Nghiên cứu tác động của FDI đối với nền kinh tế của quốc gia nhận

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 30)

kết quả nghiên cứu trước đó, cũng như là nền tảng, cơ sở của nhiều nghiên cứu sau này. Điển hình như Jianuy O (1997) đã đưa ra sáu nhóm yếu tố có liên quan đến các lợi thế vùng của một địa phương có tác động thu hút FDI bao gồm : Quy mô thị trường và mức tăng trưởng của thị trường của quốc gia nhận đầu tư, sự phát triển cơ sở hạ tầng, các lợi thế so sánh của địa phương và ưu thế về nguồn nguyên liệu đầu vào, mức độ mở của quốc gia nhận đầu tư, các chính sách của Nhà nước và chế độ tỷ giá hối đoái. Mức độ tương đồng về mặt địa lý, văn hóa, và ngôn ngữ.

Quan điểm Chiết Trung được tác giả vận dụng ở chương 3 để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

2.2.1.2. Nghiên cứu tác động của FDI đối với nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư: đầu tư:

Ở tầm vĩ mô, các nghiên cứu trước đây đã tìm ra tác động tích cực của FDI đối với quốc gia nhận đầu tư, nhưng các tác động này khác nhau giữa các nước và tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây như của Nair- Reichert và Weinhold (2001), Xu (2000)… cho thấy tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Lô gic của các kết quả nghiên cứu là FDI tác động đến sản lượng của nước tiếp nhận đầu tư, dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn, nó mang đến vốn công nghệ cho các nước kém hoặc đang phát triển, làm cho các yếu tố sản xuất như vốn và lao động trở nên hiệu quả hơn.

Nghiên cứu của Blomstrom và cộng sự (1994) cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước giàu. Borensztein và cộng sự (1998) đưa ra kết quả nghiên cứu FDI góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao vốn và công nghệ cùng với tích lũy kiến thức, đào tạo lao động và kỹ năng. Dòng vốn FDI có tác động cùng chiều với tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại nước có lực lượng lao động có trình độ cao. Đồng thời nghiên cứu cũng giải thích rằng FDI đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng so với đầu tư trong nước do có sự chuyển giao

công nghệ.

Nghiên cứu của Alfaro và cộng sự (2000) cho thấy rằng FDI ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tại các thị trường phát triển. Tương tự như vậy, Balsubramanyam và cộng sự (1996) nhấn mạnh các cải cách thương mại dẫn tới FDI tác động tích cực tới tăng trưởng. Dựa trên kỹ thuật phân tích phân tách, Wang (2002) thấy rằng FDI sản xuất có tác động tích cực đối với tăng trưởng.

Ngoài ra tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Caves (1974), Lipsey (1999). Bên cạnh đó FDI có tác động xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển thông qua tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và vai trò của FDI đối với tăng trưởng là rất rõ ràng (Klein và cộng sự, 2001). Đánh giá chính sách đầu tư của UNCTAD cung cấp bằng chứng về lợi ích của FDI đối với tạo việc làm, tiền lương, và các mối liên kết với các công ty địa phương, tăng xuất khẩu các ngành thâm dụng kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ mới. Tóm lại, đánh giá đầu tư của UNCTAD cho thấy FDI có tác động tích cực đối với tăng trưởng nhưng khác nhau giữa các nước theo UNCTAD (2003). Vì vậy, những lợi ích của FDI là tác động truyền dẫn đến sản lượng của quốc gia nhận đầu tư, dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn. FDI mang lại công nghệ, vốn cho nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển và làm cho các yếu tố sản xuất, cụ thể là lao động và vốn hiệu quả hơn.

Hosein Elboiashi và cộng sự (2009) kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa FDI, đầu tư trong nước (DI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) của Ai Cập, Ma-rốc và Tunisia. Bài viết này áp dụng một kỹ thuật chuỗi thời gian, mô hình VEC trong giai đoạn 1970 - 2006. Họ tìm thấy một quan hệ nhân quả một chiều giữa FDI và GDP ở Ai Cập và Ma-rốc, và quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP ở Tunisia. Đầu tư trong nước đã đóng một vai trò quan trọng đến thu hút vốn FDI vào các nước này nhiều hơn GDP. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng FDI hiệu quả hơn DI trong việc

thúc đẩy tăng trưởng.

Marr (1997) nghiên cứu vốn FDI chảy vào các nước có thu nhập thấp trong giai đoạn 1970-1996 và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia cụ thể. Nghiên cứu tìm ra rằng quy mô thị trường lớn, chi phí nhân công thấp và lợi nhuận cao từ nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các nước này. Trung Quốc, là một thị trường lớn mới nổi, đã thu hút đáng kể dòng vốn FDI.

Shaukat Ali và Wei Guo (2005) nghiên cứu FDI vào Trung Quốc và các nhân tố ảnh hưởng, khảo sát 22 doanh nghiệp hoạt động ở Trung Quốc xem những yếu tố nào là động lực quan trọng đối với họ khi thực hiện đầu tư. Kết quả cho thấy quy mô thị trường (tính theo GDP) là một yếu tố quan trọng đối với FDI đặc biệt đối với các công ty Hoa Kỳ. Với các công ty đến từ châu Á, chi phí nhân công rẻ là yếu tố chính quyết định.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 30)