5. Kết cấu dự kiến luận văn
1.6.2 Các bài học về xâydựng văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp
Nhƣ đã phân tích ở trên cho thấy xây dựng VHDN là một công việc còn mới mẻ ở nƣớc ta. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng đã học tập mô hình VHDN của những công ty trên thế giới, để áp dụng vào xây dựng văn hóa kinh doanh của mình. Mô hình VHDN của các công ty nổi tiếng trên thế giới nhƣ Microsoft, Hon da hay điển hình của hai công ty Việt Nam là FPT và Mai Linh có thể chƣa phải là tối ƣu nhƣng bƣớc đầu đã chứng minh rằng: doanh nghiệp có thể
31
tồn tại phát triển lớn mạnh nếu biết phát huy sức mạnh của nền tảng văn hóa trong kinh doanh. Muốn xây dựng bất cứ một công trình hay một giá trị nhân đạo nào, trƣớc hết cần trông vào nội lực của chính bản thân mình. Thực tế đã chứng tỏ, con ngƣời Việt Nam có một nguồn nội lực vô cùng phong phú. Chỉ cần biết cách động viên, tạo điều kiện phát triển, nguồn nội lực này sẽ đƣợc phát huy, để trở thành động lực cho sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chính vì vậy thông qua việc nghiên cứu một số các công ty điển hình trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xây dựng văn hóa kinh doanh nhƣ sau:
- Văn hóa kinh doanh là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tƣởng kinh doanh, phƣơng thức quản lý và quy tắc chế độ đƣợc toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa kinh doanh lấy phát triển toàn diện con ngƣời làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.
- Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công NV chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cƣờng nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh là một giai đoạn phát triển của tƣ tƣởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lƣợc phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lƣợng văn hóa cao. Bởi thế, có thể coi văn hóa kinh doanh là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp đƣơng đại.
- Văn hóa của kinh doanh phải coi bản sắc văn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển. Bản chất của văn hóa kinh doanh là đối nội phải tăng cƣờng tiềm lực, quy tụ đƣợc sức sáng tạo của công NV chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải đƣợc xã hội bản địa chấp nhận. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa kinh doanh trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họ đang
32
sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa kinh doanh nƣớc ngoài, không gắn kết với văn hóa bản địa, họ sẽ thất bại.
- Văn hóa kinh doanh chú trọng hƣớng ngoại (cách ứng xử, hành vi đối với bên ngoài,....)
- Văn hóa kinh doanh cần không ngừng đƣợc hoàn thiện để phù hợp với các yếu tố môi trƣờng kinh doanh.
- Văn hóa kinh doanh cần đƣợc tổng kết ngắn, gọn, dễ nhớ, gây ấn tƣợng sâu sắc và có tính mở (định hƣớng).
33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU