PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNO & PTNT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 38)

NHÁNH QUẬN BÌNH THỦY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng phải cần có vốn kinh doanh và lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn ngân hàng hoạt động hiệu quả thì việc đầu tiên mà các ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Do đó, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu cho ngân hàng. Để đảm bảo nguồn vốn trong việc cho vay trong những năm gần đây ngân hàng đã không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ, kinh doanh, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, chiếm tỷ trọng cao (hơn 50%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, khi sử dụng nguồn vốn điều chuyển ngân hàng phải chịu lãi suất rất cao, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Vì thế, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng đã chú trọng đến công tác huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi ở các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Đồng thời, linh hoạt tiếp nhận nguồn vốn điều chuyển. Ta có thể xem xét nguồn vốn của ngân hàng dựa vào số liệu trong bảng 4.1 và 4.2

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Vốn huy động 142.519 35,36 171.246 39,88 222.102 49,54 28.727 20,16 50.856 29,70 Không kỳ hạn 60.243 42,27 47.749 27,88 45.904 20,67 (12.494) (20,74) (1.845) (3,86) Dưới 12 tháng 76.931 53,98 118.221 69,04 162.548 73,19 41.290 53,67 44.327 37,50 Trên 12 tháng 5.345 3,75 5.276 3,08 13.650 6,14 (69) (1,29) 8.374 158,72 2. Vốn điều chuyển 260.520 64,63 258.202 60,12 226.205 50,46 (2.318) (0,89) (31.997) (12,39) Tổng cộng 403.039 100,00 429.448 100,00 448.307 100,00 26.409 6,55 18.859 4,39 27

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

4.1.1 Vốn huy động

Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn liên tục tăng qua các năm. Vốn huy động năm 2011 tăng 20,16%, tương đương 28.727 triệu đồng so với năm 2010, chủ yếu là do sự gia tăng của nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng 69,04% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 53,67% so với năm 2010. Nhìn lại năm 2011, lãi suất huy động trên thị trường biến động không ngừng và bắt đầu leo thang đến tháng 8/2011 Thống đốc NHNN mới đã có những biện pháp cứng rắn trong việc giữ trần lãi suất huy động VNĐ ở mức 14%. Trong tình hình đó, người dân không tránh khỏi những hoang mang, lo lắng về những khoản tiền họ gửi ở ngân hàng nên tâm lý chung sẽ chọn gửi tiền với kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng.

Tỷ trọng vốn huy động năm 2012 tăng lên chiếm 49,54% trong tổng nguồn vốn, tăng 29,70% tương đương 50.856 triệu đồng so với năm 2011 là do nguồn vốn huy động trên 12 tháng và dưới 12 tháng đều tăng. Trong đó, năm 2012 vốn huy động trên 12 tháng tăng mạnh so với năm 2011 đạt 13.650 triệu đồng, tăng 8.374 triệu đồng, tương đương 158,72%. Sự gia tăng nguồn vốn huy động trên 12 tháng là do sự chênh lệch lãi suất giữa trên 12 tháng và dưới 12 tháng khoảng từ 3-4% nên người dân có xu hướng gửi kỳ hạn dài hơn.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Vốn huy động 201.147 45,50 256.853 55,05 55.706 27,69 Không kỳ hạn 31.553 15,69 62.963 24,51 31.410 99,55 Dưới 12 tháng 148.473 73,81 85.989 33,48 (62.484) (42,08) Trên 12 tháng 21.121 10,50 107.901 42,01 86.780 410,87 2. Vốn điều chuyển 240.924 54,50 209.720 44,95 (31.204) (12,95) Tổng cộng 442.071 100,00 466.573 100,00 24.502 5,54

Bên cạnh đó, NHNo & PTNT thường xuyên mở các đợt huy động dự thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 55.706 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 27,69%, chủ yếu là do tiền gửi trên 12 tháng tăng đến 410,87% và do tiền gửi dưới 12 tháng giảm tới 42,08% so với cùng kỳ năm 2012 là do việc giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ công nhân viên ngân hàng có sự đồng thuận của cán bộ nhân viên ngân hàng có tác dụng tích cực và việc thay đổi phong cách, thái độ phục vụ, kết hợp với các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng để giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.

Nói chung, ngân hàng luôn cố gắng gia tăng nguồn vốn huy động nhằm chủ động hơn trong hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng từ năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 luôn ổn định trên 35%, đã cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng, niềm tin của khách hàng ngày càng được nâng cao. Có được điều đó chính là nhờ sự quyết tâm cao độ của tập thể cán bộ nhân viên và sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Trong những năm qua, ngân hàng luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm nâng cao uy tín cũng như tìm kiếm các nguồn vốn nhàn rỗi bằng các chương trình khuyến mãi, quà tặng, quay số trúng vàng,… Với phong cách phục vụ lịch sự, tạo sự thoải mái, tiện lợi cho khách hàng trong việc xử lý chứng từ, uy tín và chất lượng hoạt động của ngân hàng ngày càng được đông đảo các thành phần kinh tế ghi nhận.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Hầu hết các ngân hàng nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ thì ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên, làm giảm lợi nhuận. Do đó, ngân hàng phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này.

Từ năm 2010 đến năm 2012, vốn điều chuyển của NHNo & PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy liên tục giảm xuống. Năm 2010, vốn điều chuyển là 260.520 triệu đồng, chiếm 64,36% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, nguồn vốn này giảm xuống còn 258.202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,12% trong tổng nguồn vốn, giảm 0,89% so với năm 2010. Đặc biệt, năm 2012 giảm mạnh nhất, tốc độ giảm là 12,39%, tương đương 31.997 triệu đồng so với năm 2011.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 Tr iệ u đồ ng 6T/2012 6T/2013 Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng cộng

6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển của ngân hàng là 209.720 triệu đồng, trong khi nguồn vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2012 là 240.924 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 12,95% cho thấy ngân hàng xu hướng giảm vốn điều chuyển do sử dụng nguồn vốn này ngân hàng phải trả chi phí rất cao do ngân hàng cấp trên tăng lãi suất về việc sử dụng nguồn vốn này, mức giảm này thấp hơn mức tăng nguồn vốn huy động làm cho tổng nguồn vốn ngân hàng tăng lên.

Tóm lại, nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm là điều đáng mừng cho ngân hàng nhưng trong những năm tới vốn điều chuyển tiếp tục giảm trong khi nhu cầu vay vốn của người dân càng cao và khả năng huy động vốn của ngân hàng thì có hạn. Vì thế, ngân hàng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hạn chế nhận vốn điều chuyển đến mức thấp nhất. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 Tr iệ u đồ ng 2010 2011 2012 Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng cộng

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng giai đoạn năm 2010-2012

Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng giai đoạn năm 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)