Văn chương nữ thể hiện khát khao đi tìm hạnh phúc thật sự của người phụ nữ

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 58)

2.2.1.Tình dụ c phương tiện khẳng định sự bình đẳng giớ

2.3.2.Văn chương nữ thể hiện khát khao đi tìm hạnh phúc thật sự của người phụ nữ

phụ nữ

Doris Lessing nhà văn đoạt giải Nobel năm 2007 cho quyển sách The golden

notebook, cuốn sách được coi là kinh thánh của chủ nghĩa nữ quyền đã không ít lần

phát biểu bênh vực nam giới. Với bà, nữ quyền không có nghĩa là hạ thấp nam giới. Nhìn lại những tác phẩm của các nhà văn nữ trong nước sẽ thấy một điều lặp đi lặp lại đó là khát khao hạnh phúc, khát khao đi tìm một bến đỗ bình yên, một người đàn ông chân thành, ấm áp để họ có thể dựa dẫm suốt cả cuộc đời.

Với Nguyễn Thị Thu Huệ, trong khi các nhà văn khác nói về các khả năng tiềm tàng của người phụ nữ làm cho họ chẳng thua kém gì các đấng mày râu thì từ những

trải nghiệm của chính mình, nhà văn cho rằng: “Khác với nhiều người nghĩ, thực ra

người đàn bà lúc nào cũng muốn nương tựa. Bất đắc dĩ mới phải tự mình đứng thẳng, vì bị xô đẩy mà phải gánh vác việc của đàn ông và người đàn ông phải hiểu điều đó”.

[45] Thế nhưng không phải người phụ nữ nào cũng có được hạnh phúc là sự nương tựa. Trong số những nhà văn nữ đương đại của Việt Nam, nhà văn Võ Thị Hảo có cuộc sống riêng khá vất vả. Vừa là nhà văn nổi tiếng, vừa là một nhà báo sắc sảo và là mẹ

của hai đứa con gái tuổi cập kê, Võ Thị Hảo tâm sự: “Tôi vốn là người đàn bà thích

được che chở. Nhưng oái oăm thay, số phận không cho tôi điều đó. Tôi luôn phải gánh vác những công việc của đàn ông từ khi mới lớn đến tận bây giờ… Gánh đã chất trên vai, muốn sống thì phải gánh, vậy thôi. Cũng có lúc mệt mỏi, chùn bước lại đứng dậy, buộc phải gánh tiếp. Nhưng trong tôi vẫn khắc khoải là mình sinh ra để làm đàn bà – mong được là một “dây leo đẹp” bên một “cây đại thụ”. [14]

Bởi vậy, dù đấu tranh hướng đến sự mạnh mẽ, tự chủ đến đâu đi chăng nữa, trong tâm hồn người phụ nữ vẫn luôn cháy bỏng một khát vọng tìm được hạnh phúc bên mái ấm gia đình của mình.

Y Ban là nhà văn viết khá nhiều về cuộc sống gia đình. Người phụ nữ của Y Ban thường trở đi trở lại là những nhân vật phụ nữ có tư tưởng ngoại tình. Tuy nhiên cách mà nhà văn thể hiện là luôn bắt nhân vật của mình nhìn nhận để suy nghĩ, để dừng lại

và giữ gìn hạnh phúc của mình. Nhà văn tâm sự : “Thực ra, khi viết về những người

phụ nữ hôm nay, mổ xẻ và phân tích thân xác cũng như thân phận của họ, tôi muốn rằng các tác phẩm của tôi sẽ là thứ để họ vin vào và đứng dậy… Tôi muốn chỉ cho họ một lối đi, để họ hiểu rằng, cuộc sống là thế đấy, đàn bà là thế đấy, đừng dằn vặt bản thân mình, đừng hỏi tại sao”. Từ các câu chuyện của mình, tôi cũng có thêm tham vọng là chỉ cho phụ nữ những ranh giới, để họ biết dừng lại, khi họ là phụ nữ.” [38].

Bởi vậy những tác phẩm của Y Ban nhìn từ những trải nghiệm bản thân của người phụ nữ để từ đó chỉ ra cho họ ranh giới để dừng lại, để từ đó giảm bớt tai nạn của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Trong Gà ấp bóng, bằng cái nhìn và quan sát của một người đàn ông đứng từ

cương vị của một quan tòa và một người chồng, rõ ràng sẽ không thể hiểu được tại sao một người phụ nữ có những lời lẽ, tình cảm sâu sắc với một người đàn ông lại không làm gì vượt quá giới hạn. Và sau những phút say mê tâm hồn, người phụ nữ lại trở lại tha thiết với gia đình, nhận ra giá trị của gia đình nhiều hơn. Đó là người phụ nữ đáng quý và cần được nâng niu, giống như những con gà ấp bóng về sau sẽ cho ra những quả trứng to, ngon. Tuy nhiên, trải nghiệm đó nhìn dưới con mắt của đàn ông thật khó chấp nhận. Y Ban thành công trong khá nhiều truyện ngắn viết về những phút giây xao lòng của người phụ nữ trước người đàn ông không phải là chồng mình. Những người phụ nữ

trong truyện ngắn Sau chớp là bão giông và Người đàn bà và những giấc mơ của chị

đều có những cơ hội để có thể ngoại tình, nhưng họ đã biết dừng lại đúng lúc để giữ gìn mái ấm gia đình bền vững. Cái níu giữ họ lại với gia đình có thể là những chăm sóc

chu đáo tận tình của chồng hay tiếng gọi của những đứa còn nhắc nhở họ trách nhiệm của người làm mẹ. Truyện ngắn của Y Ban, ngoài việc miêu tả những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ đôi lúc không phải với chồng mình, luôn hướng tới cái đích cảnh tỉnh chị em phụ nữ đừng vội chạy theo những tình cảm bồng bột thoáng qua mà đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Người phụ nữ của Y Ban có nổi loạn đến đâu cuối cùng cũng luôn khao khát một vòng tay yêu thương, một bến đỗ hạnh phúc, bình yên.

Lý Lan cũng dụng tâm xây dựng những nhân vật nữ đi tìm hạnh phúc. Chân dung những người phụ nữ đi tìm hạnh phúc trong truyện ngắn Lý Lan hiển hiện với nhiều

sắc điệu khác nhau trong các truyện: Biển trong mưa, Hồi xuân, Lắp ghép hạnh

phúc, Diễn viên hạng ba, Trực cảm, Hai mươi mốt năm sau, Tương ngộ, Chị ấy lấy chồng chưa, Phượng, Tình thơ, Đất khách, Ngựa ô, Chiêm bao thấy núi, Đường dài hạnh phúc, Xuân thì, Hạnh phúc chơn kinh, Cảm giác…

Đường dài hạnh phúc là câu chuyện tình yêu của hai nữ văn sĩ. Họ thành đạt

trong cuộc sống, trong nghề nghiệp nhưng muộn mằn trong tình duyên. Lấy chồng người nước ngoài, sự va chạm giữa hai nền văn hóa, hai lối sống khác nhau khiến nhân vật đôi khi tự hỏi liệu mình có thích hợp với cuộc sống gia đình này không ? Tại sao

mình phải hi sinh hạnh phúc được là mình, được làm thơ vì cuộc sống gia đình đó.

Nhưng tình yêu không có biên giới, người phụ nữ đã tìm thấy niềm hạnh phúc trong

cuộc sống vợ chồng: “Vô nhà đốt lò sưởi nằm sofa đọc sách. Đang đọc Grace Paley.

Rồi ngủ quên. Thức dậy thấy có cái chăn đắp trên mình, có tiếng nhạc nhè nhẹ vẳng ra từ phòng viết của M. Vậy là anh đã về…”. Còn nhà văn, đạo diễn Ng thì tâm sự “tui mệt quá rồi, công việc tùm lum, tui chạy như ngựa… Tui muốn có một mái nhà để trở về, một gia đình để chăm sóc. Tui cũng muốn có thời gian để viết”. Cuối cùng thì họ

cũng gác lại những công việc đã lôi kéo mình quá dài ngày để tìm ra một bến bờ hạnh phúc, một mái nhà bình yên để trở về với thiên chức của người mẹ, người vợ bình thường.

Kim Thoa (Chị ấy lấy chồng chưa) là một cô gái bán thuốc lá ở vỉa hè thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những tưởng cô chỉ lo kiếm tiền để lo cho miếng cơm manh áo qua ngày. Ngay cả việc đi chơi với người đàn ông da đen từ Mỹ trở về, người đọc dễ lầm tưởng cô hám tiền, dễ dãi trong quan hệ tình cảm. Nhưng trong đêm gặp gỡ, cô đã bộc bạch nỗi khát khao đi

tìm một hạnh phúc, tình yêu chân chính: “Dách, đừng đuổi em ra đứng đường đêm

nay. Suốt đời em chỉ mơ ước nằm trên cái giường tử tế, trong vòng tay một người đàn ông tử tế”.

Thoa trong Tiểu thuyết đàn bà đã có một nghị lực để giúp cô vượt qua tất cả

những khổ đau, đày ải của những năm tháng tù đày khi bên cạnh là tiếng hát của người đàn ông bạn tù “giữ lấy đức tin bền vững em ơi!”. Chính niềm tin về một ngày mai, một ngày gặp lại người đàn ông của đời mình. Nơi trở về của Không Bé cũng là một vòng tay của người chồng yêu thương. Đó là bến đỗ cuối cùng, là hi vọng, khao khát

không nguôi của người phụ nữ.

Những nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu mang một sứ mệnh nghệ thuật lớn lao. Nhưng như nhiều người nhận xét, lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mang đậm nét cảm tính, nhân vật của tác giả vẫn là những con người của ngày thường với những khát khao, mong

ước của cuộc sống thường ngày. Đó là người con gái trong Bóng đè mong chồng mình là một bờ vai để cảm thông, chia sẻ ; người con gái trong Huyền thoại về một lời hứa

đã chấp nhận hi sinh cả cuộc đời mình để chờ đợi người yêu, mong đi tìm một bến đỗ hạnh phúc.

So sánh với các tác phẩm văn học viết bởi các nhà văn nữ ở phương Tây và ở Trung Quốc, sẽ thấy đặc điểm này là một nét rất riêng trong sáng tác của các cây bút nữ Việt Nam. Trong văn học phương Tây, những gương mặt đấu tranh cho nữ quyền tiêu biểu có thể kể đến như: Renée Vivien, Germaine Beuamont, Simone de Beauvoir, Nathalie Sattigrraute, Monique Wittig, Marguerite Duras…Trong tác phẩm của các nhà văn này, tư tưởng nữ quyền, tự hào về giới nữ, đấu tranh cho phái nữ luôn được đề cao. Các nhân vật nữ của họ luôn có tư tưởng độc lập, không phụ thuộc, không cần nam

giới. Đàn ông được miêu tả trong tác phẩm của họ như “một kẻ không đáng tin”, “một kẻ vô trách nhiệm”, điều đó rất gần với hội chứng “ghét nam” trong văn học thế giới. Lấy ví dụ như Marguerite Duras chẳng hạn. Có nhiều ý kiến tranh cãi giữa việc xếp Marguerite Duras vào dòng văn học nữ hay văn học nữ quyền bởi bề ngoài có vẻ như tính chiến luận trong các tác phẩm của bà không rõ ràng. Tuy nhiên những quan điểm theo chủ nghĩa phụ nữ luận, những phê phán về sự khinh miệt phụ nữ được thể hiện một cách hàm ẩn, tinh tế trong các tác phẩm của bà.

Nhân vật nam trong sáng tác của Duras thường tỏ ra yếu đuối và đầy nữ tính :

“Thân hình gầy gò, không sức lực, không cơ bắp, có thể anh đã từng bị ốm, đang trong

thời kỳ hồi phục, anh không có râu, không có gì nam tính ngoài bộ phận sinh dục, anh rất yếu ớt, anh đau đớn, vẻ như bị phơi bày ra không gì che đỡ trước sự lăng nhục…Anh rên rỉ, khóc lóc. Anh chìm trong một tình yêu thảm hại.” [85; 60-61]. Người

đàn ông của Duras yếu đuối bất lực, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn và đánh mất người mình yêu thương cả đời. Ngược lại là hình mẫu về người phụ nữ chủ động, táo bạo, độc lập, sẵn sàng từ bỏ chiếc nhẫn, từ bỏ tình yêu để trở về Pháp khi hiểu rằng người đàn ông đó không thể chống lại tất cả để đến với mình.

Trong văn học nữ Trung Quốc đương đại, ý thức độc lập tự chủ của các nhân vật nữ cũng rất cao. Sự độc lập thể hiện ở mối quan hệ giữa hai phái tính, không nương tựa

hay yếu mềm, họ tồn tại ngang hàng với nhau. Trong Búp bê Bắc kinh, những người

đàn ông không coi trọng tình yêu, tình dục với cô gái mà cô gái cũng không cần họ phải có trách nhiệm với mình. Đây là một đặc điểm khác biệt với các cây bút nữ trong nước, dù ở văn học Trung Quốc, tư tưởng nữ quyền cũng không được đưa ra như những tuyên ngôn chính luận sắc sảo như ở văn học phương Tây.

Trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu, thế giới đàn ông hiện lên cũng khá “thảm hại”. Tuy nhiên như ở trên đã viết, người phụ nữ Việt dù có tranh đấu đến đâu, có đòi bình quyền đến đâu cuối cùng cũng đi tìm một bến bờ hạnh phúc và bến bờ đó lại có vai trò rất lớn của người đàn ông. Người phụ nữ của Y Ban có táo bạo, có

thành đạt, giỏi giang, có khao khát ngoại tình đến đâu, cuối cùng cũng muốn quay về bên mái ấm gia đình. Đi tìm người đàn ông lý tưởng cho mình cũng là điều mà các nhân vật nữ của Lý Lan hay Đỗ Hoàng Diệu quan tâm. Nhìn rộng ra, những tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo cũng nằm trong mạch chung như vậy. Bởi vậy mà nhiều ý kiến cho rằng chưa hề có sự xuất hiện của dòng văn học nữ quyền trong nước, nên nhìn nhận tác phẩm từ khía cạnh giới, có sự xuất hiện của yếu tố nữ quyền thì đúng hơn.

Như vậy dòng văn học nữ quyền thoát thai từ phương Tây đến với các châu lục, đất nước lại mang những diện mạo khác nhau. Nhìn chung văn học phương Tây nặng về đấu tranh, họ yêu cầu được giải phóng triệt để người phụ nữ và công cuộc đó đã đạt đến thành công nhất định. Ở các quốc gia châu Á, vấn đề nữ quyền không còn nặng về tính chính luận, chiến đấu. Tư duy của người phương Đông cũng dễ hướng đến những điều thỏa hiệp hơn. Người ta sẽ bằng lòng, chấp nhận người phụ nữ có một vị trí nhất định trong xã hội nhưng chưa hẳn đã ngang bằng cùng nam giới và độc lập như vị trí của nam giới. Các nhà văn nữ của ta vẫn giữ lại những đặc trưng của phái yếu, coi mình là phái yếu, cần bảo vệ, chở che. Đó vừa là đặc điểm nữ tính rất riêng, vừa là hạn chế trong việc tự giải phóng mình khỏi những quan niệm, những bó buộc lỗi thời.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 58)