Lạm phát

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 28)

Các quốc gia có lạm phát cao thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp cho rủi ro liên quan đến lạm phát. FDI bị tác động bởi hiệu quả đầu tư mà hiệu quả đầu tư chịu ảnh hưởng bởi mức độ lạm phát (Bengoa và Sachez-Robles, 2003). Lạm phát ổn định sẽ thu hút FDI tốt hơn. Tỷ lệ lạm phát cao có nghĩa là lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài thấp. Điều này cũng thể hiện rằng đất nước đang có sự bất ổn kinh tế vĩ mô, chính phủ đối mặt với vấn đề về ngân sách. Theo Trevino và Mixon (2004), lạm phát tăng báo hiệu một nền kinh tế bất ổn nội bộ với chính sách tiền tệ không ổn định. Do đó, dòng vốn FDI sẽ có xu hướng giảm. Tác giả sử

dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường lạm phát. 2.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm :

2.2.1. Các nghiên cứu cho các quốc gia trên thế giới:

2.2.1.1 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI

Dòng chảy FDI và GDP có ảnh hưởng lẫn nhau. Nước có GDP bình quân đầu người cao là động lực chính thu hút dòng vốn FDI (Schneider, 1985). Nghiên cứu trước đó của Singer (1950), Griffin (1970) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có tác động nghịch chiều tại các nước đang phát triển. Logic của những nghiên cứu này là FDI tập trung vào xuất khẩu giá rẻ từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển tạo nên tác động tiêu cực đến tăng trưởng tại các nước đang phát triển. Theo Borensztein và cộng sự (1998), các nước kém phát triển thiếu những nền tảng cần thiết về giáo dục, về cơ sở hạ tầng, thị trường tự do hóa, kinh tế và ổn định xã hội…Nhờ vào nguồn vốn FDI mà các kém phát triển có thể tiếp nhận tiến bộ công nghệ của các công ty đa quốc gia. Do sự canh tranh mà các doanh nghiệp trong nước buộc phải tiến hàng đầu tư để canh tranh với các doanh nghiệp FDI. Vì thế, chính nhờ vào nguồn vốn FDI gián tiếp thúc đẩy đầu tư trong nước

Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng GDP, mức lương, độ mở thương mại, lãi suất thực, lạm phát, đầu tư trong nước trong việc thu hút vốn FDI. Camurdan và Ismail (2009) phát triển một khuôn khổ thực nghiệm để ước lượng các nhân tố kinh tế tác động đến thu hút FDI bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 17 nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn 1989-2006. Bảy biến độc lập là FDI giai đoạn trước, tăng trưởng GDP, lương, độ mở thương mại, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát, và đầu tư trong nước. Kết quả cho thấy FDI giai đoạn trước là nhân tố kinh tế quyết định, ngoài ra các nhân tố ảnh hưởng dòng vốn FDI là tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng và độ mở thương mại

Quan điểm Chiết Trung: Theo Dunning (1988), ba nhóm yếu tố bao gồm: nhóm

bộ hóa (I), nhóm các yếu tố về lợi thế địa phương (L) có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Quan điểm Chiết Trung là sự tổng hợp của các quan điểm và các kết quả nghiên cứu trước đó, cũng như là nền tảng, cơ sở của nhiều nghiên cứu sau này. Điển hình như Jianuy O (1997) đã đưa ra sáu nhóm yếu tố có liên quan đến các lợi thế vùng của một địa phương có tác động thu hút FDI bao gồm : Quy mô thị trường và mức tăng trưởng của thị trường của quốc gia nhận đầu tư, sự phát triển cơ sở hạ tầng, các lợi thế so sánh của địa phương và ưu thế về nguồn nguyên liệu đầu vào, mức độ mở của quốc gia nhận đầu tư, các chính sách của Nhà nước và chế độ tỷ giá hối đoái. Mức độ tương đồng về mặt địa lý, văn hóa, và ngôn ngữ.

Quan điểm Chiết Trung được tác giả vận dụng ở chương 3 để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

2.2.1.2. Nghiên cứu tác động của FDI đối với nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư: đầu tư:

Ở tầm vĩ mô, các nghiên cứu trước đây đã tìm ra tác động tích cực của FDI đối với quốc gia nhận đầu tư, nhưng các tác động này khác nhau giữa các nước và tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây như của Nair- Reichert và Weinhold (2001), Xu (2000)… cho thấy tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Lô gic của các kết quả nghiên cứu là FDI tác động đến sản lượng của nước tiếp nhận đầu tư, dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn, nó mang đến vốn công nghệ cho các nước kém hoặc đang phát triển, làm cho các yếu tố sản xuất như vốn và lao động trở nên hiệu quả hơn.

Nghiên cứu của Blomstrom và cộng sự (1994) cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước giàu. Borensztein và cộng sự (1998) đưa ra kết quả nghiên cứu FDI góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao vốn và công nghệ cùng với tích lũy kiến thức, đào tạo lao động và kỹ năng. Dòng vốn FDI có tác động cùng chiều với tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại nước có lực lượng lao động có trình độ cao. Đồng thời nghiên cứu cũng giải thích rằng FDI đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng so với đầu tư trong nước do có sự chuyển giao

công nghệ.

Nghiên cứu của Alfaro và cộng sự (2000) cho thấy rằng FDI ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tại các thị trường phát triển. Tương tự như vậy, Balsubramanyam và cộng sự (1996) nhấn mạnh các cải cách thương mại dẫn tới FDI tác động tích cực tới tăng trưởng. Dựa trên kỹ thuật phân tích phân tách, Wang (2002) thấy rằng FDI sản xuất có tác động tích cực đối với tăng trưởng.

Ngoài ra tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Caves (1974), Lipsey (1999). Bên cạnh đó FDI có tác động xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển thông qua tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và vai trò của FDI đối với tăng trưởng là rất rõ ràng (Klein và cộng sự, 2001). Đánh giá chính sách đầu tư của UNCTAD cung cấp bằng chứng về lợi ích của FDI đối với tạo việc làm, tiền lương, và các mối liên kết với các công ty địa phương, tăng xuất khẩu các ngành thâm dụng kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ mới. Tóm lại, đánh giá đầu tư của UNCTAD cho thấy FDI có tác động tích cực đối với tăng trưởng nhưng khác nhau giữa các nước theo UNCTAD (2003). Vì vậy, những lợi ích của FDI là tác động truyền dẫn đến sản lượng của quốc gia nhận đầu tư, dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn. FDI mang lại công nghệ, vốn cho nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển và làm cho các yếu tố sản xuất, cụ thể là lao động và vốn hiệu quả hơn.

Hosein Elboiashi và cộng sự (2009) kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa FDI, đầu tư trong nước (DI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) của Ai Cập, Ma-rốc và Tunisia. Bài viết này áp dụng một kỹ thuật chuỗi thời gian, mô hình VEC trong giai đoạn 1970 - 2006. Họ tìm thấy một quan hệ nhân quả một chiều giữa FDI và GDP ở Ai Cập và Ma-rốc, và quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP ở Tunisia. Đầu tư trong nước đã đóng một vai trò quan trọng đến thu hút vốn FDI vào các nước này nhiều hơn GDP. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng FDI hiệu quả hơn DI trong việc

thúc đẩy tăng trưởng.

Marr (1997) nghiên cứu vốn FDI chảy vào các nước có thu nhập thấp trong giai đoạn 1970-1996 và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia cụ thể. Nghiên cứu tìm ra rằng quy mô thị trường lớn, chi phí nhân công thấp và lợi nhuận cao từ nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào các nước này. Trung Quốc, là một thị trường lớn mới nổi, đã thu hút đáng kể dòng vốn FDI.

Shaukat Ali và Wei Guo (2005) nghiên cứu FDI vào Trung Quốc và các nhân tố ảnh hưởng, khảo sát 22 doanh nghiệp hoạt động ở Trung Quốc xem những yếu tố nào là động lực quan trọng đối với họ khi thực hiện đầu tư. Kết quả cho thấy quy mô thị trường (tính theo GDP) là một yếu tố quan trọng đối với FDI đặc biệt đối với các công ty Hoa Kỳ. Với các công ty đến từ châu Á, chi phí nhân công rẻ là yếu tố chính quyết định.

2.2.2. Các nghiên cứu về Việt Nam:

Có nhiều bài báo, bài viết về thu hút FDI tại Việt Nam, nhưng số lượng các nghiên cứu thực nghiệm thì có rất ít. Một trong những nguyên nhân là dữ liệu về kinh tế vĩ mô còn chưa đầy đủ so với các quốc gia trên thế giới. Gần đây, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã cung cấp dữ liệu ngay trên website, giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu.

2.2.2.1 Nghiên cứu các nhân tố thu hút FDI tại Việt Nam:

Sử dụng khảo sát gồm 22 công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Châu Á, Mirza và Giroud (2004) tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, Việt Nam được lựa chọn là quốc gia thu hút đầu tư vì sự ổn định chính trị, cơ chế chính sách, quy mô thị trường, và chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam là thị trường nhỏ, 40 % đầu ra của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cung ứng cho thị trường nội địa. Việt Nam cũng được đánh giá là nước có nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng đào tạo tốt, tuy nhiên

tham gia làm việc tại các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỷ lệ thấp so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.

Hsieh và Hong (2005) sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam trong thời kỳ 1990-2003 với nhiều biến trong mô hình như FDI thời kỳ trước, tỷ giá, lương, GDP trên đầu người, độ mở thương mại (đo lường bằng tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trên GDP), ngân sách, vốn con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thu hút FDI là: FDI thời kỳ trước, thu nhập bình quân trên đầu người, và độ mở thương mại.

Nguyễn Như Bình và Haughton (2002) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại 16 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam trong thời gian từ 1991- 1999, cho thấy độ mở thương mại, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, tiết kiệm là những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.

Nguyễn Phi Lan (2006) cho thấy tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, đầu tư trong nước, xuất khẩu, vốn con người, chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng, và tỷ giá là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.

2.2.2.2. Nghiên cứu tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam:

Sử dụng khảo sát gồm 22 công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Châu Á, Mirza và Giroud (2004) đã tìm ra hiệu ứng tràn đối với Việt Nam, có nghĩa là việc đầu tư FDI vào Việt Nam của doanh nghiệp đa quốc gia sẽ giúp doanh nghiệp đó tăng năng lực cạnh tranh bằng cách mở rộng thị trường, thâm nhập vào nguồn lực mới, thâu tóm công nghệ hiện đại, và sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao hơn. Từ đó doanh nghiệp đã củng cố được vị trí của mình trong chuỗi giá trị, và như vậy sẽ tạo ra hiệu ứng "tràn" đối với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Lê Việt Anh (2002) sử dụng dữ liệu từ 1988-2002 với 15 quan sát đã cho kết quả FDI đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và kích thích đầu tư trong nước.

cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Nguyễn Thanh Xuân và Xing (2006) với việc sử dụng dữ liệu khối lượng giao dịch của 23 đối tác lớn của Việt Nam giai đoạn 1990-2004, kết quả chỉ ra rằng FDI có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu, 1% thay đổi của FDI sẽ làm xuất khẩu tăng lên 0.25%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thu hút FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia nhận đầu tư, vì thế nó là đề tài được nghiên cứu rất nhiều tại các quốc gia trên thế giới, nhưng với Việt Nam thì còn khá ít.

- Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, trong đó trọng tâm là quan điểm Chiết trung của Dunning (1988) được tác giả vận dụng ở chương 3 để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam

- Lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tác động của

đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quốc gia nhận đầu tư với nhiều tác động khác nhau ở mỗi quốc gia. Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại… của quốc gia nhận đầu tư đã được kiểm chứng trong nhiều nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để tác giả vận dụng trong chương 3 để nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

3.1. Dữ liệu

Dữ liệu được lấy theo quý của FDI và các biến số kinh tế vĩ mô được xem xét là quy mô thị trường, tỷ giá, độ mở thương mại, lãi suất, lạm phát trong khoảng thời gian từ 2000-2012, trong đó :

+ FDI : Giá trị đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quý tại Việt Nam. Nguyên nhân của việc không sử dụng giá trị thực hiện của vốn FDI là vì so với giá trị đăng ký, giá trị thực hiện bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động như : quy trình thẩm định và thực hiện dự án, thời gian chờ đợi cấp giấy phép… + Quy mô thị trường : đại diện bởi GDP.

+ Độ mở thương mại : đại diện bởi Tổng giá trị Xuất khẩu và Nhập khẩu + Lạm phát : đại diện bởi CPI

Nguồn dữ liệu:

+ Tỷ giá, Xuất khẩu và Nhập khẩu, Lãi suất, CPI: được lấy từ website của IMF. + FDI, GDP: tổng hợp từ website của Tổng cục Thống kê Việt Nam, website Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam- chinhphu.vn.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Thống kê số liệu và phân tích xu hướng nhằm so sánh FDI trong thời kỳ nghiên cứu.

+ Phân tích tương quan: nhận biết các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến việc thu hút FDI

+ Kiểm định trong ngắn hạn : sử dụng Kiểm định nhân quả Granger Causality và Kiểm định VAR

 Kiểm định nhân quả Granger Causality : nhằm kiểm tra các giá trị trong quá khứ của các biến kinh tế vĩ mô có giải thích cho việc thu hút FDI và các giá trị quá khứ của FDI có giải thích cho các biến kinh tế vĩ mô, sử dụng hai phương trình sau :

t k t m k k k t m k k t X Y e X 1 1 1 1 1 1            (1) t k t m k k k t m k k t Y X e Y 2 1 2 1 2 2         

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)