Doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 49)

Cho vay là một quá trình mà ngân hàng chuyển vốn đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và các cá nhân có nhu cầu về vốn. Cho vay như một nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành kinh tế, để cho các ngành kinh tế được tồn tại và phát triển. Nguồn vốn của ngân hàng huy động được hoặc đi vay các tổ chức tín dụng khác hay vay ngân hàng cấp trên sẽ đưa vào lưu thông với mục đích là bảo toàn vốn và sinh lời. Do đó, phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng là quan trọng trong phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn.

4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 169.142 179.298 154.384 10.156 6,00 (24.914) (13,90) DNTN 12.900 17.555 17.500 4.655 36,09 (55) (0,31) CTCP 87.532 85.015 93.865 (2.517) (2,84) 8.850 10,41 TNHH 68.710 76.728 43.019 8.018 11,67 (33.709) (43,93) 2. Cá thể HSX 222.947 224.234 227.250 1.287 0,58 3.016 1,35 Tổng cộng 392.089 403.532 381.634 11.443 2,92 (21.898) (5,43)

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn tăng giảm không đều qua 3 năm. Đối với các khoản vay này, ngân hàng đã chú trọng cho vay đối với cá thể và hộ sản xuất. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp: những năm gần đây, cùng với sự ra đời của các KCN, KCX, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… thì theo khảo sát của Cục Thống kê, trên địa bàn Quận có khoảng 623 doanh nghiệp năm 2012. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng còn hạn chế về số lượng, tuy nhiên DSCV ngắn hạn của nhóm đối tượng này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, DSCV ngắn hạn tăng 6,00% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện tốt Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về việc ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn giảm nhiều loại thuế nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu có khả năng tiếp cận nguồn vốn, giúp họ duy trì việc sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động. Các cán bộ ngân hàng luôn cố gắng giao lưu, tạo mối quan hệ ngày càng gắn bó, thân thiết, cho vay với mức lãi suất thỏa thuận phù hợp với khả năng của các khách hàng truyền thống, có uy tín cũng như các khách hàng mới. Đây cũng là dấu hiệu khả quan cho thấy sự nỗ lực trong công tác mở rộng quy mô tín dụng đối với lực lượng khách hàng còn nhiều tiềm năng này. Đóng góp vào việc tăng DSCV ngắn hạn năm 2011 của ngân hàng là do DSCV ngắn hạn của DNTN và công ty TNHH đều tăng với mức tương ứng là 36,09% và 11,67%. Năm 2012 so với năm 2011 thì DSCV ngắn hạn của

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Số tiền Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 82.456 52.330 (30.126) (36,54) DNTN 11.700 13.700 2.000 17,09 CTCP 49.625 21.450 (28.175) (56,78) TNHH 21.131 17.180 (3.951) (18,70) 2. Cá thể HSX 112.051 139.986 27.935 24,93 Tổng cộng 194.507 192.316 (2.191) (1,13)

doanh nghiệp giảm 24.914 triệu đồng, tương đương 13,90% do DSCV ngắn hạn của DNTN giảm 0,31% và công ty TNHH giảm 43,93%. 6 tháng đầu năm 2013 DSCV ngắn hạn của DNTN tăng 17,09%, trong khi DSCV ngắn hạn của CTCP và TNHH giảm tương ứng là 56,78% và 18,70% so với 6 tháng đầu năm 2012. Các khoản vay ngắn hạn thông thường là vay theo hạn mức tín dụng. Tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng vốn, các doanh nghiệp sẽ rút vốn theo hạn mức đã thỏa thuận trước với ngân hàng. NHNO & PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy luôn bám sát mục tiêu phát triển của Quận, các chương trình tín dụng được xây dựng dựa trên những ngành có tiềm năng như công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Cá thể-HSX: theo bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn của cá thể, hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 50% tổng DSCV ngắn hạn) và nhóm đối tượng này có DSCV ngắn hạn tăng dần qua 3 năm. Nếu năm 2011 DSCV ngắn hạn chỉ tăng 0,58% so với năm 2010 thì sang năm 2012, con số này tăng lên 1,35%. Nguyên nhân, do nền kinh tế trên địa bàn được cải thiện, ngày càng có nhiều hộ sản xuất ra đời nên nhu cầu sử dụng vốn cho các mục tiêu kinh tế và phục vụ tiêu dùng cũng tăng lên. Vào tháng 4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng tín dụng tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận dễ dàng nguồn vốn từ ngân hàng. Tuy Nghị định này không áp dụng trên địa bàn Quận nhưng thời gian qua, ngân hàng luôn cố gắng đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giúp gia tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Các cá nhân, hộ gia đình này là những khách hàng tạo được uy tín đối với ngân hàng bằng các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả cao, giá trị của các tài sản đảm bảo lớn hơn nhiều so với số tiền họ cần vay vốn nên nguồn trả nợ cho ngân hàng cũng được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp đa dạng các phương thức cho vay nhằm đáp ứng với nhu cầu của từng khách hàng, chẳng hạn như: cho vay theo từng chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cho vay bổ sung nguồn vốn lưu động đối với các hộ có chu kỳ kinh doanh nhỏ hơn 12 tháng, cho vay vượt trên số dư tài khoản với mục đích tiêu dùng của cán bộ công nhân viên,… Và trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình DSCV ngắn hạn của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao là 24,93% so với cùng kỳ năm 2012. Nếu như 6 tháng đầu năm 2012 là giai đoạn lãi suất cho vay còn cao (theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay bình quân cuối tháng 6 khoảng 18,74%/năm, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010) do đó các cá thể - HSX còn e ngại việc vay vốn, đầu tư, mở rộng quy mô nhưng trong 6 tháng đầu

năm 2013, áp lực lạm phát đã giảm dần, lãi suất cho vay cũng bắt đầu giảm, giúp nền kinh tế dần phục hồi nên DSCV ngắn hạn cũng đã tăng lên 27.935 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tóm lại, trong thời gian qua ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt bằng hình thức cho vay ngắn hạn, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của Quận. Trong DSCV ngắn hạn, các cá thể-HSX luôn chiếm tỷ trọng cao với hơn 50%, DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với cá thể-HSX.

4.2.2.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 28.744 36.317 36.195 7.573 26,35 (122) (0,34) Thủy sản 79.322 61.898 66.252 (17.424) (21,97) 4.354 7,03 Thương nghiệp 104.541 122.247 133.274 17.706 16,94 11.027 9,02 Ngành khác 179.482 183.070 145.913 3.588 2,00 (37.157) (20,30) Tổng cộng 392.098 403.532 381.634 11.434 2,92 (21.898) (5,43)

Bảng 4.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Qua phân tích DSCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế chỉ cho chúng ta biết được đối tượng cho vay chính tại ngân hàng chứ chưa cho ta biết các thành phần kinh tế này sử dụng vốn vay chủ yếu vào ngành nghề, lĩnh vực nào. Vì vậy, phân tích DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế là một phần không thể thiếu trong việc phân tích vì có thể giúp ngân hàng nắm được thực trạng cho vay ngắn hạn trong thời gian qua, nhu cầu vốn cho lĩnh vực nào đạt hiệu quả và lĩnh vực nào còn nhiều rủi ro, từ đó đề ra cơ cấu cho vay theo từng ngành hợp lý hơn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian tới.

Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV ngắn hạn của ngân hàng biến động qua các năm. Trong đó, nhu cầu vốn phục vụ ngành thương nghiệp và ngành khác luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV ngắn hạn tại ngân hàng.

Ngành nông nghiệp: DSCV ngắn hạn của ngành nhìn chung là tăng ở năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng DSCV ngắn hạn (dưới 10%). Tuy năm 2012, DSCV ngắn hạn ngành này có giảm nhẹ (giảm 0,34%) so với năm 2011 nhưng không đáng kể. Quận Bình Thủy là Quận có các Phường phát triển từ nông nghiệp là chủ yếu như chuyên canh hoa màu, trái cây, trồng lúa ở Long Hòa, Long Tuyền,… NHNO & PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy nói riêng hay NHNO & PTNT nói chung luôn tập trung chú trọng cho vay ngành nông nghiệp theo định hướng của NHNN Việt Nam là ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn và NHNO & PTNT được

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 19.746 20.531 785 3,98

Thủy sản 34.302 36.765 2.463 7,18

Thương nghiệp 126.710 119.638 (7.072) (5,58)

Ngành khác 13.748 15.382 1.634 11,89

chọn làm trụ cột và giao nhiệm vụ cho ngân hàng phải đạt dư nợ tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm từ 75-80% tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo bảng cho thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV ngắn hạn của ngân hàng. Nguyên nhân là do ngành nông nghiệp chủ yếu bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, thực tế sản xuất ở Quận Bình Thủy cho thấy đa số các hộ sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ nên giá trị giải ngân của các món vay thường không lớn, cụ thể diện tích trồng lúa còn manh mún, cây ăn trái trồng chưa theo quy hoạch và diện tích vườn tạp còn nhiều, hoạt động của các hợp tác xã rau an toàn còn rời rạc thiếu tính lâu dài, chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô trang trại ít. Bên cạnh đó, trên địa bàn diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp, hiện chỉ còn 3.856,31 ha, chiếm 54,51% diện tích tự nhiên của Quận, tập trung ở 3 Phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông.

Ngành thủy sản: trong những năm gần đây, do có những điều kiện thuận lợi về mặt nước cũng như kỹ thuật nuôi trồng phát triển nên Thành phố Cần Thơ nói chung và Quận Bình Thủy nói riêng đang tập trung phát triển ngành thủy sản để tận dụng diện tích mặt nước nhưng đối với ngành thủy sản thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nên nhu cầu vốn luôn là nhu cầu bức thiết của các hộ nuôi cá. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của ngành thủy sản có tăng giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2011 giảm so với năm 2010 là 17.424 triệu đồng, đến năm 2012 tăng 7,03% so với năm 2011 nhưng vẫn còn thấp so với năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 7,18%. Nguyên nhân là do những biến động liên tục trong giá cả trong cuối năm 2011 và đầu năm 2012 khiến người dân ngần ngại trong việc thả nuôi. Minh chứng cho điều này là diện tích thả nuôi năm 2012 đã giảm so với năm 2011 là 3,09 ha. Ngoài ra, do việc thẩm định giá trị đất nuôi cá theo khung giá cũ và chưa phân định rạch ròi giữa đất nông nghiệp và đất nuôi thủy sản, làm cho việc giải ngân thấp.

Thương nghiệp: nhu cầu về vốn ngắn hạn đối với lĩnh vực này chiếm khoảng 26-34% trong tổng DSCV ngắn hạn. DSCV ngắn hạn phục vụ nhu cầu kinh doanh qua các năm với tốc độ tăng trưởng ở mức trên 9% mặc dù 6 tháng đầu năm 2013 thì DSCV ngắn hạn lĩnh vực này giảm 5,58% nhưng không đáng kể. DSCV ngắn hạn trong lĩnh vực này luôn tăng là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn ngày càng tăng khi mà trên địa bàn Quận xuất hiện nhiều KCN, đầu tư mới và nâng cấp các khu chợ. Trong những năm gần đây, ngân hàng ngày càng tạo được mối quan hệ thân thiết với các đối tượng này nên DSCV ngắn hạn năm sau luôn cao hơn năm trước là điều hợp lý. Hơn nữa, theo định hướng của chính quyền địa

phương đang cố gắng tạo mọi điều kiện nhằm đáp ứng hoạt động giao thương mua bán hàng hóa giữa người dân. Bên cạnh đó, DSCV ngắn hạn luôn ngày càng chiếm tỷ trọng cao cho thấy ngân hàng còn chú trọng đầu tư nguồn vốn cho lĩnh vực này.

Ngành khác: nền kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nhu cầu vay vốn ngắn hạn để mua sắm phục vụ đời sống của một bộ phận người dân cũng được tăng lên. Chính vì vậy, DSCV ngắn hạn trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV ngắn hạn qua các năm (khoảng 38-45%). Các nhu cầu vốn này thường là: xuất khẩu lao động có thời hạn, sửa chữa hoặc xây mới nhà, mua sắm đồ dùng gia đình, mua xe làm phương tiện đi lại, vay phục vụ tiêu dùng cá nhân, cải thiện đời sống của cán bộ nhân viên,… Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2012, DSCV ngắn hạn giảm ở mức 20,30% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do trong năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn khi xảy ra lạm phát, mặt bằng giá sản phẩm tăng cao trong khi lãi suất vay vốn từ ngân hàng cũng cao, người dân cố gắng hạn chế nhu cầu tiêu dùng nên DSCV ngắn hạn của ngân hàng trong giai đoạn này giảm 37.157 triệu đồng.

Sang đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế đang dần phục hồi, lãi suất cho vay giảm nên DSCV ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng trưởng ở mức 11,89% so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)