Tổng quan về hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 43)

Ngân hàng nói chung muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi ngân hàng huy động được vốn, để có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp cho hoạt động kinh doanh thì NHTM kinh doanh với hình thức sử dụng vốn huy động được mang đi cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế khác. Sự chuyển hóa từ vốn huy động sang vốn tín dụng để cung ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đem lại khoảng 90% thu nhập cho ngân hàng, quyết định sự tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro vì ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình cho hoạt động cho vay này nên ngân hàng luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng từ khâu lựa chọn khách hàng, phân tích thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ cho ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, công tác phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng luôn phải thường xuyên thực hiện để quản lý chặt chẽ, sớm hạn chế những rủi ro có thể gặp. Nắm bắt cơ hội tốt cho ngân hàng thì trong những năm qua, NHNO & PTNT chi nhánh Quận Bình Thủy đã không ngừng tăng cường tìm kiếm nguồn khách hàng mới, đẩy mạnh công tác thu nợ và xử lý nợ xấu. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện một cách khái quát thông qua 4 chỉ tiêu: DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu. Để thấy rõ hơn hoạt động tín dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta theo dõi 2 bảng số liệu sau đây:

33

:

Bảng 4.3 Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 457.164 100,00 451.812 100,00 432.035 100,00 (5.352) (1,17) (19.777) (4,38)

Ngắn hạn 392.089 85,77 403.532 89,31 381.634 88,33 11.443 2,92 (21.898) (5,43) Trung hạn 65.075 14,23 48.280 10,69 50.401 11,67 (16.795) (25,81) 2.121 4,39 Doanh số thu nợ 401.248 100,00 429.815 100,00 406.763 100,00 28.567 7,12 (23.052) (5,36) Ngắn hạn 339.628 84,64 374.773 87,19 374.225 92,00 35.145 10,35 (548) (0,15) Trung hạn 61.620 15,36 55.042 12,81 32.538 8,00 (6.578) (10,68) (22.504) (40,89) Dư nợ 386.989 100,00 408.986 100,00 434.258 100,00 21.997 5,68 25.272 6,18 Ngắn hạn 285.157 73,69 313.916 76,75 321.325 73,99 28.759 10,09 7.409 2,36 Trung hạn 101.832 26,31 95.070 23,25 112.933 26,01 (6.762) (6,64) 17.863 18,79 Nợ xấu 14.851 100,00 18.013 100,00 15.775 100,00 3.162 21,29 (2.238) (12,42) Ngắn hạn 11.830 79,66 14.811 82,22 14.929 94,64 2.981 25,20 118 0,80 Trung hạn 3.021 20,34 3.202 17,78 846 5,36 181 6,00 (2.356) (73,58) 32

Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Quận Bình Thủy)

Doanh số cho vay: là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô của hoạt động cho vay, bởi đây là con số thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân bằng hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Qua bảng 4.3, 4.4 ta thấy DSCV của ngân hàng giảm từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, năm 2011 đạt 451.812 triệu đồng, giảm 1,17% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 432.035 triệu đồng, giảm 4,38% so với năm 2011 là do năm 2011 là một năm khó khăn cho nền kinh tế toàn Thế giới như vỡ nợ tại các nước Châu Âu, tỷ lệ lạm phát tại các nước Châu Á và trước diễn biến lạm phát tăng mạnh vào đầu năm, NHNN Việt Nam đã chủ động thực chính sách thắt chặt tiền tệ như biện pháp tiết giảm cung tiền, áp trần tăng trưởng tín dụng (20%, Nghị quyết số 11/NĐ-CP) cùng với nhiều biện pháp hành chính khác để kiềm chế tăng trưởng tín dụng cho đến cuối năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2013 DSCV là 230.551 triệu đồng, tăng 2,39% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là do ngân

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 223.982 100,00 230.551 100,00 6.569 2,93

Ngắn hạn 194.506 86,84 192.316 83,42 (2.190) (1,13) Trung hạn 29.476 13,16 38.235 16,58 8.759 29,72 Doanh số thu nợ 217.111 100,00 225.898 100,00 8.787 4,05 Ngắn hạn 199.202 91,75 202.137 89,48 2.935 1,47 Trung hạn 17.909 8,25 23.761 10,52 5.852 32,68 Dư nợ 415.857 100,00 438.911 100,00 23.054 5,54 Ngắn hạn 309.220 74,36 311.504 70,97 2.284 0,74 Trung hạn 106.637 25,64 127.407 29,03 20.770 19,48 Nợ xấu 15.475 100,00 15.994 100,00 519 3,35 Ngắn hạn 13.272 85,76 12.544 78,43 (728) (5,49) Trung hạn 2.203 14,24 3.450 21,57 1.247 56,60

hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, ưu tiên cho vay nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, ta thấy DSCV ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 85% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do ngân hàng chú trọng việc cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là khi tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và đầy biến động như hiện nay và phần lớn người dân trên địa bàn kinh doanh nhỏ lẻ hoặc sản xuất nông nghiệp theo thời vụ nên ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung các nhu cầu vốn bị thiếu hụt tạm thời. Nhìn chung, DSCV ngắn hạn của ngân hàng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2011 DSCV ngắn hạn đạt 403.532 triệu đồng, tăng 2,92% so với năm 2010. Năm 2012, DSCV ngắn hạn là 381.634 triệu đồng, giảm 5,43% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 2.190 triệu đồng, tương đương giảm 1,13%.

Doanh số thu nợ: đây là khoản tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một thời gian nhất định, ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao DSCV mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao đảm bảo đồng vốn bỏ ra, thu hồi đúng hạn, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Qua bảng số liệu 4.3 và 4.4 ta thấy DSTN có sự biến động qua các năm, cụ thể là tăng vào năm 2011 là 28.567 triệu đồng so với năm 2010 và giảm năm 2012 là 23.052 triệu đồng so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8.787 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011, nhiều món vay từ các năm trước bắt đầu đáo hạn nên DSTN tăng. Đến năm 2012, ngân hàng thu hồi chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, còn các khoản cho vay trung hạn vẫn chưa đến hạn thanh toán. Đáng chú ý là DSTN ngắn hạn của ngân hàng đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSTN từ năm 2010 đến năm 2012 (hơn 80%). Do kể từ giữa năm 2012, lãi suất cho vay ngắn hạn bắt đầu giảm, bên cạnh gói hỗ trợ đối với khách vay vốn sản xuất nông nghiệp nên một số khách hàng chủ động trả nợ ngân hàng để vay lại với mức lãi suất thấp hơn. Đồng thời các cán bộ tín dụng luôn nghiêm túc trong công tác thẩm định khách hàng, xem xét phương án để có thể giải ngân đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cán bộ tín dụng cũng thường xuyên cập nhật tiến độ thực hiện của các phương án kinh doanh, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cam kết.

Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng tại đơn vị. Từ bảng 4.3 và 4.4 ta có thể thấy dư nợ của ngân hàng tăng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng (trên 70%). Nguyên nhân

là do ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn vì có thời gian quay vòng vốn nhanh và đây cũng là nhu cầu thường xuyên khi khách hàng đến vay vốn vì phần lớn người dân trên địa bàn sống chủ yếu bằng buôn bán nhỏ lẻ hoặc nghề nông nên nhu cầu vốn ngắn hạn để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Nhìn chung, dư nợ tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 5,68% so với năm 2010, năm 2012 tăng 6,18% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5,54% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Do cho vay ngắn hạn sẽ làm nguồn vốn quay vòng nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn. Đồng thời do tính chất của nguồn vốn huy động phần lớn là ngắn hạn và theo quy định của NHNN chỉ cho phép dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn (Thông tư số 15/2009/TT-NHNN) nên các năm qua tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng luôn cao.

Ngân hàng đã cố gắng liên tục nâng cao dư nợ để có thể tồn tại và phát triển bền vững vì khi khách hàng vay vốn cũng chính là tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng.

Nợ xấu: Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà không trả được nợ đúng hạn, sẽ chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Các khoản nợ xấu ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng càng kém, hiệu quả tín dụng không cao, nhiều rủi ro. Chính vì vậy, ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân phát sinh để tìm cách xử lý nợ xấu và tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Tuy tình hình nợ xấu của ngân hàng có nhiều biến động qua các năm. Năm 2011, nợ xấu tăng 21,29% so với năm 2010, sự tăng đột biến nợ xấu này tác động không tốt đến ngân hàng, nguyên nhân là do năm 2010-2011, tình hình lạm phát đã khiến cho lãi suất bị đưa lên khá cao. Lãi suất tăng đã làm cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng nặng, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí lãi vay cao nên họ chậm trả nợ và số đó được đưa sang loại 3,4 và 5, do đó nợ xấu cũng tăng mạnh. Đến năm 2012 thì nợ xấu giảm 12,42% so với năm 2011, điều này cho thấy chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đang ngày càng được cải thiện. Nguyên nhân làm cho nợ xấu giảm đáng kể như vậy một phần là do lãi suất cho vay được giảm, góp phần giảm bớt khó khăn cho khách hàng, một phần là

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 T ri ệu đồ ng 2010 2011 2012 DSCV DSTN Dư nợ Nợ xấu do công tác kiểm soát chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng được quản lý chặt chẽ, hạn chế dần các đối tượng đầu tư có mức rủi ro cao và tăng cường cho vay với các đối tượng có ít rủi ro. Sang 6 tháng đầu năm thì nợ xấu tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng không đáng kể là 3,35%.

Đáng lưu ý nữa là các khoản nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu (chiếm hơn 70%). Điều này có thể được giải thích là do dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tại ngân hàng, các biến động từ nền kinh tế như: lạm phát, giá xăng dầu tăng liên tục, dịch bệnh diễn biến phức tạp,...đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc hoàn trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn có chính sách tín dụng thận trọng đối với các khoản vay trung hạn, bởi vì các đối tượng vay vốn này thường rất ít nhưng giá trị các món vay thường là lớn, do đó ngân hàng rất coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay cũng như thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay xem có phù hợp với mục đích đã cam kết với ngân hàng.

Nhìn chung, hoạt động cho vay tại ngân hàng đạt nhiều kết quả khả quan với tổng dư nợ đều tăng qua các năm mà hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do đó, để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn, ta phân tích tình hình các chỉ tiêu ngắn hạn như sau

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 T ri ệu đồ ng 6T/2012 6T/2013 DSCV DSTN Dư nợ Nợ xấu

Hình 4.4 Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận bình thủy (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)