a. Ban giám đốc
Giám đốc
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên giao.
- Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến tổ chức như khen thưởng, kỷ luật. Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, thực hiện các biện pháp xử lý.
Phó giám đốc
- Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó.
- Hỗ trợ cùng giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Phó giám đốc Phòng Hành chánh Nhân sự Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế toán Ngân quỹ Giám đốc
b. Phòng kế hoạch kinh doanh
Gồm 9 cán bộ có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ công tác tín dụng, từ đó trình lên giám đốc để lập kế hoạch cụ thể.
c.Phòng kế toán – ngân quỹ
Gồm 11 cán bộ. Trong đó:
Kế toán: thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo
lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. Quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.
Ngân quỹ: có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, giấy tờ có giá
khác trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu chi và giải ngân khi có phát sinh trong ngày, cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Giám đốc.
d. Phòng hành chính nhân sự
Gồm 5 người, gồm 1 phó phòng phụ trách phòng, 1 tài xế, 2 bảo vệ, 1 tạp vụ. Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ thực hiện các công việc như:
- Tổ chức thực hiện việc quản lý nhân sự, chi trả lương lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị.
- Lập báo cáo về công tác cán bộ lao động, tiền lương, công tác hành chính, quản trị theo quy định và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao cho.
Nhìn chung công tác cán bộ tại ngân hàng luôn được củng cố, phát huy tính dân chủ, tinh thần đoàn kết nội bộ, tôn trọng quyền tự chủ, sáng tạo của mọi cán bộ công nhân viên.
3.2.3 Kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm 2013
Vốn huy động
Đến 31/12/2013 dự kiến đạt 265 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng, tăng 18,83%, trong đó tiền gửi dân cư 215 tỷ, chiếm 81% tăng 36 tỷ, tỷ lệ tăng 20%.
Tiền gửi ngoại tệ: 70.000 USD, tăng 16.000 USD.
Chỉ tiêu VHĐ bình quân 10,6 tỷ đồng/ cán bộ, so với năm 2012 tăng 1 tỷ đồng.
Dư nợ 475 tỷ đồng, tăng 45 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,46% so với năm 2012. Dư nợ bình quân 19 tỷ/cán bộ, tăng 300 triệu đồng/cán bộ so năm 2012, dư nợ bình quân 52,7 tỷ/cán bộ tín dụng, tăng 5 tỷ đồng/cán bộ tín dụng so năm 2012.
Nợ trung hạn 130 tỷ đồng, chiếm 27,36% tổng dư nợ, tăng 2,36% so năm 2012.
Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70% tổng dư nợ, tăng 5% so năm 2012.
Nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2013 <=3%, đến 31/12/2013 nợ xấu tất cả các địa bàn <5%.
Tỷ lệ thu lãi bình quân đạt >85% lãi phải thu.
Lãi dự thu: kiểm soát lãi dự thu, phấn đấu lãi dự thu bình quân tương đương 1-1,5 tháng lãi phải thu ở tất cả các địa bàn.
Thu nợ xử lý rủi ro: 1.800 triệu đồng.
Thu dịch vụ: 1.155 triệu đồng.
Thu lãi từ nhóm 2-5: giảm bình quân 5%/ tháng.
3.3 KHÁI QUÁ QUÁ T KẾ T QUẢ H OẠT ĐỘN G KINH DOAN H GI AI ĐOẠN 2010 -2012 VÀ 6 THÁ NG ĐẦU NĂM 2 012, 2013. 21
3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012
(Nguồn:Phòng Kế hoạch - Kinh doanhNHNO & PTNT Quận Bình Thủy )
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 51.931 100,00 76.658 100,00 67.826 100,00 24.727 47,62 (8.832) (11,52) - Thu từ lãi 49.178 94,70 72.300 94,32 65.693 96,86 23.122 47,02 (6.607) (9,14) - Thu khác 2.753 5,30 4.358 5,68 2.133 3,14 1.605 58,30 (2.225) (51,06) Chi phí 47.516 100,00 70.806 100,00 59.895 100,00 23.290 49,02 (10.911) (15,41) - Chi lãi 39.589 83,32 58.445 82,54 49.273 82,27 18.856 47,63 (9.172) (15,69) - Chi khác 7.927 16,68 12.361 17,46 10.622 17,33 4.434 55,94 (1.739) (14,07)
Lợi nhuận trước thuế 4.415 5.852 7.931 1.437 32,55 2.079 35,53
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012, 2013
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là khâu quan trọng trong công tác quản trị của ngân hàng. Do đó, việc thường xuyên tiến hành công tác phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, giúp các nhà quản trị có một bức tranh toàn diện về thực trạng kinh doanh của ngân hàng. Qua đó, giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 tại NHNo & PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy, ta thấy nhìn chung thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng biến đổi theo chiều hướng tốt, cụ thể như sau:
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện nay cũng như sự thay đổi thường xuyên của nhiều yếu tố như giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, chính sách lãi suất của NHNN,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6
tháng đầu năm
2012 2013 2013 so với 2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 37.988 100,00 27.939 100,00 (10.049) (26,45) - Thu từ lãi 36.838 96,97 27.189 97,32 (9.649) (26,19) - Thu khác 1.150 3,03 750 2,68 (400) (34,78) Chi phí 31.719 100,00 23.724 100,00 (7.995) (25,21) - Chi lãi 28.054 88,45 19.188 80,88 (8.866) (31,60) - Chi khác 3.665 11,55 4.536 19,12 871 23,77
Về thu nhập
Nhìn chung, thu nhập của ngân hàng qua các năm có sự gia tăng đáng kể và nguồn thu nhập rất lớn của ngân hàng là thu từ lãi. Năm 2011, thu nhập tăng đến 47,62% so với 2010, chủ yếu vẫn là nhờ sự gia tăng của nguồn thu từ lãi chiếm tới 47,02%. Tuy thu khác năm 2012 giảm 51,06% so với năm 2011 nhưng do đây chỉ là nguồn thu chiếm tỷ trọng nhỏ nên không làm ảnh hưởng đáng kể đến sự gia tăng của tổng thu nhập. Nhưng tình hình thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh, với khoản chênh lệch giảm là 10.049 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, ứng với tỷ lệ giảm là 26,45%.
Thu từ lãi: là nguồn thu chính của ngân hàng thể hiện qua tỷ trọng thu
nhập lãi trên tổng thu nhập. Năm 2010, tỷ trọng này là 94,70%, đến năm 2011, tỷ trọng này vẫn còn cao là 94,32%, tăng 23.122 triệu đồng, tức tăng 47,02% so với 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, tình hình lạm phát xảy ra làm cho lãi suất huy động tăng lên, điều này kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng. Đến 2012, Nhà nước đã có chính sách trần lãi suất huy động nhằm giúp hạ lãi suất cho vay nên thu từ lãi bị ảnh hưởng và giảm so với năm 2011 là 9,14% nhưng tỷ trọng thu nhập lãi trên tổng thu nhập lại rất cao, chiếm 96,86%. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng bình thường, cho thấy trong những năm qua nguồn vốn kinh doanh ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khoản thu này cũng giảm trong hai quý đầu năm 2013 là 9.649 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 26,19%, nguyên nhân giảm là do đầu năm 2012 lãi suất cho vay còn tương đối cao hơn năm 2013 và những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế đất nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm nhiều.
Thu khác: đây là khoản thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác.
Năm 2011 ngân hàng thu được từ nguồn này là 4.358 triệu đồng thì đến năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 2.133 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013 khoản thu này cũng giảm từ 1.150 triệu đồng còn 750 triệu đồng, với tốc độ giảm là 34,78%. Nguyên nhân của sự giảm sút các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh,…là do kể từ năm 2010 trên địa bàn đã xuất hiện một số chi nhánh NHTM khác như (ngân hàng Đông Á, Eximbank, Vietcombank, MB Bank,...) nên ngân hàng phải chia sẻ thị phần. Điều này cho thấy ngân hàng cần chú trọng đầu tư đến các mảng dịch vụ và kinh doanh khác nhằm góp phần gia tăng thu nhập.
Về chi phí
Như chúng ta đã biết chi phí là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất cứ một tổ chức kinh tế nào. Chỉ tiêu này luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, mở rộng hoạt động để tăng thu nhập ắt hẳn các khoản chi phí cũng phải tăng theo. Năm 2011 tăng 49,02% so với năm 2010, sang năm 2012 chi phí đã giảm 15,41% so với 2011. Chi phí 6 tháng đầu năm 2013 còn 23.724 triệu đồng, với tốc độ giảm là 25,21% so với cùng kỳ năm 2012.
Chi lãi: khoản mục này bao gồm chi phí trả lãi cho tiền gửi của khách
hàng và trả lãi tiền vay. Nhìn chung, chi phí lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với chi phí khác và tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011 tăng 47,63% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng chi phí lãi là do ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Cụ thể, vào ngày 5/11/2010, trước áp lực của lạm phát NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8%/năm lên 9%/năm, đã mở đầu cho cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trong nửa đầu năm 2011 nhằm gia tăng thu hút nguồn tiền gửi, mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%/năm và tiếp tục có xu hướng tăng mạnh, có lúc lên đến 17%- 19%/năm. Do đó, ngân hàng đã phải tăng lãi suất đầu vào trong giai đoạn này nên chi phí trả lãi tăng lên. Nhưng đáng lưu ý là tốc độ gia tăng chi phí lãi năm 2011 cao hơn tốc độ gia tăng của thu nhập từ lãi cho thấy năm 2011 ngân hàng sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 chi phí lãi đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước là do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bắt đầu giảm từ năm 2012 đến nay.
Chi khác: đây là nguồn chi cho duy trì hoạt động của ngân hàng, chăm
sóc khách hàng, chi trả lương cho nhân viên, khấu hao tài sản cố định, tiền điện nước,… Khoản chi này có tăng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2011 tăng 55,94% so với năm 2010 thì đến năm 2012 tốc độ tăng đã giảm xuống 14,07% so với 2011 nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng lên 871 triệu đồng, tương ứng 23,77% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính là do trong năm 2010, tình hình lạm phát tăng cao, kéo theo các khoản chi ngoài lãi của ngân hàng cũng tăng lên như: công cụ dụng cụ, chi phí điện, nước,…Bên cạnh đó, việc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn để giành thị phần cũng như giữ chân khách hàng khi NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động đã làm cho chi ngoài lãi tăng cao. Bên cạnh đó, các khoản mục trích lập dự phòng cũng tăng do nợ xấu tăng cùng với việc ngân hàng triển khai quảng cáo, tiếp thị, các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng cho khách hàng nhằm tăng doanh số huy động vốn, điều này làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng cũng như các tổ chức kinh tế khác, hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thi tùy thuộc vào khả năng quản trị, chính sách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, thu nhập, chi phí phát sinh và nếu tốc độ thay đổi của thu nhập và chi phí không đồng bộ thì sẽ làm cho lợi nhuận biến động hay tốc độ thay đổi của lãi suất nhanh hay chậm sẽ làm cho tốc độ biến động của các nhân tố thu nhập, chi phí, lợi nhuận diễn ra tương ứng.
Dưới sự tăng, giảm của cả thu nhập và chi phí, ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận với tốc độ tăng luôn ổn định trên 30% qua 3 năm. Đây là một tín hiệu tốt, qua đó thấy được hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có những bước tiến vững chắc cả về quy mô lẫn lợi nhuận. Nhất là năm 2012, tình hình hoạt động của ngân hàng đạt kết quả khả quan hơn các năm khác, được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1, 3.2 trên.
Khoảng thời gian cuối năm 2010-đầu 2011 đã diễn ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM, lãi suất huy động của các ngân hàng được nâng lên liên tục, có khi lên đến 17-19%/ năm. Điều này đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi của ngân hàng tăng cao cũng như nguồn thu chính của ngân hàng – nguồn thu từ lãi bị ảnh hưởng khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất cho vay cũng tăng theo. Nhưng kể từ tháng 3/2011, NHNN ban hành thông tư 02/2011 TT-NHNN quy định mức trần lãi suất huy động là 14%/năm và liên tục được điều chỉnh giảm từ đầu năm 2012 đến nay đã tạo ra tín hiệu khả quan cho nền kinh tế. Những biến động trên làm cho hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn nhưng nhờ chính sách giảm thiểu chi phí, thu phí về dịch vụ và trong năm 2012 này ngân hàng thu được những món nợ đã xử lý rủi ro (đưa vào tài khoản thu nhập bất thường), đã góp phần không nhỏ làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng lên đáng kể, tăng 2.079 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 35,53% so với năm 2011. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế giảm còn 4.215 triệu đồng, là do cả chi phí và thu nhập đều giảm nhưng tốc độ của thu nhập lại nhanh hơn so với chi phí.
Tóm lại, trước tình hình biến động bất thường trong những năm qua, đặc biệt là tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra hết sức gay gắt, giá vật