GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 76)

5.2.1 Về công tác huy động vốn

Tăng cường huy động vốn tại chỗ với các hình thức như:

 Tăng cường quảng cáo để nhiều người biết đến các chương trình khuyến mãi của ngân hàng như: trúng thưởng, quà tặng, mang xe đến tận nơi để nhận và trả tiền gửi huy động, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chăm sóc khách hàng chu đáo, mở thẻ ATM miễn phí cho khách hàng, thu phí thấp đối với các dịch vụ như chuyển tiền, mở tài khoản, séc bảo chi, L/C,…

 Vận dụng linh hoạt khung lãi suất, kỳ hạn đa dạng, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý khách hàng,..

 Kết hợp với cán bộ tín dụng bám sát các dự án, chương trình trên địa bàn để huy động tiền gửi tiết kiệm từ các hộ dân có nhà đất được đền bù trên địa bàn, mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể và các cộng tác viên trên địa bàn để thu hút tiền gửi của cơ quan hay cán bộ, công nhân viên ở các cơ quan, xí nghiệp, KCN,KCX,… cũng như triển khai các dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm vay vốn,… vận động nông dân làm quen, hưởng ứng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà chủ yếu là thẻ ATM để rút tiền tại máy, trả nợ vay, nạp tiền điện thoại di động, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,… mà không cần đến ngân hàng giao dịch.

5.2.2 Về công tác tín dụng ngắn hạn

 Cải thiện dư nợ, DSCV, DSTN ngắn hạn:

Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, xem trọng khâu thẩm định ban đầu, khai thác thông tin CIC và các nguồn thông tin khác trước khi quyết định cho vay, tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước cũng như của ngân hàng.

Đào tạo cán bộ tín dụng đáp ứng đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật thông tin, các chính sách của Nhà nước, địa phương và của ngân hàng, theo dõi tình hình thiên tai, khí hậu,… nắm rõ đặc thù kinh tế, phương thức sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của địa phương để có định hướng, kế hoạch cho vay phù hợp hoặc hạn chế cho vay để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Giám sát chặt chẽ từng món nợ sau khi phát vay, thường xuyên liên hệ với khách hàng để kịp thời giải quyết khó khăn phát sinh cùng với khách hàng, đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và ngân hàng.

 Để giảm thiểu nợ xấu ngắn hạn

Không cho vay món vay quá lớn, tập trung cho vay những phương án sản xuất kinh doanh thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro.

Thường xuyên phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn từng nhóm nợ, kịp thời phát hiện những nhóm ngành sản xuất kinh doanh hay những khoản nợ có nguy cơ rủi ro cao, có giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

Lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh ngân hàng và cán bộ tín dụng tăng cường đi cơ sở để tiến hành phân tích nguyên nhân từng khoản nợ xấu để có giải pháp và đề xuất giải pháp xử lý cụ thể từng trường hợp phù hợp theo quy định, kể cả biện pháp khởi kiện ra tòa.

Xác định trách nhiệm của cán bộ gây ra nợ xấu, giao trách nhiệm thu hồi.

Kết hợp Tòa án, thi hành án xử lý tài sản, các món nợ đã khởi kiện, đang thi hành án.

Bán nợ qua công ty mua bán nợ (VAMC) các món vay đủ điều kiện theo quy định.

 Cải thiện tỷ lệ cho vay nông nghiệp:

Ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cân đối hợp lý vốn cho vay giữa phát triển nông nghiệp, thủy sản với khai thác các ngành nghề mới có bảo hiểm, bao tiêu, có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như: sản xuất giống mới, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ “xanh”-“sạch”, sản phẩm mới có tiềm năng, thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm, góp phần hình thành và phát triển 1 nền nông nghiệp công nghệ cao và sức cạnh tranh mạnh.

Hoàn thiện chất lượng phục vụ nông dân thông qua các biện pháp như: mở rộng mạng lưới về nông thôn (địa bàn Thới An Đông, Long Tuyền, Long Hòa), phối hợp với chính quyền địa phương để mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn, lựa chọn mô hình sản xuất, dự án, phương án có hiệu quả để đầu tư vốn theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương, cùng với việc cải cách thủ tục giao dịch văn minh, lịch sự, tiện lợi nhất cho khách hàng, tác phong, ngôn phong trên tinh thần phục vụ là chính.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nhìn chung, giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn của ngân hàng tăng nhưng DSTN ngắn hạn luôn ở mức thấp so với DSCV ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Cùng với việc tăng của dư nợ ngắn hạn thì chúng ta thấy rằng tình hình nợ xấu ngắn hạn tăng liên tục đặc biệt là đối với thành phần kinh tế cá thể-HSX và nuôi trồng thủy sản ở mức khá cao. Mặc dù DSCV ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp tăng qua các năm nhưng chỉ tiêu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và tổng DSCV ngắn hạn của ngân hàng giảm qua các năm, DSTN ngắn hạn của ngành thủy sản qua các năm cũng giảm dần, mặc dù vốn điều chuyển của ngân hàng còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng ngân hàng đang giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở để tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng cần mở rộng quy mô tín dụng ở nhóm ngành nông nghiệp nông thôn hơn nữa.

Tóm lại, qua phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 giúp ta thấy được ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng của mình trong việc cung ứng vốn trong ngắn hạn cho khách hàng, giúp người dân có thể yên tâm sản xuất, mang lại cuộc sống sung túc hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của Quận.

6.2 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)