Vấn đề giới trong sáng tác củ aY Ban, Lý Lan, Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nghệ thuật
3.1.1. Nhân vật nữ là nhân vật chính
Có rất nhiều cách để phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học như dựa vào loại hình, phương pháp sáng tác, hệ tư tưởng, vai trò của nhân vật văn học trong tác phẩm. Dựa vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học, người ta thường chia các loại nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Việc xác định đâu là nhân vật chính của tác phẩm vô cùng quan trọng, bởi từ đó ta xác định được mối quan
tâm, tư tưởng, lập trường của tác giả, vấn đề mà tác phẩm đề cập,…v.v Bởi lẽ “Nhân
vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của tuyến cốt truyện hoặc cốt truyện” [3; 283]
Trong truyện ngắn các tác giả nữ nhân vật chiếm giữ vị trí trung tâm, chủ đạo thường là nhân vật nữ. Thi thoảng có một số truyện nhân vật nam là nhân vật chính tuy nhiên cái nhìn của người kể chuyện, trần thuật lại là nhân vật nữ.
Vị trí trung tâm của từng tập truyện có thể được nhìn thấy rõ qua từng tập truyện của các tác giả.
Các tập truyện của Y Ban : Miếu hoang có 17 truyện trong đó 11 truyện có nhân
vật chính là nữ, trong số 6 truyện còn lại cũng có một số truyện như Nơi cha sinh ra,
Đi câu được viết bởi điểm nhìn của một người con, người phụ nữ đã trưởng thành nhìn
về quê hương. Tập Vùng sáng kí ức nhân vật chính là nữ chiếm 8/11 truyện. Tập Người đàn bà và những giấc mơ là 10/12 truyện. Tập Người đàn bà có ma lực là 15/17 truyện.
Trong cả tập truyện Bóng đè nhân vật chiếm vị trí trung tâm là nhân vật nữ.
Ở các truyện của Lý Lan mật độ xuất hiện của các nhân vật nữ cũng khá dày đặc. Chân dung những người phụ nữ trong truyện ngắn Lý Lan hiển hiện với nhiều sắc điệu
khác nhau trong các truyện: Biển trong mưa, Hồi xuân, Lắp ghép hạnh phúc, Diễn
viên hạng ba, Trực cảm, Hai mươi mốt năm sau, Tương ngộ, Chị ấy lấy chồng chưa, Phượng, Tình thơ, Đất khách, Ngựa ô, Chiêm bao thấy núi, Đường dài hạnh phúc, Xuân thì, Hạnh phúc chơn kinh, Cảm giác…
Nhân vật nữ trong truyện ngắn các tác giả nữ xuất hiện với nhiều đối tượng, nhiều
tầng lớp. Ta gặp trong văn Y Ban từ những người phụ nữ thôn quê như bà nội (Quê
nội, Vùng sáng kí ức), người mẹ (Chú Ngoẹo), chị Tũn (Ước mơ của chị Tũn), chị
bán hàng rong (Ước mơ cô bán hàng rong) đến những người phụ nữ trí thức như nhân vật trong các truyện Sau chớp là bão giông, Người đàn bà và những giấc mơ, Người
đàn bà đứng trước gương. Có thể gặp trong văn Y Ban ngổn ngang những cảnh đời và
những nỗi niềm, đó là cuộc đời của những người thiếu nữ lỡ vượt qua barie như nhân
vật trong các truyện Thiên đường và địa ngục, Cái điềm con thỏ trắng, Sự vô tội của
ngay với chính quê hương mình (Sợi dây nối những cánh diều), là người con xa quê luôn nhớ về quê hương (Quê nội, Vùng sáng kí ức, Nơi cha sinh ra), là nỗi đau của người mẹ trước sự bất hiếu của các con (Bạn bà Phúc), là nỗi đau âm thầm, sự ân hận khôn nguôi của người mẹ trẻ (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ). Dù ở đâu, miền quê hay thành
thị, Y Ban đều tỏ ra mẫn cảm trước mọi nỗi niềm của biết bao phụ nữ.
Người phụ nữ trong thế giới nghệ thuật của Lý Lan khá đa dạng về tuổi tác tác
và nghề nghiệp. Họ có thể là cô gái mới lớn như Hạnh (Chị ấy lấy chồng chưa), Mai Trâm (Tình thơ), là người phụ nữ trí thức như Lê (Lắp ghép hạnh phúc), Nhất Phương (Tương ngộ), Thúy (Hai mươi mốt năm sau), là những nữ văn sĩ thành đạt trong nghề nghiệp như nhân vật Tôi, nhà văn Ng (Đường dài hạnh phúc), nhân vật tôi và Quỳnh (Biển trong mưa), là cô con gái nhà giàu như Nhàn (Hạnh phúc chơn
kinh), là người phụ nữ nông thôn bình dị như Triệu (Ngựa ô), là một cô gái sinh
trưởng ở nước ngoài (Cô con gái). Họ có thể là một cô diễn viên hạng thường như Duyên Mỹ (Diễn viên hạng ba), là người phụ nữ đã luống tuổi (Hồi xuân), là bà già
(Ba người đàn bà)…
Nhân vật trong truyện cuả Đỗ Hoàng Diệu phần lớn là những cô gái trẻ mới bước vào cuộc sống hôn nhân và gia đình, hoặc còn độc thân. Thậm chí có lúc những nhân vật này còn mang yếu tố hư ảo đó là bởi vì những nhân vật này được sáng tạo để mang một ý đồ nghệ thuật nhất định. Mặt khác chỉ khảo sát qua một tập truyện nên số lượng nhân vật ít hơn so với hai tác giả còn lại.
Nhân vật chính luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả bởi vậy sự xuất hiện của số lượng lớn các nhân vật nữ trong truyện ngắn các tác giả nữ thể hiện quan niệm nghệ thuật của các tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà các nhân vật nữ xuất hiện với số lượng lớn trong truyện của các tác giả nữ như vậy. Một nhà văn nữ đã từng tâm sự :
“Viết mãi thì cũng không ra khỏi thân phận người nữ như chạy trời không khỏi nắng”.
Có thể nói nhân vật nữ là nơi gửi gắm nỗi niềm, tâm sự của các tác giả. Có khi đó là hiện thân của họ trong cuộc đời. Người phụ nữ hiện đại trong cuộc sống có biết bao
những gánh nặng dồn lên vai và việc bảo vệ bênh vực đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ đã được các nhà văn nữ thể hiện qua nhân vật nữ trong tác phẩm của mình.
Sự xuất hiện của các nhân vật nữ chính trong tác phẩm cũng phản ánh một quy luật tất yếu của thời đại văn học. Khi sau những bộn bề của cuộc chiến, người ta quan tâm đến con người cá nhân, đến cuộc sống thường ngày và đối tượng cần được quan tâm nhất chính là người phụ nữ. Đó là đối tượng trung tâm trong cả các tác phẩm của các nhà văn nam và nữ. Tuy nhiên do ưu thế của riêng mình các nhà văn nữ thể hiện thành công nhân vật nữ bằng việc bộc lộ những bí ẩn trong tâm hồn họ, điều mà các nhà văn nam không thể thấu hiểu.