Nghiên cứu các nhân tố thu hút FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 32)

Sử dụng khảo sát gồm 22 công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Châu Á, Mirza và Giroud (2004) tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, Việt Nam được lựa chọn là quốc gia thu hút đầu tư vì sự ổn định chính trị, cơ chế chính sách, quy mô thị trường, và chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam là thị trường nhỏ, 40 % đầu ra của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cung ứng cho thị trường nội địa. Việt Nam cũng được đánh giá là nước có nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng đào tạo tốt, tuy nhiên

tham gia làm việc tại các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỷ lệ thấp so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.

Hsieh và Hong (2005) sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam trong thời kỳ 1990-2003 với nhiều biến trong mô hình như FDI thời kỳ trước, tỷ giá, lương, GDP trên đầu người, độ mở thương mại (đo lường bằng tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trên GDP), ngân sách, vốn con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thu hút FDI là: FDI thời kỳ trước, thu nhập bình quân trên đầu người, và độ mở thương mại.

Nguyễn Như Bình và Haughton (2002) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại 16 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam trong thời gian từ 1991- 1999, cho thấy độ mở thương mại, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, tiết kiệm là những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.

Nguyễn Phi Lan (2006) cho thấy tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, đầu tư trong nước, xuất khẩu, vốn con người, chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng, và tỷ giá là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 32)