Kết quả nghiên cứu của luận văn này cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau.
Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đều cho thấy có mối quan hệ giữa việc thu hút FDI với các yếu tố nội tại trong nền kinh tế - xã hội của quốc gia nhận đầu tư. Tác giả đã sử dụng dữ liệu được tổng hợp theo quý trong thời gian từ 2000- 2012 với các yếu tố kinh tế vĩ mô như quy mô thị trường (đại diện bởi GDP), tỷ giá, độ mở thương mại (đại diện bởi tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu), lãi suất (lãi suất TPCP), lạm phát (đại diện bởi CPI) và FDI.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn, khác nhau tùy theo yếu tố kinh tế vĩ mô. Bài nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến việc thu hút FDI, điển hình như
sau :
- Có mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngoại trừ tỷ giá
- Trong ngắn hạn, FDI thời kỳ sau chịu tác động bởi lãi suất, độ mở thương mại trong ngắn hạn.
- Kiểm định nhân quả cho thấy trong ngắn hạn CPI, Lãi suất trái phiếu chính phủ, giá trị xuất nhập khẩu đại diện cho độ mở thương mại đều có tác động nhân quả tới FDI.
- Có mối quan hệ tác động trong dài hạn giữa FDI và lạm phát, quy mô thị trường.
- Các cú sốc diễn ra với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá khứ ảnh hưởng tới việc thu hút FDI trong tương lai.
thay đổi căn bản diện mạo nền kinh tế Việt Nam, điển hình như sau :
- FDI có ảnh hưởng và đóng góp quan trọng đối với GDP, khu vực FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP liên tục cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng dần qua các năm.
- FDI có đóng góp quan trọng đối với độ mở thương mại hay xuất khẩu, Việt Nam đã từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- FDI cũng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô còn lại trong bài nghiên cứu bao gồm lạm phát, lãi suất, lợi nhuận từ việc đầu tư, tỷ giá. FDI tác động tới tỷ giá thể hiện qua sự tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Thứ ba, bài nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn tồn tại hàng loạt vấn đề trong hoạt
động thu hút và quản lý FDI, so với các nước khác trên thế giới cũng như trong khu vực, con số thu hút FDI vào Việt Nam còn khá khiêm tốn, mặt khác các quốc gia tham gia đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các nước Châu Á, với công nghệ còn thấp, tập trung nhiều vào các nghành chế biến, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, đặt ra những nhiệm vụ mới cho công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn sắp tới. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Các giải pháp được đưa ra bao gồm:
- Duy trì tăng trưởng hợp lý - Tỷ giá hối đoái
- Mở cửa thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu - Lãi suất
- Kiềm chế lạm phát
Việc thực hiện các giải pháp đòi hỏi sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các thành phần trong nền kinh tế.