Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn trung nguyên luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 47)

5. Kết cấu dự kiến luận văn

3.1.2Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1996, Trung Nguyên đƣợc thành lập tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam với mục đích sản xuất kinh doanh hai mặt hàng trà và cà phê.

40

Ngày 10/8/1998 tức là khoảng 2 năm sau ngày thành lập, quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên đƣợc khai trƣơng tại 587- Nguyễn Kiệm- Quận Phú Nhuận- TP Hồ Chí Minh. Tiệm đã phục vụ cà phê miễn phí trong 10 ngày, chính nhờ chiêu tiếp thị độc đáo này mà cà phê Trung Nguyên đã đƣợc dân sành cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh biết đến. Cũng vào cuối năm này Trung Nguyên đã có hơn 100 quán cà phê mang tên mình.

Năm 2000 đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên bằng sự hiện diện tại Hà Nội và quán cà phê nhƣợng quyền đầu tiên đã có mặt tại Nhật Bản. Đây là sự kiện mở đầu cho việc Trung Nguyên vƣơn ra thế giới.

Năm 2001 Trung Nguyên đã có mặt tại 61 tỉnh thành trên cả nƣớc và tiếp tục nhƣợng quyền tại Singapore, tiếp đến là Campuchia và Thái Lan. Có thể nói đây là năm Trung Nguyên hoàn thiện mình để chuẩn bị cho một cuộc chinh chiến mới khốc liệt hơn ngoài biên giới quốc gia.

Sản phẩm Trà Tiên – bƣớc đột phá mới của Trung Nguyên ra đời vào năm 2002 đánh dấu sự phát triển của Trà Việt, từ đây Trà Việt đã có một thƣơng hiệu mới cho riêng mình. Cũng chính trong năm này Trung Nguyên đã đầu tƣ 3 triệu đôla để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu, khẳng định giá trị thƣơng hiệu bằng cách thuê một hãng tƣ vấn đặt tại New Zealand, đồng thời để hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền đƣợc chuyên nghiệp, nhất quán hơn và đảm bảo tính đồng nhất của thƣơng hiệu. Trong năm 2002, quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo, “Đây là một bƣớc rất quan trọng. Nếu chúng tôi thành công ở Tokyo thì điều đó sẽ lam tăng tốc kế hoạch bành trƣớng của Trung Nguyên ra nƣớc ngoài.” – Đặng Lê Nguyên Vũ TGĐ của Trung Nguyên khẳng định. Trên thực tế, bên cạnh những khó khăn về mặt bằng, tài chính, hình ảnh thì khó khăn lớn nhất mà Trung Nguyên phải đƣơng đầu là Goliath cà phê Starbucks ở Mỹ, một tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới của Mỹ. Tại Nhật, Starbocks đã có đến gần 400 cửa hàng trong số hơn 6000 cửa hàng của nó trên khắp thế giới. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là đại lý nhƣợng quyền của Trung Nguyên tại Nhật Bản lại ấn định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbocks và cao hơn 25% so với các cà phê nội địa khác. Đặng Lê Nguyên Vũ từng phát biểu:

41

“Chúng tôi coi Tập đoàn Starbocks là một đối thủ đầy tiềm năng, nhưng

chúng tôi không sợ phải đối mặt với họ. Chúng tôi tập trung làm cho Trung Nguyên trở thành một điển hình của Việt Nam trên thế giới, phản ánh được nền văn hóa của đất nước qua cách thiết kế và cung cách phục vụ.”

Năm 2003, một sự kiện gây kinh ngạc cho giới doanh nghiệp Việt Nam khi Trung Nguyên tung ra sản phẩm cà phê hòa tan mang tên G7 vào tháng 11. G7 chính thức đối với các đại gia nƣớc ngoài về cà phê hòa tan bằng “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất. Cuộc thử sản phẩm đem lại kết quả đáng mừng :89% ngƣời tham gia chọn cà phê hòa tan G7 là sản phẩm yêu thích, và chỉ có 11% chọn Nescafe. Đây thực sự là một cuộc chiến, nhƣng điều quan trọng hơn của Trung Nguyên không phải là kết quả cuộc thử mà là sự khơi dậy về ý chí quật cƣờng, về lòng tự hào dân tộc khi lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm thƣơng hiệu Việt. Năm 2004, Trung Nguyên mở thêm quán cà phê tại Nhật Bản, mạng lƣới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng & 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm trên toàn quốc.

Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy cà phê rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dƣơng với công suất rang xay là 10000 tấn/năm và cà phê hòa tan là 3000 tấn/năm. Đạt chứng chỉ EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lƣợng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trƣơng khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên con số 1000 và sự hiện diện của nhƣợng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nƣớc Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucraina, Mỹ, Ba Lan.

Năm 2006 Trung Nguyên định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đƣa vào hoạt động các công ty mới: G7 Mart, Truyền thông Nam Việt, Vietnam Global Gate Way (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.

Năm 2007: Công bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột.

42

Năm 2008: Khai trƣơng hệ thống quán nhƣợng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế, khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

Năm 2009: Khai trƣơng Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tƣ trên 40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn trung nguyên luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 47)