Nghệ thuật miêu tả tâm lý các nhân vật nữ

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 67)

Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý các nhân vật nữ

Miêu tả tâm lý nhân vật là bước tiến trong quá trình phát triển tất yếu của văn học. Để tái hiện cuộc sống con người toàn vẹn, văn học hiện đại đã đánh dấu sự phát triển của mình trong tiến trình văn học bằng việc thành công trong miêu tả thế giới nội tâm của con người.

Trong truyện ngắn các tác giả nữ, nội tâm nhân vật chính là đối tượng chính để khám phá. Cốt truyện của các nhà văn thường rất ít tình tiết, sự kiện mà chủ yếu là

những suy ngẫm, nhận thức của bản thân nhân vật. “Trong bức tranh chung của đời

sống văn học hôm nay, sáng tác của các nhà văn nữ đã góp phần làm nên sự đa dạng của văn xuôi nghệ thuật bằng khả năng biểu đạt và phân tích sâu sắc tinh tế thế giới tâm hồn con người” [52]. Đây cũng là một trong những ưu thế của những cây bút nữ

khi mà những quá trình tâm lý của người phụ nữ diễn ra một cách bí ẩn, phức tạp mà các nhà văn nam khó lòng nhận biết thì người phụ nữ bằng sự nhạy cảm riêng của giới mình lại là người hiểu hơn ai hết.

Để miêu tả tâm lý nhân vật các nhà văn nữ thường sử dụng điểm nhìn từ bên trong, tự mình hoá thân vào nhân vật, bên cạnh đó những thủ pháp của văn học hiện đại thế

giới như thủ pháp dòng ý thức, sử dụng giấc mơ và cái vô thức cũng được các tác giả sử dụng.

3.1.2.1. Hóa thân vào nhân vật, sử dụng điểm nhìn nội quan để miêu tả những diễn biến tâm lí nhân vật

Thuật ngữ điểm nhìn là một thuật ngữ quan trọng trong lý luận văn học, ở đây chúng tôi xem xét điểm nhìn để thấy được tác dụng của nó trong việc phơi bày thế giới nội tâm của nhân vật. Thuật ngữ “điểm nhìn” ở Việt Nam được dùng tương đương với cụm từ “le point de vue” (Tiếng Pháp), “the point of view”, “the out look” (tiếng Anh). Thuật ngữ này được dùng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có nghĩa là điểm hay chỗ đứng để xem xét, bình giá một sự vật, một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội.

Theo Genette, “điểm nhìn nghệ thuật” là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí của người trần thuật (người nói) trong tương quan với nhân vật”. Cũng theo Genette, có ba điểm nhìn (tiêu điểm) :

- Tiêu điểm zero (focalisation zero): Người kể biết trước tất cả, không bị một hạn chế và không có một khoảng cách nào với sự việc được kể. Đây là mô hình chủ yếu của tự sự truyền thống.

- Tiêu điểm nội quan (focalisation interne): người kể thông qua nhân vật mà xác lập tiêu cự, sự biết của anh ta ngang với nhân vật và chỉ kể những gì mà nhân vật cảm

biết. Có ba dạng tiêu cự bên trong: a) dạng cố định - một nhân vật kể mọi việc; b) dạng

bất định - nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhau; c) dạng đa thức - nhiều nhân vật

cùng kể về một sự việc.

- Tiêu điểm ngoại quan (focalisation externe): Người kể xác lập tiêu cự bên ngoài đối với nhân vật và cảnh vật, chỉ miêu tả lời nói và hành động nhân vật một cách khách quan, không miêu tả nội tâm, không phân tích tâm lý, không đánh giá chủ quan.

Để cho nhân vật tự phơi bày thế giới tâm trạng của mình bằng cách từ điểm nhìn của mình kể lại những tâm trạng, suy nghĩ là cách mà hầu hết các nhà văn nữ lựa chọn.

Bởi vậy truyện của họ thường rất khó kể lại, cốt truyện truyền thống bị phá vỡ thay vào đó là cốt truyện tâm lý, cốt truyện bên trong nhằm diễn tả tâm lý nhân vật. Đây là cách sử dụng điểm nhìn nội quan mà trong ba nhà văn nữ kể trên Y Ban là người tiêu biểu.

Y Ban thường để cho nhân vật tự kể lại tâm trạng của mình. Những cuộc độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của chị thường rất dài, có khi triền miên từ đầu đến cuối truyện. Kiểu nhân vật tự bạch của Y Ban làm cho văn của chị nhiều khi là những dòng chảy nội tâm miên man tưởng chừng vô tận. Truyện của chị ít những đoạn đối thoại. Có những truyện từ đầu đến cuối nhân vật chính chỉ kể lại tâm trạng của mình: kể về những day dứt, dằn vặt đang diễn ra; kể về những trạng thái cảm xúc trong quá khứ. Các nhân vật khác được định hình dưới cái nhìn của nhân vật chính thường kèm theo những nhận xét, đánh giá chủ quan. Những đoạn đối thoại, có lẽ cũng chỉ như một sự minh họa cho diễn biến tâm lí của nhân vật.

Đây là một đoạn người phụ nữ kể về tâm trạng của mình khi còn là một cô gái trẻ lần đầu được một người con trai tỏ tình. Cảm xúc được diễn tả rất chân thực, tinh

tế.“Từ lúc người đàn ông về, ta chẳng làm được việc gì nữa. Ta trở nên vụng về. Suy

nghĩ tản mạn, đứt đoạn. Rơi vỡ và vấp váp. Cứ một lúc ta lại mang gương ra nắng soi và tự hài lòng… Ta cảm thấy bối rối… Ta chợt cảm thấy sợ hãi… Ta lắng nghe và rùng mình tan biến vào không gian. Ta không còn nhìn thấy gì nữa, nghe thấy gì nữa. Ta cảm giác lần đầu tiên được nghe tiếng yêu. Rồi cảm giác ấy qua đi, nhường chỗ cho sự ương bướng”[49; tr175-176]. Người phụ nữ nào đã từng trải qua những rung động

đầu đời như vậy đều nhận thấy hình bóng của mình. Nhà văn cao hơn những người bình thường ở chỗ họ biết diễn tả bằng lời những cảm xúc mà người khác chỉ có thể cảm thấy, chứ khó nói lên một cách rành mạch. Trong những truyện ngắn khác của Y Ban, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp kiểu mô tả tâm lí nhân vật như vậy. Có thể ngôi kể thay đổi nhưng cũng là kiểu nhân vật tự bạch. Nhà văn hóa thân vào nhân vật một cách hoàn hảo, có thể nhảy từ thái cực này sang thái cực khác, từ một cô gái mới lớn: với

gửi mẹ Âu Cơ), đến những người phụ nữ từng trải với những phút xao lòng (Sau chớp là bão dông). Từ những phụ nữ có sức quyến rũ mê hồn (Người đàn bà có ma lực) đến

những người phụ nữ tạo hóa trót khắt khe ban cho một nhan sắc quá đỗi tầm thường

(Biển và người đàn bà xấu xí, Đàn bà xấu thì không có quà). Từ những người đàn bà

giàu tham vọng (Con quỷ nhỏ trong tôi) đến những người phụ nữ chỉ mơ đến một hạnh phúc bình thường, giản dị (Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm). Hiếm người nào

có thể hiểu nhiều về người phụ nữ như Y Ban. Sự hòa mình vào với nhân vật ở tác giả thật đến nỗi sự xuất hiện của nhân vật xưng “tôi” khiến có người đọc đồng nhất nhân vật với nhà văn. Thực ra, dù khách quan đến mấy, nhân vật cũng ít nhiều sẽ có một chút “tôi - nhà văn” ở trong đó. Y Ban đã nói rằng "phần tôi" của mình thể hiện trong nhân vật ở tâm trạng nhân vật, ở sự dẫn dắt đường đi nước bước của nhân vật. Thích những cốt truyện hợp logic, những hành động có thể lý giải được một cách biện chứng, nhà văn thường đặt mình vào nhân vật để dự đoán xem nhân vật sẽ suy nghĩ ra sao, sẽ làm điều gì trong từng hoàn cảnh nhất định. Cũng bởi vậy, các nhân vật của Y Ban được đánh giá là rất thực, có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống.

Xuân Cang đã nhận định :“Y Ban có một lối riêng của mình, chị chú ý khai thác,

thể hiện những tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu – những tâm trạng trong đó được nâng lên thành những tâm thế có ý nghĩa nhân sinh… Cái được của truyện ngắn Y Ban là người viết không triết lí suông hay vụn vặt mà mọi ý tưởng đều được chắt lọc, thăng hoa từ những tình cảnh của đời sống. Truyện của Y Ban có thể xếp vào dạng “truyện tâm tình” – không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng ở người đọc bởi chiều sâu tâm lý của tính cách, bởi cái da diết của tình đời, tình người.” [53]

Cách hóa thân vào nhân vật để cho nhân vật tự bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của mình cũng thường thấy trong truyện của Đỗ Hoàng Diệu. Nhân vật nữ chính của Đỗ Hoàng Diệu luôn có nhu cầu bộc bạch với những diễn biến tâm lý phức tạp mà người xung quanh không thể nào hiểu nổi. Đỗ Hoàng Diệu như đặt mình vào trong giấc

mơ của nhân vật để tái hiện lại những cảm giác, tìm hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Logic bên ngoài không sao lý giải nổi vì sao một cô gái lại ưa thích cái cảm

giác mình bị hãm hiếp hay là những trạng thái xúc cảm của cô gái trong Vu quy bên

mỗi người đàn ông. Thứ cảm giác mà mỗi cô gái mang trong mình là nỗi ám ảnh từ ngàn xưa về việc mình là vật hiến thân cũng là những điều mà chỉ đi vào ngõ sâu của tâm trạng nhân vật ta mới có thể thấu hiểu.

Cũng thường sử dụng tiêu điểm nội quan để bộc lộ tâm lý, nhân vật của Lý Lan thường tự mình bộc bạch những cảm xúc bên trong của mình.Hà, một cô gái trẻ trong

Cỏ hát đã bộc bạch về triết lý sống “ hài lòng với hiện tạị” của mình. Tất cả những

biến chuyển tâm lý từ khi nghe câu chuyện của người em họ về cuộc sống ở bộ đội trên chiến trường Campuchia đều được diễn tả tỉ mỉ qua lời Hà. Ban đầu là cảm giác rùng

mình, ớn lạnh chạy dọc xương sống khi nghe về những tàn khốc do cuộc chiến đem lại,

những sọ người vét dưới ao lên. Kế đó là sự cảm phục đối với đứa em họ. Cuối cùng là những thay đổi lớn lao trong tình cảm và nhận thức của nhân vật. Hà đã cảm nhận được những rung động, chuyển mình của thiên nhiên, vạn vật quanh mình. Đó chính là những biến đổi trong nhận thức, suy nghĩ của nhân vật khi nhận thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.

3.1.2.2. Sử dụng những chiêm bao, vô thức để lý giải diễn biến tâm lý nhân vật

Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới định nghĩa : “Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm…chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình” [dẫn theo 17; 231]. Theo định nghĩa này, giấc mơ

chính là sự phản ánh, tái hiện những suy nghĩ, những ám ảnh của con người về quá khứ, về những điều đã xảy ra và sẽ xảy ra một cách không tự giác.

Trong văn học truyền thống, giấc mơ chỉ được xem như một trạng thái tinh thần đơn thuần chứ chưa được nhìn nhận như một biểu hiện của những ẩn ức sâu kín trong nội tâm con người. Các nhà văn bấy giờ chưa nhìn thấy vai trò của giấc mơ trong việc diễn tả thế giới nội tâm của con người.

S.Freud, một chuyên gia nghiên cứu về bí ẩn các giấc mơ, được đánh giá là người đầu tiên bàn về vai trò của giấc mơ trong nghệ thuật một cách mạnh bạo, tường tận và có hệ thống hơn cả. Trong Các vài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, S.Freud đã chia giấc mơ thành hai phần : nội dung hiển hiện và nội dung tiềm ẩn. Phần nội dung hiển hiện là cảnh mộng mà người nằm mơ thấy được, bao gồm một hệ thống các hình ảnh, một chuỗi các bức tranh, tình tiết, ngôn từ…Hệ thống hình ảnh này là hình thức biểu hiện của giấc mơ, thường có mối liên hệ với các sự việc diễn ra ban ngày. Phần nội dung tiềm ẩn bao gồm một loạt ước muốn bị nhấn chìm trong vô thức của người nằm mơ, bao gồm những rung động, khao khát, ưu tư, tình cảm, cảm xúc bị dồn

nén…và đây chính là nguyên nhân, động lực của giấc mơ. Freud khẳng định : “theo dõi

mà không phê phán những sự kết nối của mỗi giấc mơ, rồi sẽ tìm ra được cả một chuỗi ý nghĩ và ở đó sẽ có những yếu tố hợp thành giấc mơ trở đi trở lại” [46; 56].

Như vậy giấc mơ là một cách biểu hiện đời sống nội tâm nhân vật, có những điều nhân vật không thể nói được thành lời thì nay thể hiện những giấc mơ. Qua mơ ta thấy được phần con người thực với những dồn nén hay khát khao, mong ước những gì mà hiện thực không cho họ có được. Thông qua giấc mơ, những linh cảm của con người trở nên hiển hiện và thế giới tâm hồn con người được soi rọi rõ ràng hơn. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, những giấc mơ ứng với từng nhân vật đã góp phần hiệu quả trong việc miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện thế giới tâm linh của con người.

Trong truyện ngắn Lý Lan giấc mơ xuất hiện rất nhiều. Có thể xem đó cũng là một dạng tình huống tâm lý để nhà văn phơi mở nội tâm của nhân vật và hé lộ những phương diện của đời sống.

Đó là những ám ảnh trong Tho, bắt nguồn từ một chấn thương tuổi đầu đời (Người

đàn bà kể chuyện); là giấc mơ của nhân vật tôi về cuộc gặp gỡ với Khang (Những viên sỏi cầm chơi); giấc mơ thấy núi (Chiêm bao thấy núi), giấc mơ của cô gái thấy

về quê nhà, những giấc mơ chạy trốn, về giấc mơ đầy nỗi cô đơn, sợ hãi của nhân vật

“tôi” (Dị mộng)…

Trong từng truyện ngắn, tình huống giấc mơ có vai trò khác nhau. Nhà văn sử dụng yếu tố giấc mơ để mở ra một chiều kích khác để khám phá con người và thế giới này. Đó có thể là một lối thoát so với đời sống thực tại, là một ám ảnh trong đời, một ẩn ức trong tâm hồn, cũng có thể giấc mơ chính là một khát vọng của con người về những điều nhỏ nhặt mà cuộc sống bình thường con người luôn khao khát đạt được.

Người vợ (Dị mộng) mơ thấy mình có “cảm giác bình yên thanh thản lạ lùng” khi

đi trong những khu vườn quê, nằm ườn ra đất nghe những mạch nước ngầm trào lên, hoặc mơ thấy hoa, thấy cá, thấy tết đến, lại có những giấc mơ chạy trốn thật là tuyệt vọng. Đôi lúc trong mơ, chị mang cảm giác cam chịu rằng thời gian đã đang vuột khỏi tay mình. Cảm thấy bất lực và vô vọng trong cuộc sống. Cảm thấy mình vô tích sự. Nỗi

buồn không day dứt lắm, hình như đã ngấm sâu, chỉ âm ỉ lan rất lặng lẽ. Chị đối diện

với những giấc mơ của chính mình và nghĩ về những giấc mơ, về tiếng mớ của chồng nhưng thực tế chị không được người chồng chia sẻ. Đêm đã qua, mộng mị cũng tan rồi, người phụ nữ xót xa nghĩ về cuộc sống đồng sàng nhưng dị mộng của chính mình.

Cô gái (Chiêm bao thấy núi) khi nghe tin một người bạn gái của mình tự tử đã nhớ lại giấc mơ, coi đó là một hung tin. Giấc mơ về núi trôi lững lờ trong mơ mà cô không

thể nào giải mộng được đã thể hiện những suy nghĩ của nhân vật. Núi trong giấc mơ của cô gái chính là nơi để chiêm nghiệm về những vấn đề siêu hình và bản thể. Đó chính là ám ảnh về cái chết của người bạn, về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự vô tâm, lạnh nhạt của những người bạn xung quanh và của chính mình trước nỗi đau của người khác.

Thế giới nội tâm của người phụ nữ cũng thể hiện rõ ràng qua những cơn mơ. Giấc

mơ của cô gái trong Những viên sỏi cầm chơi thể hiện thế giới tâm hồn của cô gái. Cô

đang mơ mộng, rượt đuổi những giấc mơ tình yêu với người đàn ông tên Khang, nhưng đây chỉ là tình yêu đơn phương, vô vọng. Thực tế, họ không thể gặp nhau giữa cuộc

đời. Sau một lúc thiếp đi khi đang mát xa, nhân vật tôi, người đàn bà bước qua tuổi

năm mươi, vừa li dị chồng (Hồi xuân), đã mơ màng thấy mình bồng bềnh trên đỉnh Vu

Sơn, biến thành vũ nữ trong màn múa thần Đường Minh Hoàng du nguyệt điện. Đó là

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)