Phân tích tác động của các cú sốc kinh tế đối với việc thu hút FDI

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 45)

của các cú sốc trong nền kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến FDI như thế nào qua thời gian.

-8 -4 0 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(FDI) to D(FDI)

-8 -4 0 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(FDI) to D(EX)

-8 -4 0 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(FDI) to D(CPI)

-8 -4 0 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(FDI) to D(GDP) -8 -4 0 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(FDI) to D(LS) -8 -4 0 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(FDI) to D(XNK)

Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Kết quả cho thấy cú sốc FDI sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút FDI kỳ sau và tác động này giảm dần và triệt tiêu hoàn toàn sau 02 quý. Cú sốc diến ra với các nhân tố kinh tế vĩ mô khác thì không có tác động đến việc thu hút FDI.

3.3.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu khác:

Tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu trong chương 3 và so sánh với một số nghiên cứu khác, được trình bày trong bảng 3.9 như sau:

Bảng 3.9. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác: Biến số Tác giả khác Kết luận nghiên cứu

khác

Luận văn của tác giả

Quy mô thị trường (đại diện bởi GDP/GDP bình quân trên đầu người) Schneider (1985) Nước có GDP bình quân đầu người cao là động lực chính thu hút dòng vốn FDI

Có mối quan hệ trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và việc thu hút FDI tại Việt Nam.

Hosein

Elboiashi và cộng sự (2009)

Có mối quan hệ nhân quả một chiều giữa FDI và GDP ở Ai Cập và Ma-rốc, và quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP ở Tunisia FDI giai đoạn trước, Lạm phát, Lãi suất, Độ mở thương mại Camurdan Burak và Ismail Cevis (2009)

FDI giai đoạn trước, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng và độ mở thương mại là những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

Sử dụng mô hình VAR, cho thấy FDI thời kỳ sau chịu tác động bởi lãi suất, độ mở thương mại.

Lãi suất có tác động nhân quả mộ thcieeuf tới thu hút FDI.

Có nhân quả hai chiều giữa FDI và lạm phát, độ mở thương mại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dữ liệu được tác giả sử dụng theo quý của FDI và các biến số kinh tế vĩ mô được xem xét là quy mô thị trường (đại diện bởi GDP), tỷ giá, độ mở thương mại (đại diện bởi tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu), lãi suất (đại diện bởi lãi suất trái phiếu chính phủ), lạm phát (đại diện bởi CPI) trong khoảng thời gian từ 2000-2012. Để phân tích mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngoài việc sử dụng phân tích tương quan thông thường, tác giả sử dụng Kiểm định nhân quả Granger Causality và Kiểm định VAR để kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết - Johansen Co-integration Test, ngoài ra hàm phản ứng xung - Impulse Response Analysis cũng được sử dụng để kiểm tra sự tác động của các cú sốc trong nền kinh tế vĩ mô đến FDI.

Kết quả cho thấy :

- Có mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngoại trừ

tỷ giá.

- Trong ngắn hạn, FDI thời kỳ sau chịu tác động bởi lãi suất, độ mở thương mại trong ngắn hạn. Kiểm định nhân quả cho thấy trong ngắn hạn CPI, Lãi suất trái phiếu chính phủ, giá trị xuất nhập khẩu đại diện cho độ mở thương mại đều có tác động nhân quả tới FDI và FDI có tác động nhân quả tới CPI, giá trị xuất nhập khẩu.

- Có mối quan hệ tác động trong dài hạn giữa FDI và lạm phát, quy mô thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các cú sốc diễn ra với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá khứ ảnh hưởng

tới việc thu hút FDI trong tương lai.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM

Từ chương 2 và chương 3, tác giả đã phân tích vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế của quốc gia nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời tác giả cũng phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả vẫn đang là vấn đề được quan tâm của không chỉ Việt Nam, mà là tất cả các quốc gia trên thế giới. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư. Để thu hút vốn FDI cần thực hiện rất nhiều nhóm nhiệm vụ và giải pháp mang tính đồng bộ, tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn các giải pháp trong phạm vi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 45)