Giải pháp củng cố các đặc tính văn hóa gia đình

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn trung nguyên luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 76)

5. Kết cấu dự kiến luận văn

4.2.1 Giải pháp củng cố các đặc tính văn hóa gia đình

Theo kết quả nghiên cứu, mô hình văn hóa hiện tại của tập đoàn Trung Nguyên vẫn đang thiên về mô hình văn hóa gia đình (25/100 điểm), tuy nhiên CBCNV tại tập đoàn mong muốn mô hình này sẽ tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển trong thời gian tới. Thực hiện tốt mô hình này sẽ tạo sợi dây gắn kết các thành viên trong tập đoàn, để mọi ngƣời cùng đồng lòng nhất trí nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chung. Để củng cố mô hình văn hóa gia đình, các giải pháp quản trị VHDN cần tập trung vào tạo tập thể gắn kết vững mạnh; xây dựng các mối quan hệ cá nhân; tập trung phát triển nguồn nhân lực; hợp tác và cộng đồng; đánh vào lòng trắc ẩn và thiên về sự chăm sóc. Một số giải pháp cụ thể mà tập đoàn Trung Nguyên cần xem xét áp dụng để củng cố các đặc tính của mô hình văn hóa gia đình là:

Giải pháp xây dựng môi trường làm việc và gắn kết các thành viên trong tập đoàn

Các chuẩn mực về nghi lễ truyền thống trong năm cần đƣợc thiết kế cố định và quy mô cho các nghi lễ lớn nhƣ kỷ niệm ngày thành lập để tạo sự thân thiết và hòa đồng của toàn bộ NV trong tập đoàn. Thông qua các hoạt động nghi lễ định kỳ này là một công cụ hiệu quả giúp tăng khả năng phối hợp nhóm của NV ở các bộ phận. Thời gian qua, tập đoàn đã tổ chức tốt những sự kiện VH mang tính đặc thù cho việc xây dựng VHDN tại tập đoàn. Tuy nhiên, điều đó vẫn chƣa đủ để tất cả các thành viên trong tập đoàn đều có những nhận thức tích cực về VHDN hiện tại. Các phong trào đoàn thể của tập đoàn còn dập khuôn máy móc, ít có sự cải tiến qua các năm. Các hoạt động văn hóa tại tập đoàn cần thay đổi cả về nội dung và hình thức để thu hút đƣợc sự quan tâm của mọi ngƣời chỉ có nhƣ vậy mới giúp tăng cƣờng mối quan hệ, sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên, tạo sự tự hào và lòng trung thành với tập đoàn. Các giá trị VH của tập đoàn cần đƣợc phổ biến rộng rãi trong những hoạt động VH này nhằm thay đổi nhận thức và tạo ra một hấp lực lôi cuốn toàn bộ NV tham gia thực hiện. Ban lãnh đạo cũng cần kích thích tinh thần làm việc

69

của NV thông qua các hoạt động văn hóa cụ thể hƣớng vào con ngƣời nhƣ các lễ hội truyền thống, xây dựng mô hình văn hóa đại gia đình tại tập đoàn …. Việc xây dựng tinh thần làm việc thoải mái và khuôn phép sẽ giúp thỏa mãn các nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của NV. Mọi ngƣời cần có niềm vui trong công việc, đƣợc kính trọng, danh tiếng, địa vị và các mối quan hệ. Tinh thần làm việc tốt sẽ giúp nâng cao chất lƣợng hoạt động của tập đoàn, đồng thời sẽ là một nét VH nhằm giữ chân NV trƣớc sự cạnh tranh thu hút nhân tài trong bối cảnh hiện nay.

Tập đoàn cần củng cố và tăng cƣờng công tác thăm hỏi, động viên kịp thời đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống CBCNV. Tập đoàn nên thành lập các tổ trƣởng tổ công đoàn cơ sở nằm ở tất cả các bộ phận phòng ban để kịp thời nắm bắt, tổ chức các hoạt động. Đây chính là động lực tốt để gắn kết các NV với tập đoàn, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Xây dựng văn hóa lấy con người làm trọng tâm

Một trong những bí quyết thành công của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam là định hƣớng phát triển về con ngƣời. Tuy nhiên, tính chất này không phải là mặt mạnh trong VHDN Việt Nam do Văn hóa truyền thống Việt Nam không đề cao vai trò của từng cá nhân mà chỉ chú trọng đến tập thể, đến công việc chung.

Để củng cố mô hình văn hóa gia đình tập đoàn cần chú trọng đặc biệt đến sự phát triển toàn diện của ngƣời lao động, không nên chỉ chạy theo thành tích trong công việc mà còn phải quan tâm đến cả các tiêu chí khác nhƣ đánh giá NV khách quan, tuyên dƣơng đúng ngƣời, tạo điều kiện để NV đƣợc học tập nâng cao kiến thức, tổ chức tốt các hoạt động văn thể mỹ,…Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình VHDN chú trọng đến sự phát triển toàn diện của ngƣời lao động. Tổ chức các hoạt động văn thể mỹ sẽ khuyến khích sự phát triển của ngƣời lao động và tạo nên bầu không khí thân ái nơi làm việc.

Tăng cƣờng tuyên truyền về những giai thoại và huyền thoại trong tập đoàn cho toàn thể CBCNV lấy đó làm tấm gƣơng sáng để mọi ngƣời học tập và làm theo. Những giai thoại, huyền thoại đƣợc coi là văn hóa truyền miệng trong tập đoàn. Những câu truyện này sẽ góp phần tạo nên hình ảnh tích cực về tập đoàn, đem lại

70

niềm tự hào cho các thành viên về nơi mình làm việc. Khi xây dựng những giai thoại và huyền thoại tập đoàn cần lƣu ý một số nguyên tắc sau:

- Chỉ nên kể những câu chuyện ngắn vài ba phút - Dùng những cụm từ gây ấn tƣợng và dễ nhớ - Cốt chuyện đơn giản, tối đa là 3 nhân vật

- Cuối câu chuyện, làm rõ thông điệp mà bạn muốn gửi đến ngƣời nghe - Cuối cùng hãy luyện tập nó thƣờng xuyên

Việc xây dựng các tấm gƣơng điển hình trong tập đoàn cũng chính là cách để tập đoàn tôn vinh những ngƣời đã có cống hiến lớn cho sự phát triển và lớn mạnh của tập đoàn. Xây dựng những hình tƣợng điển hình luôn cần thiết cho quá trình xây dựng VHDN, họ đƣợc coi là bằng chứng về việc thực hiện những giá trì chung trong tập đoàn. Việc lựa chọn hình tƣợng điển hình có thể đƣợc tiến hành đều đặn hàng tháng, hàng quý hay hàng năm. Việc này sẽ cụ thể hóa những giá trị của tập đoàn trong mắt ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ trong mắt NV và tạo sức sống cho VHDN.

4.2.2 Giải pháp tăng cường các đặc tính văn hóa thị trường và điều chỉnh văn hóa sáng tạo

Xây dựng văn hóa dựa trên nguyên tắc hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc

Kết quả khảo sát điều tra đối với CBCNV tập đoàn chỉ ra mô hình văn hóa mà tập đoàn muốn hƣớng đến trong tƣơng lai là mô hình văn hóa gia đình kết hợp với mô hình văn hóa thị trƣờng. Để đạt đƣợc điều này VHDN cần đảm bảo hai đặc điểm: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (để đảm bảo tính bền vững), và có khả năng thích nghi và hội nhập với môi trƣờng kinh doanh khu vực và thế giới (đảm bảo tính linh hoạt).

Trong điều kiện thực tế hiện nay, theo cách thức đó chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc (thí dụ những truyền thống yêu nƣớc và thƣơng ngƣời, đoàn kết cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp với các thành tựu văn hoá thế giới (thí dụ về nếp tƣ duy, phong cách và trình độ

71

khoa học kỹ thuật công nghệ, về phƣơng pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá v.v…)… nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tập đoàn sẽ ngày càng đƣợc trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao hơn, hƣớng đến những mục tiêu kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nƣớc đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trƣớc mắt cho tập đoàn.

Cụ thể hơn, tập đoàn cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hƣớng ngày càng "chuyên nghiệp hoá" nhiều hơn, trƣớc hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phƣơng tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, năng lực cạnh tranh và hội nhập với thị trƣờng (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm…

Bên cạnh đó tập đoàn cần tập trung nâng cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo đội ngũ (cả về đời sống văn hoá cá nhân lẫn đời sống văn hoá tập thể), không ngừng tăng cƣờng cơ sở vật chất - kỹ thuật cùng một nề nếp, kỷ cƣơng hoạt động theo phong cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt những giá trị văn hoá truyền thống (đạo lý, nghĩa tình…) kết hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân (kỹ thuật, khoa học…) cho mọi lực lƣợng lao động vì mục tiêu xây dựng tập đoàn Trung Nguyên vững mạnh toàn diện cả về chuyên môn lẫn tƣ tƣởng, tổ chức v.v…

Xây dựng VHDN định hướng đến khách hàng

Bất kỳ doanh nghiệp nào để phát triển hoạt động kinh doanh đều phải dựa vào khách hàng. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu và nhằm làm thỏa mãn khách hàng. Giá trị cốt lõi tạo nên văn hóa của một doanh nghiệp không ở đâu xa xôi, mà chính ở ngay hành vi ứng xử với khách hàng của NV khi tiếp xúc khách hàng.

Do đó để xây dựng văn hóa kinh doanh của tập đoàn theo mô hình văn hóa thị trƣờng thì việc xây dựng văn hóa tại Trung Nguyên cần lấy khách hàng làm trọng tâm. Tập đoàn cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trong đó quy định các

72

chuẩn mực văn hóa, quy tắc đạo đức khi tiếp xúc, giao dịch với khách hàng. Một số các quy tắc đạo đức mà tập đoàn có thể xem xét để xây dựng là:

- Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với khách hàng

- Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với việc bảo vệ môi trƣờng - Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với cộng đồng

- Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với NV

- Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với chủ sở hữu, các cổ đông - Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với các nhà cung cấp

- Trách nhiệm của Trung Nguyên đối với các đối thủ.

Trong đó, đặc biệt là trách nhiệm của Trung Nguyên đối với khách hàng. Ban lãnh đạo cần phải truyền đạt, chia sẻ để NV hiểu rằng: khách hàng chính là những ngƣời trả lƣơng cho ta, và chỉ khi khách hàng thỏa mãn với chất lƣợng và dịch vụ mà ta đang cung cấp thì họ mới tiếp tục ủng hộ ta, đồng thời giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới cho tập đoàn, giúp tập đoàn phát triển thị phần và nâng cao uy tín. Để làm tốt điều này, Trung Nguyên cần phải:

- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất phù hợp với nhu cầu của khách hàng

- Đối xử công bằng với mọi khách hàng trong mọi lĩnh vực và sẵn sàng bồi thƣờng cho khách hàng nếu khách hàng không hài lòng

- Nỗ lực hết sức mình để đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng nhƣ chất lƣợng của môi trƣờng không bị ảnh hƣởng bởi sản phẩm dịch vụ của công ty.

- Tôn trọng sự nguyên vẹn văn hóa của khách hàng, giao hàng đúng hẹn và nhanh chóng.

- Nâng cao đạo đức kinh doanh trong tập đoàn, kinh doanh có trách nhiệm với ngƣời tiêu dùng, quan tâm nhiều hơn đến phát triển cộng đồng và xã hội.

Phong cách làm việc của NV cũng là một vấn đề cần lƣu ý, ngày nay phong cách làm việc đƣợc coi là chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Việc các doanh nghiệp khẳng định một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp trên các thông báo tuyển dụng để thu hút ngƣời tài là một bằng chứng cho thấy tác phong làm

73

việc là một vấn đề rất đƣợc quan tâm. Một phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ dễ dàng tạo đƣợc ấn tƣợng tốt và sự ti cậy cao của các đối tác và khách hàng.

Tăng cường công tác Maketting và quảng bá xây dựng thương hiệu

Trong thành công của thƣơng hiệu “Trung Nguyên”, không thể không nhắc đến vai trò quyết định mang tín then chốt của tác quan hệ công chúng (PR - Public Relations). Trong những năm đầu thành lập, có rất nhiều bài viết, phóng sự... về “hiện tƣợng cafe” này và hầu nhƣ 100% các bài viết đều mang nội dung tích cực. Có thể nói, chính PR đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên. Tuy nhiên giờ đây, mối quan tâm của báo chí đối với Trung Nguyên đang ngày một nhạt đi, đơn giản bởi hai chữ “Trung Nguyên” đã trở nên quen thuộc. Khi sự quen thuộc xuất hiện, cũng là lúc tính hiện tƣợng không còn. Cơn sốt đã hạ nhiệt. PR chỉ có thể là que diêm làm bùng cháy, chứ không phải là hòn than để duy trì ngọn lửa thƣơng hiệu.

Ngoài ra trong những năm gần đây, Trung Nguyên gặp phải nhiều bài học xƣơng máu trong việc maketting và quảng bá xây dựng thƣơng hiệu. Làm cho hình ảnh Trung Nguyên có nhiều thay đổi trong mắt khách hàng và đối tác. Việc công khai công kích đối đầu với Starbucks khi chế giễu “Starbucks là ngƣời khổng lồ không có bản sắc” hay “Starbucks là nƣớc có mùi cà phê pha với đƣờng”… đã ảnh hƣởng nhiều đến chƣơng trình ngƣời Việt dùng hàng Việt của Trung Nguyên. Ngƣời tiêu dùng sẽ thiếu cái nhìn thiện cảm với Trung Nguyên. Một bài học khác là Chuỗi cửa hàng G7 Mart và quán cà phên. Ra đời năm 2006, chuỗi cửa hàng G7 từng đƣợc xem là quyết định táo bạo và đầy tham vọng của Trung Nguyên. Thế nhƣng, đứa con này đã sớm “chết yểu” vì nhiều nguyên nhân. Sự thất bại của G7 Mart đƣợc nhận định do Đặng Lê Nguyên Vũ chƣa đi sát với tình hình thực tế và bị cô lập trên thị trƣờng bán lẻ. Trung Nguyên đang dần mất đi vị thế của mình khi lần lƣợt các điểm bán hàng của G7 Mart dần chuyển qua tay cho Vinacafe Biên Hòa và Nestle, không còn duy trì sự nhận diện chuỗi bán hàng 1 thời là niềm tự hào của Trung Nguyên.

Với những nhận định trên, việc xây dựng một chiến lƣợc maketting và truyền thông là việc làm cần thiết với Trung Nguyên nhằm lấy lại hình ảnh và phát triển thƣơng hiệu.

74

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì VHDN đƣợc xem nhƣ một loại tài sản có giá trị của doanh nghiệp cũng giống nhƣ bao loại tài sản khác mà doanh nghiệp sở hữu. Do đó, việc xây dựng, phát triển và bảo vệ VHDN là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng VHDN là một bƣớc đi đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tập đoàn Trung Nguyên nói riêng, muốn tồn tại và phát triển cần thiết phải quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho công tác xây dựng, phát triển văn hóa và môi trƣờng làm việc đồng thời đòi hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp phải có cái nhìn toàn diện hơn, thấu hiểu thị trƣờng và ngành một cách cặn kẽ hơn, có nhƣ vậy mới có thể đƣa ra đƣợc phƣơng án đầu tƣ cho xây dựng văn hóa một cách khả thi, hiệu quả và bền vững. Vì xây dựng văn hóa đòi hỏi một quá trình dài và luôn luôn phải cải tiến cho phù hợp.

Để quá trình xây dựng và phát triển VHDN đƣợc thực hiện một cách thành công, trƣớc hết cần đặc biệt quan tâm đến công tác hoạch định, định hƣớng cho sự phát triển sứ mệnh cũng nhƣ phong cách của doanh nghiệp mình. Bao gồm từ việc xác định khách hàng mục tiêu, xác định cấu trúc nền tảng của văn hóa, thiết kế định hƣớng, xây dựng và phát triển văn hóa. Vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ quá trình hình thành và phát triển của VHDN tại tập đoàn Trung Nguyên, luận văn

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn trung nguyên luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)