Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 62)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Bảng 4.14: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Doanh nghiệp: tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với thành phần này có nhiều biến động qua 3 năm, cụ thể năm 2011 tăng 14,32% so với năm 2010, sang năm 2012 giảm 26,95% và 6 tháng đầu năm 2013 giảm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 115.770 132.352 96.685 16.582 14,32 (35.667) (26,95) DNTN 9.560 13.000 4.100 3.440 35,98 (8.900) (68,46) CTCP 47.208 58.945 50.433 11.737 24,86 (8.512) (14,44) TNHH 59.002 60.407 42.052 1.405 2,38 (18.355) (30,39) 2. Cá thể HSX 169.387 181.564 224.640 12.177 7,19 43.076 23,72 Tổng cộng 285.157 313.916 321.325 28.759 10,09 7.409 2,36 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Số tiền Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 122.898 83.037 (39.861) (32,43) DNTN 12.300 6.100 (6.200) (50,41) CTCP 62.550 36.777 (25.773) (41,20) TNHH 48.048 40.160 (7.888) (16,42) 2. Cá thể HSX 186.322 228.467 42.145 22,62 Tổng cộng 309.220 311.504 2.284 0,74

32,43% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế từ năm 2010 đến nay gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao, làm cho lãi suất cho vay tăng cao nhất là năm 2011-2012 (theo báo cáo của NHNN, cuối tháng 8/2011 thì lãi suất cho vay bình quân vào khoảng 18,73%/năm). Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, bên cạnh đó họ cũng cố gắng tính toán kỹ phương án kinh doanh nhằm hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng.

Cá thể-HSX: thành phần kinh tế này có dư nợ ngắn hạn tăng dần với tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, dư nợ năm 2011 đạt 181.564 triệu đồng (tăng 7,19% so với năm trước), sang năm 2012 con số này tăng 23,72% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 42.145 triệu đồng, tương đương 22,62%. Do nhu cầu vay vốn trên địa bàn tăng, DSCV ngắn hạn luôn tăng cao hơn so với DSTN ngắn hạn ở các năm cộng với việc dư nợ ngắn hạn còn tồn đọng từ các năm trước chuyển sang năm sau nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do nền kinh tế trên địa bàn được cải thiện, nhu cầu vay vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân qua các năm ngày càng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với nông dân và do đặc điểm tính chất trong việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng là theo thời vụ nên có thể thu hồi nợ. Ta có thể thấy, mức dư nợ ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình luôn tăng cao qua các năm, chứng tỏ ngân hàng luôn cố gắng đầu tư nguồn vốn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, góp phần cải thiện đời sống cho hộ nông dân và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Tóm lại, giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình luôn tăng qua các năm, trong khi khách hàng doanh nghiệp lại tăng trưởng tín dụng âm trong năm 2012. Tuy nhiên, về tổng thể thì dư nợ ngắn hạn của ngân hàng qua các năm đều tăng, cho thấy quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng được mở rộng trong giai đoạn này.

4.2.4.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.15: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Bảng 4.16: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Cùng với các chính sách định hướng phát triển kinh tế tại địa phương, bên cạnh việc chú trọng đáp ứng nhu cầu vốn vào phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngân hàng còn mở rộng quy mô tín dụng sang lĩnh vực thương nghiệp và các ngành khác nhằm phát triển nền kinh tế tại địa bàn cũng như tạo

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 26.589 32.369 40.748 5.780 21,74 8.379 25,89 Thủy sản 55.968 54.531 60.797 (1.437) (2,57) 6.266 11,49 Thương nghiệp 82.794 92.502 90.346 9.708 11,73 (2.156) (2,33) Ngành khác 119.806 135.818 129.434 16.012 13,36 (6.384) (4,70) Tổng cộng 285.157 313.916 321.325 28.759 10,09 7.409 2,36 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 35.165 39.175 4.010 11,40

Thủy sản 58.242 66.655 8.431 12,62

Thương nghiệp 206.365 190.497 (15.868) (7,69)

Ngành khác 9.448 15.177 5.729 60,64

thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Số liệu chi tiết tình hình dư nợ ngắn hạn theo từng ngành kinh tế được thể hiện qua bảng 4.15, 4.16 trên.

Ngành nông nghiệp: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngành tăng qua 3 năm nhưng tỷ trọng còn rất thấp so với các ngành khác.

Năm 2011, dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng 21,74% so với năm 2010, góp phần vào sự gia tăng này là do năm 2010-2011 dịch heo tai xanh bùng phát trên địa bàn, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người chăn nuôi nên DSTN ngắn hạn trong năm 2011 giảm so với năm 2010 làm cho dư nợ đối với ngành này trong năm 2011 tăng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp trong năm 2012 tiếp tục tăng 25,89% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, nhu cầu vốn để tái đầu tư của người chăn nuôi khá lớn, nhất là sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi đang có dấu hiệu tăng đã làm cho DSCV ngắn hạn đối với ngành này tăng cao nên dư nợ ngắn hạn cũng tăng. Bên cạnh đó, năm 2012 trồng trọt gặp một số khó khăn như biến động giá vật tư, dịch bệnh trên cây trồng,… làm cho nông dân không có lãi nên ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, do đó DSTN ngắn hạn của ngành trong năm này giảm mạnh làm dư nợ ngắn hạn ngành này tăng cao trong năm 2012. Khoản mục này trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4.010 triệu đồng, tương đương 11,40% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do ngân hàng đang có chính sách mở rộng quy mô tín dụng ở nhóm ngành này.

Ngành thủy sản: giai đoạn 2010-2012 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này có nhiều biến động. Có thể thấy năm 2010 là một năm khó khăn với người nuôi khi giá cá luôn đứng ở mức thấp, người nuôi không có lãi, chính vì vậy ngân hàng chỉ cấp vốn đối với các hộ nuôi trồng có uy tín, làm cho DSCV ngắn hạn trong năm 2011 giảm nên DSTN ngắn hạn cũng giảm theo. Dù DSTN ngắn hạn trong năm 2011 tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn cao hơn so với DSCV ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn đã giảm 1.437 triệu đồng so với năm 2010 (giảm 2,57%). Sang năm 2012, dư nợ ngắn hạn của ngành này tăng nhẹ trở lại so với năm 2011 ở mức 11,49% và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8.431 triệu đồng, ứng với 12,62% nên đây là tín hiệu đáng mừng vì cả số tiền ngân hàng giải ngân ra và thu hồi về được đều tăng lên so với năm trước.

Thương nghiệp: đây là lĩnh vực cũng được ngân hàng quan tâm, chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất là ở năm 2011, với tỷ lệ là 11,73% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh ngày càng cao nên số tiền giải ngân đối với lĩnh vực này tăng cao. Sang năm 2012, mặc dù dư nợ ngắn hạn

ngành này giảm 2,33% so với năm 2011 nhưng không đáng kể và đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ ngắn hạn của ngành tiếp tục giảm 7,69% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Ngành khác: có thể thấy, dư nợ ngắn hạn đối với ngành khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng (khoảng 43%). Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 16.012 triệu đồng, tương đương 13,36%. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn ngành khác giảm 6.384 triệu đồng so với năm 2011 và sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ ngắn hạn của ngành khác tăng là 5.729 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất từ năm 2010- 2012 biến động không ổn định, làm ảnh hưởng không nhỏ đến dư nợ ngắn hạn của ngành này.

4.2.5 Phân tích nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tại ngân hàng. Do đó, phân tích tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ xấu, để từ đó đưa ra giải pháp quản lý và hạn chế là một vấn đề cần được quan tâm.

4.2.5.1 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.17: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010- 2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 181 1.048 154 867 479,01 (894) (85,31) TNHH 181 1.048 154 867 479,01 (894) (85,31) 2. Cá thể HSX 11.649 13.763 14.775 2.114 18,15 1.012 7,35 Tổng cộng 11.830 14.811 14.929 2.981 25,20 118 0,80

Bảng 4.18: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Doanh nghiệp: nợ xấu ngắn hạn khách hàng là doanh nghiệp rất thấp, không đáng kể trong tổng nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng và nợ xấu tập trung ở công ty TNHH. Năm 2011 là 1.048 triệu đồng, tăng đột biến 479,01% so với năm 2010. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì có không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn. Năm 2011, có nhiều bất ổn trong nền kinh tế, lãi suất ngân hàng tăng cao và đặc biệt là sự xuống dốc của thị trường bất động sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí là thua lỗ hay phá sản và nếu là tài sản thế chấp là bất động sản thì ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các món nợ này và 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu ngắn hạn của doanh nghiệp giảm 54,61% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do ngân hàng các khoản nợ xấu ngắn hạn tăng trước đó nên ngân hàng rất thận trọng trong công việc thẩm định dự án kinh doanh trước khi đồng ý cho vay và xử lý rủi ro bằng cách trích dự phòng.

Cá thể-HSX : xem xét từ bảng số liệu 4.17 và 4.18, ta có thể thấy các khoản nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng là từ cá thể-HSX chiếm hơn 90% nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng và có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn của cá thể-HSX là 11.649 triệu đồng, năm 2011 tăng 2.114 triệu đồng tương đương tăng 18,15% so với năm 2011 và năm 2012 tiếp tục tăng 1.012 triệu đồng, tương đương tăng 7,35% so với năm 2011. Nợ xấu ngắn hạn tăng cao nguyên nhân tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng kinh tế các năm trước, khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như thanh toán nợ vay, buộc ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn hoặc điều

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

1. Doanh nghiệp 2.203 1.000 (1.203) (54,61)

TNHH 2.203 1.000 (1.203) (54,61)

2. Cá thể HSX 11.069 11.544 475 4,29

chỉnh kỳ hạn nợ làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng lên, các biện pháp xử lý nợ ngân hàng chưa mạnh và hiệu quả trong việc ngăn chặn và giảm nợ xấu, một số cán bộ tín dụng chưa tích cực, trách nhiệm chưa cao trong việc quản lý nợ tại địa bàn mình phụ trách đây cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ 4,29% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là lãi suất từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013 giảm so với các năm trước nên khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

4.2.5.2 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành phần kinh tế

Bảng 4.19: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 1.607 1.611 937 4 0,25 (674) (41,84) Thủy sản 7.086 6.798 7.049 (288) (4,06) 251 3,69 Thương nghiệp 1.607 5.485 6.279 3.878 241,32 794 14,48 Ngành khác 1.530 917 664 (613) (40,07) (253) (27,59) Tổng cộng 11.830 14.811 14.929 2.981 25,20 118 0,80

Bảng 4.20: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Qua phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế, ta có thể thấy nợ xấu ngắn hạn chỉ tập trung ở cá thể-HSX, còn doanh nghiệp thì ít hơn. Nhưng cá thể-HSX đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo từng ngành là một việc làm cần thiết, giúp cho ngân hàng biết được thực trạng nợ xấu ngắn hạn ở từng lĩnh vực, từ đó đề ra giải pháp giảm thiểu nợ xấu ngắn hạn phát sinh trong thời gian tới.

Qua bảng số liệu 4.19 và 4.20 ta thấy nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm chủ yếu phát sinh ở ngành thủy sản. Ở tất cả các ngành, nợ xấu luôn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012.

Ngành nông nghiệp: đây là ngành chiếm tỷ nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn ngân hàng nên nợ xấu ngắn hạn của ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nợ xấu ngắn hạn. Nợ xấu ngắn hạn năm 2011 tăng không đáng kể so với năm 2010 chỉ có 0,25% chủ yếu là do ý thức trả nợ của một số hộ chưa cao. Sang năm 2012, nhờ vào chính sách thu mua lúa tạm trữ của Nhà nước nên giá lúa tương đối ổn định, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng trở lại nên tình hình nợ xấu ngắn hạn cũng được cải thiện, giảm xuống còn 937 triệu đồng nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tăng 22 triệu đồng, tức tăng 1,57% so với 6 tháng đầu năm 2012 nguyên nhân do một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng, cùng với sự chủ quan đối với các món vay có tài sản thế chấp, chưa nắm bắt những diễn biến của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.

Ngành thủy sản: có thể nói đây là ngành được ngân hàng chú trọng đầu tư cho vay, với tỷ trọng khoảng 20% trong tổng DSCV ngắn hạn. Theo đó, nợ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 1.399 1.421 22 1,57

Thủy sản 9.204 6.756 (2.448) (26,60)

Thương nghiệp 1.568 2.136 568 36,22

Ngành khác 1.101 2.231 1.130 102,63

xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn, chiếm đến hơn 50%. Trong năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tăng 251 triệu đồng so với năm 2011 là do việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đa số là những hộ nuôi nhỏ lẻ với kỹ thuật còn yếu và chưa có sự liên kết với các nhà chế biến, dẫn đến tình trạng mất ổn định giá, hoạt động nuôi trồng thua lỗ nặng buộc các hộ vay phải bán ao, cho thuê ao hoặc chuyển sang nghề khác nên việc trả nợ cho ngân hàng chậm trễ trong thời gian dài làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng. Sang 6 tháng đầu năm 2013, giá cá tra và các sản phẩm nuôi trồng khác đã bắt đầu tăng, một số hộ còn tiếp tục nuôi thì thu được lãi nên trả nợ cho ngân hàng vì vậy mà

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)