Ngôn ngữ các nhà văn nữ Việt Nam đương đại 1 Ngôn ngữ sắc cạnh, ráo riết, gai góc

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 82)

Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.2.2. Ngôn ngữ các nhà văn nữ Việt Nam đương đại 1 Ngôn ngữ sắc cạnh, ráo riết, gai góc

3.2.2.1. Ngôn ngữ sắc cạnh, ráo riết, gai góc

Đã có lúc người ta cho rằng đến với các nhà văn nữ là đến với ngôn từ trau chuốt, dịu dàng, mềm mại như bản tính của họ. Quan điểm đó nếu nhìn vào tác phẩm của các nhà văn nữ ngày nay sẽ thấy điều ngược lại. Văn xuôi của họ đang góp phần đáng kể

vào công cuộc đổi mới văn xuôi trong nước về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ của các nhà văn nữ có những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn xuôi đương đại: mang nhãn quan hiện thực – đời thường. Khoảng cách giữa văn nói và văn viết được thu hẹp. Lối nói trần trụi, những tiếng chửi tục, chửi thề, tiếng lóng… xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Mặt khác đây cũng là một minh chứng cho yêu cầu đòi hỏi bình đẳng giới trong sáng tác văn học, bởi lẽ không có cớ gì một nhà văn nam có thể đưa tất cả mọi ngôn ngữ gai góc, xù xì của cuộc sống vào những trang văn mà các nhà văn nữ lại không.

Có thể gặp thứ ngôn ngữ gai góc, xù xì này trong truyện ngắn Lý Lan. Nhà văn không ngần ngại đưa cả những lời nói tục vào trong ngôn ngữ nhân vật để diễn tả mạch đời sống thường ngày :

“Không Bé thét :

“Tôi muốn anh đừng lái xe trong lúc say.” Ted cho xe phóng tới, hét trả lại :

“Tôi đéo say”

[84; 34]

Trong văn xuôi Y Ban, ta cũng bắt gặp một thứ văn phong mang đậm hơi thở của đời sống. Những cách Y Ban xưng hô với nhân vật như “thị”, “gã”, “y”, “hắn”,…trong

tập truyện I am đàn bà, khiến câu văn gần với khẩu ngữ mất đi tính trang trọng, mực

thước của văn xuôi. Những ngôn ngữ của mọi lớp người trong đời sống xã hội cũng

được Y Ban đưa vào trang viết của mình dù đó là những ngôn ngữ thông tục nhất : “Từ

ậm ừ chưa nói gì thì một ông khách đang ăn dằn mạnh cái bát xuống bàn cất giọng cục súc, học hành là cái đếch gì, bạn bè là cái cứt gì. Thời buổi này đứa chó nào chả hai tay dày lỗ miệng”[66; 101] hay “đéo gì phải đưa hai tay, đây đéo cần phải lịch sự”[66; 102]

Những câu văn như trên không nhiều, nhưng phải nói rằng, ngôn ngữ “vỉa hè” được đưa vào văn chương làm cho con người được sống thật hơn. Theo nhà nghiên cứu

Hoàng Ngọc Hiến thì chính M.Gorki đã gọi “khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Như vậy, nó không chỉ đóng vai trò nguồn nuôi dưỡng mà còn làm nên thần thái, khí sắc, đặc tính mĩ học của văn xuôi. Vả lại, lối nói, lối kể theo đúng lời ăn tiếng nói tự nhiên hàng ngày không qua công thức, tu sửa, không qua “nghệ thuật hóa”, “bác học hóa” sẽ giữ được vẻ tươi mới lâu bền. Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng: thứ ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa quá kĩ lưỡng sẽ chóng cũ hơn lời văn dân dã đời thường và lời kể của những truyện cười, truyện tiếu lâm luôn có vẻ “hiện đại”. Tất nhiên, nếu đưa thứ ngôn ngữ bình dân “đầu đường xó chợ” vào quá liều lượng sẽ gây phản cảm cho người đọc, nhất là khi người đọc đồng thời là những nhà đạo đức.

Khẳng định vị trí của mình trong sáng tác văn học không chỉ bằng việc đòi quyền lợi cho người phụ nữ, việc công khai viết về những vấn đề cấm kị, đi theo ưu thế riêng của mình, các nhà văn nữ còn khẳng định mình qua việc sử dụng ngôn ngữ táo bạo, mạnh mẽ không kém gì các đấng nam nhi. Thông thường việc phân biệt giữa hai giới tính có dựa trên những đặc điểm diễn ngôn, những cách nói chỉ gặp ở phái tính này mà không gặp ở phái tính khác. Các nhà văn nữ đương đại đã đi tìm cho mình một thứ ngôn ngữ rộng lớn hơn, vượt qua những dị biệt về phái tính.

Có thể gặp lối viết văn táo bạo, gây sốc như trong truyện của Đỗ Hoàng Diệu trong những cảnh miêu tả tình dục. Không còn là cách nói bóng bẩy, văn hoa, che đậy mà

thẳng thừng, mạnh bạo, không chút e dè : “Tôi hay chồm lên người Thụ nuốt lấy anh vồ

vập. Tôi ưa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt đôi tay Thụ bóp nắn liên tục. Tôi muốn đã cơn khát thèm từ buổi trưa hôm ấy…” [70; 6 ]. Còn đây là cảnh tượng trong đêm tân hôn

của cô gái trong Vu quy : “Hình như tôi đang nằm mơ, hình như có ai đó đang trêu tôi.

Hoảng hốt, tôi nhìn xuống thân mình. Không một mảnh vải che thân. Tôi hoàn toàn trần truồng, trừ đôi săng đan lấp lóa dưới chân, vệt sáng duy nhất trên thế gian…không da thịt nào cảm thấy đau. Chỉ có vùng kín ran rát và bàn tay tôi ướt mềm trong lau lách. Hai bàn tay bết dính chất ngà trắng lẫn nhiều sợi bạc mà tôi vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận ra không phải sợi đàn bà của mình. Trời ơi, những vệt trắng trên

bộ râu quai nón của người đàn ông ! ” (70;76). Để diễn tả khao khát bản năng mãnh

liệt hay nỗi đau đớn ê chề của cô gái trong đêm tân hôn, những câu văn “trần trụi”, ám ảnh là cách mà Đỗ Hoàng Diệu lựa chọn. Cách hành văn đó thật sự táo bạo, gây sốc nhưng đầy hiệu quả.

Y Ban cũng có cách viết đầy bạo liệt và gây sốc với hệ thống câu từ táo bạo : “Tôi

lật người đè anh xuống.Tôi ngồi lên người anh. Các cơ căng tròn trong người tôi chỉ chờ có thế, nó ôm chặt lấy thằng bé của anh. Anh đờ đẫn trong sự đam mê. Khi tôi trèo khỏi người anh, anh cứ nhất quyết níu lấy. Tôi bảo : Giờ đến lượt anh làm cho em kêu thật to. Tôi đã rên thoải mái mà không bị anh bịt ngón tay vào mồm” (Tự). Một đoạn

khác Y Ban diễn tả khát khao của đôi vợ chồng trẻ trong ngày ở cữ : “Chồng Từ thừa

cơ sắp tới ôm chặt lấy Từ hôn hít. Từ đã cảm nhận được dưới đùi mình một sự rất cứng. Vả lại cô cũng rất muốn. Từ xiết lấy chồng. Cô chờ đợi sự đi vào cuồng nhiệt của chồng.” [66; 62]

Người đọc mới ngày nào còn than phiền cách viết của Nguyễn Huy Thiệp bạo liệt, gây sốc. Thì nay các cây bút nữ dường như còn đi xa hơn với sự bạo liệt ấy. Ở những trang viết này, văn phong của Lý Lan, Y Ban hay Đỗ Hoàng Diệu cũng khá gai góc xù xì nếu đem so sánh với những trang văn mềm mại của Nguyễn Thị Thu Huệ, hay giàu chất thơ như trong văn của Lê Minh Khuê.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sáng tác của Y Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)