Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 58)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Phân tích DSTN ngắn hạn theo từng ngành kinh tế giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình thu nợ ngắn hạn và so sánh với DSCV ngắn hạn theo ngành tương ứng. Qua đó, ta có thể đánh giá được tình hình thu nợ thời

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 29.621 31.132 24.460 1.511 5,10 (6.672) (21,43) Thủy sản 79.037 63.335 45.161 (15.702) (19,87) (18.174) (28,70) Thương nghiệp 82.978 112.193 129.016 29.215 35,21 16.823 14,99 Ngành khác 147.992 168.113 175.588 20.121 13,60 7.475 4,45 Tổng cộng 339.628 374.773 374.225 35.145 10,35 (548) (0,15) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 16.299 17.225 (926) (5,68)

Thủy sản 30.591 35.815 5.224 17,08

Thương nghiệp 135.304 133.879 (1.425) (1,05)

Ngành khác 17.008 15.218 (1.790) (10,52)

gian qua có tốt hay chưa, lĩnh vực đầu tư nào cần tiếp tục duy trì hoặc cần đẩy mạnh hơn nữa, từ đó đề ra chính sách đối với hoạt động cho vay ngắn hạn phù hợp trong thời gian sắp tới.

Từ bảng số liệu cho ta thấy tỷ trọng của các ngành thương nghiệp và ngành khác đều tăng qua 3 năm. Trong năm 2011, DSTN ngắn hạn tăng 10,35% so với năm 2010. Đến năm 2012, con số này giảm nhẹ 0,15%. Cụ thể, với từng ngành như sau:

Ngành nông nghiệp: tuy tốc độ tăng trưởng của DSTN ngắn hạn còn thấp nhưng vẫn cho thấy sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong công tác thu nợ bởi vì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thường có rủi ro cao do nó không những phụ thuộc các yếu tố giá cả thị trường mà còn phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh,… Nhìn chung, DSTN ngắn hạn qua 3 năm tăng giảm không đều, đặc biệt năm 2011 ngân hàng thu về 31.132 triệu đồng, tăng 5,10% so với 2010. Góp phần vào sự gia tăng này là do nguồn vốn phục vụ cho trồng trọt trên địa bàn ngày càng tăng, nhờ vào kinh nghiệm canh tác của nông dân cũng như mục đích sử dụng vốn vay phù hợp nên đối với trồng trọt vẫn đạt hiệu quả, người dân có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó công tác thu hồi nợ cũng được ngân hàng thực hiện khá tốt, bằng chứng là ngân hàng cử cán bộ tín dụng đến từng hộ gia đình, gửi giấy báo nhắc nhở nếu các hộ trả nợ không đúng hạn. Nhưng thời gian gần đây, khi thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh phát triển nhiều hơn và rất khó kiểm soát như dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng. Bên cạnh đó, tình hình thị trường cũng diễn biến rất phức tạp, từ giá đầu vào ngày càng tăng cao như giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, đến đầu ra bấp bênh và mất giá. Cụ thể, hợp tác xã nuôi bò ở phường Long Hòa hoạt động tương đối hiệu quả nhưng đầu ra sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu cung cấp cho nhà máy sữa Vinamilk nên dẫn đến việc độc quyền trong việc thu mua sữa và ép giá mua thấp từ các xã viên. Trên địa bàn Quận, phường Thới An Đông có vùng chuyên canh lúa, chủ yếu gieo trồng giống lúa IR50404 do dễ trồng, năng suất cao nhưng có giá trị thương mại thấp hơn so với các giống lúa khác. Những tín hiệu xấu từ thị trường xuất khẩu gạo năm 2012 và các địa phương bước vào thời điểm thu hoạch đồng loạt nên nguồn cung tăng lên là nguyên nhân kéo giá lúa, gạo, hàng hóa nội địa giảm mạnh và đặc biệt là giống lúa IR50404.

Ngành thủy sản: tình hình thu nợ ngắn hạn của ngành thủy sản có xu hướng giảm qua 3 năm, đặc biệt năm 2012 giảm 28,10%, tương đương 18.174 triệu đồng so với năm 2011. Như đã phân tích, ngành thủy sản gặp rất nhiều rủi ro, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi cá và từ đó làm giảm sút

DSTN ngắn hạn của ngân hàng và có thể thấy năm 2011 là năm khó khăn với người nuôi trồng thủy sản, gặp rất nhiều rủi ro từ vốn đầu tư rất lớn nhưng giá cả đầu ra luôn biến động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi cá và từ đó làm giảm sút doanh số thu nợ của ngân hàng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng hạn chế cho vay đối với một số hộ chưa trả được nợ cũ, làm cho DSCV ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm trong năm 2011, chính vì vậy mà DSTN ngắn hạn cũng giảm theo, cụ thể là năm 2012 DSTN ngắn hạn của ngành đã giảm 28,70%, tương đương 18.174 triệu đồng so với năm 2011.

Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản được nuôi trồng khó tiêu thụ, giá bán thấp (điển hình là giá cá tra chỉ dao động quanh mức 15.000-16.000 đồng/kg tháng 10/2010- theo Cục thống kê). Bên cạnh đó, kỹ thuật của các hộ nuôi trồng thủy sản còn yếu với quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được sự liên kết với các nhà thu mua, chế biến nên đầu ra chưa được tiêu thụ ổn định. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng hạn chế cho vay đối với một số hộ chưa trả được nợ cũ, làm cho DSCV ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm trong năm 2011, chính vì vậy mà DSTN ngắn hạn cũng giảm theo, cụ thể là năm 2011 DSTN ngắn hạn đã giảm 5,29% so với năm 2010. Đến năm 2012, DSTN ngắn hạn bắt đầu tăng nhẹ trở lại với mức tăng 3.640 triệu đồng so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 17,08% so với 6 tháng đầu năm 2102. Nguyên nhân là do kinh nghiệm nuôi trồng đã được tích lũy cùng với tinh thần học hỏi, cải tiến kỹ thuật nên bà con nơi đây không ngừng nâng cao tay nghề nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất, cộng với giá cá tra và các sản phẩm nuôi trồng khác đã bắt đầu tăng trở lại nên nguồn thu nhập của người dân ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

Thương nghiệp: nhìn chung, DSTN ngắn hạn từ kinh doanh thương mại liên tục tăng qua 3 năm. Trong năm 2011 tăng 35,21% so với năm 2010, tương đương 29.215 triệu đồng, đạt kết quả đó một phần là nhờ cán bộ tín dụng đã tìm hiểu kỹ về khả năng kinh doanh cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng trước khi xem xét cho vay nên đa số các khách hàng đều có thu nhập khả quan nên khả năng trả nợ cho ngân hàng là rất lớn. Sang năm 2012, các khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể với tiềm lực tài chính chưa cao, họ hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tài trợ từ ngân hàng, lạm phát tăng làm tăng chi phí sản xuất nên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên DSTN ngắn hạn của ngân hàng chỉ tăng có 14,99%, tương đương 16.823 triệu đồng so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 DSTN ngắn hạn lĩnh vực này giảm nhẹ 1,05% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Ngành khác: đây vẫn là ngành có giá trị thu hồi nợ cao trong tổng DSTN ngắn hạn (trên 43%), cùng với sự gia tăng của DSCV ngắn hạn nên DSTN ngắn hạn đối với các lĩnh vực khác cũng luôn giữ mức tăng trưởng qua các năm, trong năm 2012 số tiền thu về đạt 175.588 triệu đồng. Như đã biết, đây là lĩnh vực cho vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà cửa của người dân. Trong khi vay, các khách hàng phải có đủ khả năng đảm bảo cho việc trả nợ của mình nên công tác thu hồi nợ đối với các đối tượng khách hàng này tương đối dễ dàng.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 DSTN ngắn hạn ngành này có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 1.790 triệu đồng, tương đương giảm 10,52%. Nguyên nhân là do đầu năm 2013 giá cả của các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng như: gas, điện, nước, sữa,…trong khi mục đích đi vay của khách hàng chủ yếu là tiêu dùng nên làm cho trách nhiệm trả nợ càng đè nặng lên vai của người dân.

4.2.4 Phân tích dư nợ ngắn hạn

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ. Nếu doanh số cho vay phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã phát vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế nhưng không phản ánh chính xác hoạt động tín dụng tại ngân hàng vì nó phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay còn dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Do đó, dư nợ là vấn đề rất được ngân hàng quan tâm trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh doanh số cho vay để có thể đánh giá đúng năng lực khách hàng.

Rủi ro cho ngân hàng sẽ tăng cao khi dư nợ ngắn hạn tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế và việc phân chia dư nợ theo ngành nghề sẽ giúp nhà quản trị biết được đối tượng nào mà phía ngân hàng vẫn chưa quan tâm đúng mức về việc cho vay cũng như thu nợ, để từ đó có những chính sách phát triển quy mô cho phù hợp.

4.2.4.1 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.13: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Bảng 4.14: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Doanh nghiệp: tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với thành phần này có nhiều biến động qua 3 năm, cụ thể năm 2011 tăng 14,32% so với năm 2010, sang năm 2012 giảm 26,95% và 6 tháng đầu năm 2013 giảm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 115.770 132.352 96.685 16.582 14,32 (35.667) (26,95) DNTN 9.560 13.000 4.100 3.440 35,98 (8.900) (68,46) CTCP 47.208 58.945 50.433 11.737 24,86 (8.512) (14,44) TNHH 59.002 60.407 42.052 1.405 2,38 (18.355) (30,39) 2. Cá thể HSX 169.387 181.564 224.640 12.177 7,19 43.076 23,72 Tổng cộng 285.157 313.916 321.325 28.759 10,09 7.409 2,36 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Số tiền Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 122.898 83.037 (39.861) (32,43) DNTN 12.300 6.100 (6.200) (50,41) CTCP 62.550 36.777 (25.773) (41,20) TNHH 48.048 40.160 (7.888) (16,42) 2. Cá thể HSX 186.322 228.467 42.145 22,62 Tổng cộng 309.220 311.504 2.284 0,74

32,43% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế từ năm 2010 đến nay gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao, làm cho lãi suất cho vay tăng cao nhất là năm 2011-2012 (theo báo cáo của NHNN, cuối tháng 8/2011 thì lãi suất cho vay bình quân vào khoảng 18,73%/năm). Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, bên cạnh đó họ cũng cố gắng tính toán kỹ phương án kinh doanh nhằm hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng.

Cá thể-HSX: thành phần kinh tế này có dư nợ ngắn hạn tăng dần với tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, dư nợ năm 2011 đạt 181.564 triệu đồng (tăng 7,19% so với năm trước), sang năm 2012 con số này tăng 23,72% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 42.145 triệu đồng, tương đương 22,62%. Do nhu cầu vay vốn trên địa bàn tăng, DSCV ngắn hạn luôn tăng cao hơn so với DSTN ngắn hạn ở các năm cộng với việc dư nợ ngắn hạn còn tồn đọng từ các năm trước chuyển sang năm sau nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do nền kinh tế trên địa bàn được cải thiện, nhu cầu vay vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân qua các năm ngày càng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với nông dân và do đặc điểm tính chất trong việc sản xuất, kinh doanh của khách hàng là theo thời vụ nên có thể thu hồi nợ. Ta có thể thấy, mức dư nợ ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình luôn tăng cao qua các năm, chứng tỏ ngân hàng luôn cố gắng đầu tư nguồn vốn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, góp phần cải thiện đời sống cho hộ nông dân và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Tóm lại, giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình luôn tăng qua các năm, trong khi khách hàng doanh nghiệp lại tăng trưởng tín dụng âm trong năm 2012. Tuy nhiên, về tổng thể thì dư nợ ngắn hạn của ngân hàng qua các năm đều tăng, cho thấy quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng được mở rộng trong giai đoạn này.

4.2.4.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.15: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Bảng 4.16: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Cùng với các chính sách định hướng phát triển kinh tế tại địa phương, bên cạnh việc chú trọng đáp ứng nhu cầu vốn vào phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngân hàng còn mở rộng quy mô tín dụng sang lĩnh vực thương nghiệp và các ngành khác nhằm phát triển nền kinh tế tại địa bàn cũng như tạo

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 26.589 32.369 40.748 5.780 21,74 8.379 25,89 Thủy sản 55.968 54.531 60.797 (1.437) (2,57) 6.266 11,49 Thương nghiệp 82.794 92.502 90.346 9.708 11,73 (2.156) (2,33) Ngành khác 119.806 135.818 129.434 16.012 13,36 (6.384) (4,70) Tổng cộng 285.157 313.916 321.325 28.759 10,09 7.409 2,36 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 35.165 39.175 4.010 11,40

Thủy sản 58.242 66.655 8.431 12,62

Thương nghiệp 206.365 190.497 (15.868) (7,69)

Ngành khác 9.448 15.177 5.729 60,64

thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Số liệu chi tiết tình hình dư nợ ngắn hạn theo từng ngành kinh tế được thể hiện qua bảng 4.15, 4.16 trên.

Ngành nông nghiệp: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngành tăng qua 3 năm nhưng tỷ trọng còn rất thấp so với các ngành khác.

Năm 2011, dư nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng 21,74% so với năm 2010, góp phần vào sự gia tăng này là do năm 2010-2011 dịch heo tai xanh bùng phát trên địa bàn, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người chăn nuôi nên DSTN ngắn hạn trong năm 2011 giảm so với năm 2010 làm cho dư nợ đối với ngành này trong năm 2011 tăng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp trong năm 2012 tiếp tục tăng 25,89% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, nhu cầu vốn để tái đầu tư của người chăn nuôi khá lớn, nhất là sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi đang có dấu hiệu tăng đã làm cho DSCV ngắn hạn đối với ngành này tăng cao nên dư nợ ngắn hạn cũng tăng. Bên cạnh đó, năm 2012 trồng trọt gặp một số khó khăn như biến động giá vật tư, dịch bệnh trên cây trồng,… làm cho nông dân không có lãi nên ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, do đó DSTN ngắn hạn của ngành trong năm này giảm mạnh làm dư nợ ngắn hạn ngành này tăng cao trong năm 2012. Khoản mục này trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4.010 triệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)