Dòng chảy FDI và GDP có ảnh hưởng lẫn nhau. Nước có GDP bình quân đầu người cao là động lực chính thu hút dòng vốn FDI (Schneider, 1985). Nghiên cứu trước đó của Singer (1950), Griffin (1970) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có tác động nghịch chiều tại các nước đang phát triển. Logic của những nghiên cứu này là FDI tập trung vào xuất khẩu giá rẻ từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển tạo nên tác động tiêu cực đến tăng trưởng tại các nước đang phát triển. Theo Borensztein và cộng sự (1998), các nước kém phát triển thiếu những nền tảng cần thiết về giáo dục, về cơ sở hạ tầng, thị trường tự do hóa, kinh tế và ổn định xã hội…Nhờ vào nguồn vốn FDI mà các kém phát triển có thể tiếp nhận tiến bộ công nghệ của các công ty đa quốc gia. Do sự canh tranh mà các doanh nghiệp trong nước buộc phải tiến hàng đầu tư để canh tranh với các doanh nghiệp FDI. Vì thế, chính nhờ vào nguồn vốn FDI gián tiếp thúc đẩy đầu tư trong nước
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng GDP, mức lương, độ mở thương mại, lãi suất thực, lạm phát, đầu tư trong nước trong việc thu hút vốn FDI. Camurdan và Ismail (2009) phát triển một khuôn khổ thực nghiệm để ước lượng các nhân tố kinh tế tác động đến thu hút FDI bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 17 nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn 1989-2006. Bảy biến độc lập là FDI giai đoạn trước, tăng trưởng GDP, lương, độ mở thương mại, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát, và đầu tư trong nước. Kết quả cho thấy FDI giai đoạn trước là nhân tố kinh tế quyết định, ngoài ra các nhân tố ảnh hưởng dòng vốn FDI là tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng và độ mở thương mại
Quan điểm Chiết Trung: Theo Dunning (1988), ba nhóm yếu tố bao gồm: nhóm
bộ hóa (I), nhóm các yếu tố về lợi thế địa phương (L) có ảnh hưởng đến hoạt động