5. Kết cấu dự kiến luận văn
3.2.2 Nhận dạng mô hình văn hóa của tập đoàn Trung Nguyên
Trong phần này tác giả tập trung vào phân tích đánh giá hiện trạng của VHDN tại tập đoàn Trung Nguyên thông qua đánh giá của CBCNV đang làm việc tại tập đoàn. Kết quả khảo sát sau khi đƣợc phân tích sẽ giúp xác định mô hình văn hóa mà tập đoàn đang thực hiện cũng nhƣ mô hình văn hóa mong muốn xây dựng trong tƣơng lai.
3.2.2.1 Tổng quan mẫu khảo sát
Tổng số 100 phiếu điều tra đƣợc phát ra, trong đó 71 phiếu thu về tất cả các phiếu đều hợp lệ và đƣợc đƣa vào phân tích. Đặc điểm mẫu khảo sát nhƣ sau:
Giới tính
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giới tính mẫu khảo sát
(Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra trong nghiên cứu này)
Tổng số lƣợng mẫu điều tra đạt yêu cầu đƣa vào phân tích là 71 phiếu trong đó nữ là 41 ngƣời chiếm 58% và nam là 30 ngƣời chiếm 42%.
53
Trình độ người tham gia khảo sát
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm trình độ ngƣời tham gia khảo sát
(Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra trong nghiên cứu này)
Đa phần ngƣời tham gia khảo sát có trình độ đại học chiếm 49%, tiếp đến là cao đẳng và trung cấp chiếm 25%, lao động phổ thông và trên đại học chiếm một số lƣợng ít hơn lần lƣợt là 9% và 17%. Quá trình khảo sát chủ yếu đối với CBCNV tập đoàn làm tại các văn phòng nên trình độ đại học chiếm đa số là hoàn toàn hợp lý.
Độ tuổi người tham gia khảo sát
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu ngƣời tham gia khảo sát phân theo độ tuổi
(Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra trong nghiên cứu này)
Đa phần ngƣời tham gia khảo sát có độ tuổi dƣới 30 và từ 30 – 45, lần lƣợt là 40% và 32%. Điều này cho thấy đội ngũ CBCNV tại Tập đoàn Cà phê Trung
54
Nguyên chủ yếu là những ngƣời trẻ. Từ 45 – 60 chiếm 21%, đặc biệt trên 60 có 7% đây chính là các đội ngũ cố vấn và chuyên gia tại tập đoàn.
Năm kinh nghiệm làm việc tại tập đoàn
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu ngƣời tham gia khảo sát phân theo năm kinh nghiệm
(Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra trong nghiên cứu này)
Đa phần ngƣời tham gia khảo sát đều có từ 1 đến 6 năm làm việc tại Tập đoàn, trong đó từ 1 đến 3 năm chiếm 41% và từ 3 đến 6 năm chiếm 27%. Với thời gian làm việc và trải nghiệm tại tập đoàn những CBCNV này hầu hết đã thấm nhuần và có những hiểu biết cơ bản về văn hóa hiện tại của tập đoàn. Trong số những ngƣời tham gia khảo sát chỉ có 15% là mới làm việc tại tập đoàn dƣới 1 năm.
3.2.2.2 Đánh giá của NV về các cấp độ văn hóa mà tập đoàn đang xây dựng
Để đánh giá các cấp độ văn hóa tại tập đoàn, tác giả đề nghị các NV tập đoàn cho biết ý kiến về 11 nhận định liên quan đến 3 cấp độ văn hóa kinh doanh của tập đoàn bao gồm những giá trị thực thể hữu hình, giá trị đƣợc tuyên bố và giá trị cơ bản.
Các giá trị thực thể hữu hình
Đối với các giá trị thực thể hữu hình, đa phần CBCNV cho rằng tập đoàn Trung Nguyên có kiến trúc và cơ sở hạ tầng hiện đại, phù hợp (NĐ1) với 44% đồng ý và 32% hoàn toàn đồng ý. Các cuộc họp đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và nghiêm túc (72% đồng ý và hoàn toàn đồng ý). Mọi ngƣời cũng công nhận Trung Nguyên quan tâm nhiều đến các lễ nghi cả về chất lƣợng và số lƣợng (NĐ3) với 69% đồng ý và hoàn toàn đồng ý, tuy nhiên CBCNV tập đoàn cũng cho rằng các lễ nghi đôi khi dập khuôn máy móc năm này qua năm khác, ít có những cải tiến đáng kể gây nhàm chán (13% không đồng ý và 3% hoàn toàn không đồng ý). Logo hiện thời của tập
55
đoàn đƣợc cho là phù hợp (NĐ5) với 55% đồng ý và hoàn toàn đồng ý, nhƣng chiến lƣợc đa dạng hóa hình ảnh mẫu mã đã khiến tập đoàn có nhiều hình ảnh khác nhau, gây ra sự không đồng nhất, 23% CBCNV chƣa đồng ý với nhận định này. Ngƣời đƣợc hỏi cho rằng tập đoàn quan tâm đến đời sống cá nhân và gia đình mình (NĐ4) và khẩu hiệu của tập đoàn là phù hợp với văn hóa tập đoàn đang xây dựng (NĐ6)
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của CBCNV về các giá trị thực thể hữu hình
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này) Hệ thống giá trị được tuyên bố
Biểu đồ 3.6: Đánh giá của CBCNV về hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này)
CBCNV khi tham gia khảo sát đều đồng ý rằng tầm nhìn (NĐ7) và sứ mệnh (NĐ8) của tập đoàn là đạt yêu cầu và hoàn toàn phù hợp với văn hóa hiện tại. Tuy nhiên điều đáng lƣu ý là tỷ lệ trung hòa với các nhận định này là khá lớn lần lƣợt là 34% và 24%. Điều này cho thấy còn khá nhiều CBCNV còn chƣa thực sự thấu hiểu tầm nhìn và sứ mệnh của tập đoàn. Do đó trong thời gian tới lãnh đạo tập đoàn cần thƣờng xuyên
56
tuyên truyền, giáo dục để mọi ngƣời cùng thấu hiểu, chỉ nhƣ thế tập đoàn mới tập trung đƣợc toàn bộ sức mạnh tập thể trong việc thực hiện các mục tiêu chung.
Hệ thống giá trị nền tảng
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của CBCNV về các giá trị nền tảng
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát trong nghiên cứu này)
Cũng tƣơng tự nhƣ hệ thống các giá trị đƣợc tuyên bố, việc tuyên truyền phổ biến chƣa đầy đủ làm cho CBCNV còn có ngƣời chƣa thực sự hiểu hết các triết lý kinh doanh (NĐ9); giá trị cốt lõi (NĐ10) và các giá trị ngầm định (NĐ11) do vậy tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi trả lời trung hòa còn khá cao lần lƣợt là 38%, 31% và 24%. Điều này cho thấy lãnh đạo cần phải tăng cƣờng tuyên truyền, đào tạo, đồng thời là tấm gƣơng sáng để NV thấu hiểu các giá trị văn hóa mà tập đoàn đang xây dựng và thực hiện nó hàng ngày. Một tín hiệu đáng mừng là các giá trị nền tảng đang đƣợc thực hiện liên tục và thƣờng xuyên khi có trên 50% ngƣời đƣợc hỏi đều đồng ý với 3 nhận định này.
3.2.2.3 Nhận dạng mô hình văn hóa tập đoàn Trung nguyên
Kết quả khảo sát sau khi đƣợc loại bỏ đi những phiếu không phù hợp sẽ đƣợc xử lý thông qua phần mềm OCAI, mô hình văn hòa tại tập đoàn Trung Nguyên có dạng nhƣ sau:
57
Biểu đồ 3.8: Kết quả khảo sát theo mô hình OCAI
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả trong nghiên cứu này)
Bảng điểm đánh giá mô hình VHDN theo ý kiến của CBCNV trong tập đoàn
Bảng 3.1: Chênh lệch giữa mô hình văn hóa hiện tại và mô hình văn hóa mong muốn trong tƣơng lai
Loại Văn hóa Hiện tại Tƣơng lai Chênh lệch
Gia đình 25 26 +2
Sáng tạo 32 24 -8
Thị trƣờng 21 28 +6
Cấp bậc 22 22 0
Tổng điểm 100 100
58
Mô hình văn hóa hiện tại của tập đoàn Trung Nguyên
Kết quả đánh giá cho thấy loại hình văn hóa chính hiện tại của tập đoàn Trung Nguyên là Văn hóa Sáng tạo. Từ mô hình văn hóa theo đánh giá của
CBCNV tại tập đoàn ta có thể thấy văn hóa sáng tạo (màu cam) chiếm tỷ lệ áp đảo 32/100 điểm. Đây là sự kết hợp giữa phong cách hƣớng ngoại và linh hoạt. Văn hóa này chỉ phù hợp với doanh nghiệp trong thời kỳ đầu thành lập. Đây là giai đoạn mà ngƣời lãnh đạo tập đoàn Đặng Lê Nguyên Vũ đang khát khao xây dựng vị thế của mình đối với bên ngoài, với nhiều hoài bão và ý tƣởng táo bạo. Lúc này các quy định, qui trình, chính sách chi tết để định vị các hành vi và hoạt động của doanh nghiệp còn chƣa đầy đủ. Hoặc đã ban hành nhƣng ít đƣợc áp dụng vì có thể làm giảm tính linh hoạt và đột phá trong kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hóa sáng tạo nổi bật với những đặc tính đặc trƣng vốn của có, bao gồm:
- Đặc điểm nổi bật: Tổ chức rất năng động và mang đậm chất kinh doanh. Tất cả mọi ngƣời đều sẵn sàng “đƣơng đầu” trên thƣơng trƣờng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Lãnh đạo: mà đứng đầu là Đặng Lê Nguyên Vũ là một điển hình của đổi mới sáng tạo cả trong tƣ duy chiến lƣợc lẫn hành động. Ông năng động trong tìm kiếm cái mới và sẵn sàng thay đổi để thích nghi, chấp nhận các rủi ro. Chính phong cách lãnh đạo này đã định hƣớng và tạo dựng nên phong cách lãnh đạo trung trong toàn tập đoàn.
- Quản lý nhân lực: Phong cách quản lý trong tổ chức có đặc trƣng là chấp nhận thử thách cá nhân, đổi mới, tự do và độc đáo.
- Chất keo kết dính trong tổ chức: Chất kết dính của tổ chức là cùng hƣớng tới sự phát triển và đổi mới. Sự vƣợt trội và khác biệt luôn đƣợc chú ý.
- Trọng tâm chiến lƣợc: Tổ chức chú trọng đến tạo dựng các nguồn lực mới và tạo ra những thử thách mới. Thử thách áp dụng cái mới và khai thác, tận dụng những cơ hội có giá trị với tổ chức..
59
- Tiêu chuẩn thành công: Tổ chức đánh giá thành công dựa trên việc đƣa ra sản phẩm và dịch vụ mới và độc đáo. Tổ chức cần có những sản phẩm hàng đầu và là “nhà cải cách”.
Khi theo đuổi văn hóa sáng tạo, văn hóa tập đoàn hƣớng ngoại nhiều hơn hƣớng nội. Nghĩa là tập đoàn Trung Nguyên coi trọng việc xây dựng vị thế của mình và thỏa mãn yêu cầu của các đối tác bên ngoài. Tập đoàn không ngần ngại đổi mới tổ chức, cải tổ bộ máy nhằm tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Mặt khác văn hóa tập đoàn cũng coi trọng tính linh hoạt hơn là tính chuẩn tắc, do đó xu hƣớng thƣờng không tuân theo quy định, quy tắc chung; các vấn đề thƣờng đƣợc giải quyết theo từng tình huống cụ thể, từng mối quan hệ cụ thể.
Đứng thứ hai là văn hóa gia đình đƣợc đánh giá 25/100 điểm. Thực tế cho thấy tập đoàn cũng quan tâm đến từng cá nhân, cố gắng tạo một môi trƣờng làm việc giống nhƣ gia đình, khuyến khích mọi ngƣời làm việc theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với phong cách Á Đông, mà tiêu biểu là các Công ty Nhật. Văn hóa gia đình là sự kết hợp giữa phong cách hƣớng nội và linh hoạt. Chúng ta thƣờng gặp văn hóa này trong việc quản lý ở các cộng đồng. Họ coi trọng ổn định nội bộ, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong nội bộ hơn là xây dựng vị thế với các tổ chức bên ngoài khác. Tuy nhiên, họ cũng khá linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề, quan tâm tới hoàn cảnh và các mối quan hệ cụ thể trong từng tình huống.
Tiếp đến lần lƣợt là văn hóa thị trƣờng và văn hóa cấp bậc với số điểm lần lƣợt là 21/100 và 22/100 điểm.
Mô hình văn hóa mà tập đoàn Trung Nguyên mong muốn xây dựng trong tương lai
Mô hình văn hóa mà tập đoàn Trung Nguyên muốn xây dựng trong tƣơng lai là đƣờng màu xanh trong biểu đồ đánh giá. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mô hình văn hóa mong muốn là mô hình thị trƣờng với kết quả 26/100. Đây là mô hình kết hợp giữa phong cách hƣớng ngoại và chuẩn tắc. Trung Nguyên là đơn vị mới thành lập từ năm 2006 nhƣng đã có những bƣớc tiến đáng kể trên con đƣờng xây dựng thƣơng hiệu và
60
tạo đƣợc vị thế trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Là một trong ba ông lớn của Cà phê Việt. Với bề dày hoạt động và ƣớc muốn cháy bỏng trong việc củng cố vị thế của mình đối với bên ngoài. Đây chính là mô hình văn hóa lý tƣởng mà tập đoàn mong muốn hƣớng đến. Để thực hiện giấc mơ này, tập đoàn ngoài việc phát huy những giá trị truyền thống vốn có cần xây dựng các hệ thống chính sách quy định chi tiết để định hƣớng cho các hoạt động của mình; tập trung nguồn lực tốt nhất cho việc phục vụ các đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài. Mô hình văn hóa thị trƣờng có những đặc tính nổi trội sau:
- Đặc điểm nổi bật: Tổ chức luôn hƣớng về kết quả. Vấn đề đƣợc quan tâm nhất chính là công việc đƣợc hoàn thành. Các thành viên luôn cạnh tranh và hƣớng về thành quả công việc.
- Lãnh đạo: tập trung vào cạnh tranh, định hƣớng kết quả rất rõ ràng và mạch lạc. - Quản lý nhân lực: dựa trên đặc trƣng là khả năng cạnh tranh; yêu cầu cao, và thành quả.
- Chất kết dính trong tổ chức: là chú trọng đến thành quả và việc đạt đƣợc mục tiêu. Hành động và chiến thắng luôn là “cung trƣởng” của bản nhạc công việc.
- Trọng tâm chiến lƣợc: nhằm hƣớng đến hoạt động cạnh tranh và thành quả. Đạt đƣợc mục tiêu cao và chiến thắng trên thị trƣờng là các yếu tố có tính chi phối.
- Tiêu chuẩn thành công: là đồng nhất thành công với sự “chinh phục” thị trƣờng và vƣợt qua đối thủ cạnh tranh. Dẫn đầu thị trƣờng cạnh tranh là tiêu chuẩn then chốt.
So với mô hình văn hóa sáng tạo hiện tại của tập đoàn, mô hình văn hóa thị trƣờng mà tập đoàn mong muốn trong tƣơng lai có điểm chung là đều theo xu hƣớng hƣớng ngoại. Tuy nhiên thay vì coi trọng tính linh hoạt, mô hình văn hóa thị trƣờng tập trung vào tính chuẩn tắc. Mô hình thị trƣờng đòi hỏi tập đoàn cần xây dựng và ban hành một hệ thống chính sách chi tiết và tuân thủ đầy đủ theo hệ thống chính sách đó. Các vấn đề sẽ đƣợc giải quyết dựa trên việc tuân thủ theo những hƣớng dẫn và quy định chung đã ban hành, không có những trƣờng hợp ngoại lệ.
Ngoài việc mong muốn xây dựng mô hình văn hóa thị trƣờng, CBCNV tại doanh nghiệp cũng muốn tăng cƣờng văn hóa gia đình trong tập đoàn (27/100 điểm)
61
nghĩa là NV mong muốn tập đoàn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến từng cá nhân, cố gắng tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, nơi mọi ngƣời giúp đỡ lẫn nhau. Cải thiện mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau và giữa ngƣời lao động và lãnh đạo. Theo mong muốn của CBCNV tại tập đoàn, thì trong tƣơng lai tập đoàn cần điều chỉnh văn hóa sáng tạo xuống mức 24/100 điểm, còn văn hóa cấp bậc thì mong muốn giữ nguyên nhƣ hiện tại. Với mức chênh lệnh +6 việc xây dựng văn hóa tập đoàn theo hƣớng thị trƣờng là vấn đề cấp thiết, đống thời chênh lệch -8 cũng cho thấy việc tập đoàn nên xem xét mô hình văn hóa sáng tạo mình đang thực hiện để có những điều chỉnh thích hợp trong tƣơng lai.