văn chương Lý Lan luôn gợi ra cảm giác trẻ trung, chắc chắn, chững chạc,

không lên gân, không làm điệu, làm ồn. Chẳng hạn, đọc truyện ngắn Con ma, người

đọc sẽ cảm nhận được tâm hồn đằm thắm của một người phụ nữ thấu hiểu và giàu chiêm nghiệm về cuộc sống:

"Tôi đi tới chỗ thằng em. Mặt nó đã đỏ nhừ. Cả bàn đang om sòm tranh cãi. Ai bắt cá Irak thắng? Vấn đề là cầm cự được bao lâu? Israel nhảy vô là Mỹ thua. Cá hai ăn một Israel đứng ngoài . Chiến tranh hiện đại, ba ngày là xong. Cá ba ăn một vùng Vịnh còn đánh dài dài, ít ra một trăm ngày mới cúng cơm. Những bình luận gia, những nhà chiến lược, những con bạc hay một lũ say?”.

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Lý Lan là ngôn ngữ bình dân, sâu sắc, sử dụng nhiều khẩu ngữ, phương ngữ Nam Bộ. Điều đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại chân thật, không thi vị hóa, không sống sượng với cách nói ngắn gọn, dí dỏm của người Nam Bộ. Cây bút nữ này đã chọn lựa ngôn ngữ phù hợp với tính cách từng nhân vật từ kiểu nói Nam Bộ, từ ngữ Nam Bộ được chủ ý sử dụng đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.

Còn đây là ngôn ngữ của một ông cán bộ xã nông dân chân chất:

“ - Đồng chí này ở trên quốc tế xuống.

Chủ tịch xã nhìn tôi đầy cảnh giác, bảo viên thư ký: - Rót nước mầy.

…Ông hất hàm về phía viên thư ký: - Xã mình chỗ nào nhiều muỗi nhứt mậy? - Dạ, đâu mà hổng có muỗi chú Tư? - Mà cô dám đi tới ổ muỗi không? - Dám.

- Tám, mày lo cơm nước rồi đưa đồng chí quốc tế này về ấp Bò Tỏ bắt muỗi” (Nghĩa người dưng).

Cách đối thoại trong truyện ngắn Hạnh phúc chơn kinh sử dụng nhiều từ ngữ và

cách nói của người phụ nữ miền Nam

“Chị thấy nó giống chồng chị không?” Nhàn ngắm kỹ đứa bé vô tư nhận xét:

“Con nít nhỏ quá khó nói giống ai, nhưng môi, mũi, chân mày thì quả là giống anh Tuấn”.

“Con của ảnh mà”.

“Vậy sao?”

Người đàn bà bật khóc:

“Hồi đó ảnh đục tường qua với tôi. Tại chồng tôi có mèo, có khi đi vắng hai ba đêm. Ảnh nói ảnh cũng không hạnh phúc với chị. Rồi ảnh nói chị đòi dọn nhà đi. Rồi sau khi tôi li dị, ảnh nói chị không chịu li dị. Tôi cũng cam làm bé. Bây giờ vỡ ra là ảnh đang bao một con khác”.

Tóm lại, ngôn ngữ truyện ngắn sinh động, vừa tiếp thu vốn ngôn ngữ truyền thống của dân tộc vừa rất hiện đại, giàu cá tính, mang đậm phong vị Nam Bộ… là những đặc điểm tạo nên sức thu hút bạn đọc lâu bền của truyện ngắn Lý Lan.

b. Ngôn ngữ gợi hình, nhiều ẩn dụ trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu

Ngôn ngữ của Đỗ Hoàng Diệu luôn gợi hình, để lại nhiều ám ảnh.Trước hết nhà văn sử dụng nhiều “ngôn ngữ thân xác”, táo bạo mãnh liệt để diễn tả đời sống bản năng của con người :

“Câu hỏi của tôi thường được trả lời bằng hàng giờ ông hít ngửi, sờ nắn da thịt tôi

như để định giá một chiếc bình cổ thời Minh. Mỗi bận ánh mắt ông soi vào vùng kín, da thịt tôi lại hồng tía lên như chiếc mào gà, để rồi bị ông dìm chết, bở ra như một củ khoai lang ” [67;51]

Những câu văn viết của Đỗ Hoàng Diệu luôn gợi cho ta nhiều hình ảnh :

“Thân thể Trí mát rượi, trơn bóng. Chàng mơn man tôi bằng hơi thở đầy kích

động, thì thầm những lời thông thái, cho đến khi tôi chín nhừ đi, không còn sức chống đỡ, chàng mới sôi sục đi vào. Tôi bấu riết làn da trơn mịn của chàng, đu người nấc nghẹn.”[70;114-115]

Nhưng ngôn ngữ của Đỗ Hoàng Diệu không dừng lại ở đó, mượn cái vỏ ngôn ngữ thân xác, Đỗ Hoàng Diệu muốn đưa ta đến nhiều ám ảnh hơn, nhiều ẩn dụ hơn thế nữa.

“Sau bức màn đỏ, bóng đen thản nhiên bước ra. Lần này hiện rõ hình hài con

người. Tôi không còn sợ hãi mà nghênh mặt ngắm nhìn. Nó mang trong mình dáng hình của một lão già Tàu nào đó đầy quyền uy chập chờn trên cái nền lát gạch tàu. Lão Tàu xa xăm, bí ẩn, vừa đen tối vừa có sức hút lạ kỳ, quyến rũ khác thường, vừa giông giống bố chồng tôi…Tôi nhắm mắt cho trăm đời dòng dõi đế vương quần thảo, cho đến lúc đỉnh đầu nhức buốt, tôi bật nức nở man dại” (70;30)

Hình ảnh lão tàu đầy uy lực trở đi, trở lại suốt những trang sách của Bóng đè gợi ra nhiều ám ảnh, ẩn dụ. Trong Vu quy ta cũng bắt gặp hình ảnh lão Tàu này. Đây là câu trả lời của người đàn ông Tàu dành cho cô gái là : “Vì em thông minh nhưng cả tin. Vì

em yếu đuối nhưng cố tỏ ra mạnh mẽ. Nếu rời xa tôi, em sẽ chết. Em đang mắc căn bệnh trầm kha, chỉ có tôi mới giúp em hồi sinh được. Em sinh ra để dựa dẫm vào tôi.Đuôi mắt một mí của ông cười ma quái. Nắng biển Đông chết ngoài khơi xa trước ánh mắt ông. Tấm thân tôi cong lên hình chữ S, một hình chữ S cố phản kháng :

- Nhưng em không phải nô lệ của ông

- Trong tâm tưởng, em luôn nghĩ em là nô lệ. Em nghĩ thế từ khi em sinh ra, từ cả ngàn năm nay. Em không có sự tự tin.”[70;51-52]

Những hình ảnh về chữ S phản kháng, về sự tự ti nghĩ mình là nô lệ cả ngàn năm nay, sự phục tùng những tổ tiên, dòng giống Trung Hoa, lão người Tàu,…là những ẩn dụ về tâm lý văn hóa của cả một dân tộc, chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa từ ngàn năm nay, mang tâm lý mặc cảm, tự ti của một nô lệ. Những vấn đề lịch sử văn

hóa được Đỗ Hoàng Diệu trình bày qua một lối viết văn đầy hình ảnh ẩn dụ, để người đọc liên tưởng, tưởng tượng.

c. Ngôn ngữ báo chí, đậm chất y học trong văn Y Ban

Quan sát những tác phẩm của Y Ban những năm gần đây như Xuân Từ Chiều, I

am đàn bà, sẽ thấy ngôn ngữ của Y Ban đang dần bị báo chí hóa. Đó là một lối văn

phong khác hẳn thời Y Ban viết Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Những tác phẩm đó hiện thực

hơn, nó là sự đúc kết những quan sát, trải nghiệm của chị trong cuộc sống. Có thể nói I am đàn bà bề bộn mà táo bạo. Với những người yêu câu chữ chau chuốt thì sẽ không thích. Nhiều người nhận xét đó là thứ ngôn ngữ gần với dòng văn học linglei của Trung Quốc.

Trong Xuân Từ Chiều, Y Ban trình làng một lối viết ngắn gọn, lượng thông tin

dồn dập, mang đậm hơi thở của đời sống. Đây là cuốn tiểu thuyết viết liền một mạch, chỉ xuống dòng khi tác phẩm đã đi đến đoạn kết. Truyện không có một cái cốt chặt chẽ mà như một ghi chép lộn xộn, ngẫu hứng những lời kể của người trần thuật. Y Ban xuất hiện đằng sau câu chữ, như một người kể chuyện một hơi dài tất cả những sự việc vụn vặt của đời sống, do đó không cần phải xuống dòng, kể hết thì kết thúc. Đó là lối viết mang đậm hơi hướng của hiện tại. Lượng thông tin được dồn nén, chỉ những chuyện vặt vãnh mà khái quát được bao nhiêu vấn đề của đời sống. Chẳng hạn chỉ một

đoạn câu chữ ngắn mà gói được bao nhiêu chuyện : “…Vậy những cái đang tồn tại kia

có giải quyết được không ? Không có gì là không giải quyết được nếu tìm ra ngọn nguồn và quy luật phát triển của xã hội. Người nông dân cùng con trâu với cái cày trên đồng ruộng, chỉ vắt họ mà đường cày thẳng băng kia thôi. Vắt, họ là gì nhỉ ? Là pháp luật, pháp luật và pháp luật. Đúng thế. Từ viết giải pháp của mình lên giấy xong tắt đèn đi ngủ. Hà Nội mới vào đợt rét nếm. Sự háo hức nếm cái rét đầu đông để khoe khăn áo của người thiếu nữ. Sự háo hức đón cái rét đầu đông của chén rượụ đầu ngõ. Sáng thứ bảy Từ đưa Bống đi chơi, qua hồ Thiền Quang đông nghịt người. Cảnh sát giao thông phải điều thêm người, còi tuýp liên mồm để giải tán đám đông, khỏi kẹt

đường. Hàng nghìn người đổ xô đến đây làm gì vậy ? À, có gì đâu, người ta đến đây để xem mò xác người chết đuối dưới hồ. Sao mà chết vậy ? À, có gì đâu, đêm qua uống rượu rồi thách nhau nhảy xuống hồ bơi, rồi chết…” [66; 238]. Chỉ bằng vài câu văn

ngắn, Y Ban đã khái quát được bao nhiêu vấn đề, sự việc, từ giải pháp cho đề tài nghiên cứu của Từ, thời tiết Hà Nội, một vụ chết đuối. Lượng ngôn ngữ dồn dập, đầy ắp thông tin ấy mang đậm nét ngôn ngữ báo chí. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà bởi vậy đã từng tiếc, giá mà Y Ban nữ tính hơn một chút, thâm trầm hơn một chút. Nhưng báo chí hóa ngôn ngữ, dồn nén thông tin cho ta gặp hơi thở của cuộc sống, và sự sắc cạnh ấy làm nên một đặc điểm riêng của Y Ban mà không lẫn với các cây bút nữ khác.

Y Ban vốn xuất thân từ ngành y học, bởi vậy Y Ban rất am hiểu về đặc điểm sinh học của cơ thể con người. Đây cũng là một lợi thế giúp Y Ban diễn tả chính xác những đặc điểm tâm sinh lý của con người trong văn chương. Bởi vậy, ngôn ngữ của Y Ban cũng mang đậm nét ngôn ngữ y học. Đọc Xuân Từ Chiều của Y Ban, người đọc như

bắt gặp thêm nhiều kiến thức sinh học. Từ việc đỡ đẻ : “Cái ca đẻ này cũng là phức

tạp, cũng chẳng phức tạp. Nó là ngôi chân, chân nó ra trước mà nó sổ ca được cả người như vậy là dễ rồi, còn cái đầu nó không sổ ra được là do cái cằm nó vướng vào xương vệ, chỉ cần người đỡ luồn tay vào mồm nó ấn cái cằm nó xuống là nó sổ ra ngay”[66; 19]. Nhiều trang viết của Y Ban vì thế gây cho ta cảm giác rờn rợn. Nếu như

Nguyễn Huy Thiệp trong Tướng về hưu đã từng làm bạn đọc sửng sốt trước hành động đem những bào thai về cho chó ăn của cô Thủy, thì Y Ban bằng ngôn ngữ y học của

mình còn khiến bạn đọc “rợn tóc gáy” hơn nữa : “Cái cóng đỏ lòm những máu đun lên

chuyển sang màu trắng đục, những mẩu màu trắng đục. Con Từ lấy que khều khều cái bàn tay ếch nhô lên khỏi những mẩu trắng đục đó. Đây, chị đã nhìn rõ chưa. Thai này được khoảng hơn ba tháng rồi, tay đã đủ năm ngón nhưng vẫn còn màng. Chị nhìn rõ chưa. Để em lấy sách của bố em chỉ cho chị rõ nhé. Đây nhé, đây gọi là phôi, là các tế bào đang phân chia. Còn giai đoạn này thì gọi là thai nhi nhớ vì nó đã có hình hài nhớ…Đấy cái dạo em dẫn chị đi theo bà Nuôi ấy, mà chị cứ bảo búp bê ấy, là giai

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)