Mở cửa thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 51)

Theo đánh giá về hoạt động xuất- nhập khẩu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nhìn chung các mặt hàng có kim ngạch lớn xuất nhập khẩu và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp của doanh nghiệp FDI. Do đó cần thúc đẩy mở cửa thị trường; gia tăng hoạt động XNK bằng nhiều biện pháp.

Một mặt tiếp tục mở rộng, tăng cường các hoạt động hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế, một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng khai thác tối đa các ưu đãi trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia. Xây dựng chiến lược tổng thể về xúc tiến thương mại theo từng thời kỳ nhằm tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường mới cho xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại quốc tế nhằm tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu mới.

4.4. Lãi suất :

phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý cơ bản nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn.

Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và có lộ trình giảm tỷ lệ vay vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp từ hệ thống ngân hàng thương mại.

4.5. Kiềm chế lạm phát :

Chính phủ không nên theo đuổi mục tiêu giữ lạm phát thấp bằng mọi giá, mà cần thực hiện các biện pháp thích hợp ổn định lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tránh những cú sốc lạm phát. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt, định hướng vào những ngành ưu tiên. Kinh nghiệm của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy có thể duy trì mức lạm phát thấp mà vẫn có thể đạt được tăng trưởng cao liên tục trong một thời kỳ dài

Trong bối cảnh lạm phát vẫn có những đối tượng đầu tư cần tăng vốn vì ý nghĩa chiến lược của nó và không nhất thiết tất cả đều “thắt chặt”. Ngay cả phát hành tiền, không phải bắt cứ trường hợp nào cũng ảnh hưởng xấu đến kinh tế và làm gia tăng lạm phát. Nếu nó mở ra cơ hội cho sự phát triển “đột phá” và mang lại lợi ích căn bản của quốc kế dân sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội từ việc gia nhập WTO cũng như tự do hóa thương mại trong ASEAN thì cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức cho Việt Nam trong việc thu hút FDI.Việc tìm ra những giải pháp nhằm thu hút FDI đỏi hỏi nhiều yếu tố với sự nỗ lực của các ngành, các cấp và các thành phần trong nền kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô được xem xét là quy mô thị trường, tỷ giá, độ mở thương mại, lãi suất, lạm phát, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và thu hút FDI vào Việt Nam trong tương lai

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận văn này cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau.

Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đều cho thấy có mối quan hệ giữa việc thu hút FDI với các yếu tố nội tại trong nền kinh tế - xã hội của quốc gia nhận đầu tư. Tác giả đã sử dụng dữ liệu được tổng hợp theo quý trong thời gian từ 2000- 2012 với các yếu tố kinh tế vĩ mô như quy mô thị trường (đại diện bởi GDP), tỷ giá, độ mở thương mại (đại diện bởi tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu), lãi suất (lãi suất TPCP), lạm phát (đại diện bởi CPI) và FDI.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn, khác nhau tùy theo yếu tố kinh tế vĩ mô. Bài nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến việc thu hút FDI, điển hình như

sau :

- Có mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngoại trừ tỷ giá

- Trong ngắn hạn, FDI thời kỳ sau chịu tác động bởi lãi suất, độ mở thương mại trong ngắn hạn.

- Kiểm định nhân quả cho thấy trong ngắn hạn CPI, Lãi suất trái phiếu chính phủ, giá trị xuất nhập khẩu đại diện cho độ mở thương mại đều có tác động nhân quả tới FDI.

- Có mối quan hệ tác động trong dài hạn giữa FDI và lạm phát, quy mô thị trường.

- Các cú sốc diễn ra với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá khứ ảnh hưởng tới việc thu hút FDI trong tương lai.

thay đổi căn bản diện mạo nền kinh tế Việt Nam, điển hình như sau :

- FDI có ảnh hưởng và đóng góp quan trọng đối với GDP, khu vực FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP liên tục cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng dần qua các năm.

- FDI có đóng góp quan trọng đối với độ mở thương mại hay xuất khẩu, Việt Nam đã từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất khẩu của khu vực FDI bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

- FDI cũng ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô còn lại trong bài nghiên cứu bao gồm lạm phát, lãi suất, lợi nhuận từ việc đầu tư, tỷ giá. FDI tác động tới tỷ giá thể hiện qua sự tác động đến hoạt động xuất khẩu.

Thứ ba, bài nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn tồn tại hàng loạt vấn đề trong hoạt

động thu hút và quản lý FDI, so với các nước khác trên thế giới cũng như trong khu vực, con số thu hút FDI vào Việt Nam còn khá khiêm tốn, mặt khác các quốc gia tham gia đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các nước Châu Á, với công nghệ còn thấp, tập trung nhiều vào các nghành chế biến, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, đặt ra những nhiệm vụ mới cho công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn sắp tới. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Các giải pháp được đưa ra bao gồm:

- Duy trì tăng trưởng hợp lý - Tỷ giá hối đoái

- Mở cửa thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu - Lãi suất

- Kiềm chế lạm phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thực hiện các giải pháp đòi hỏi sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, các địa phương và các thành phần trong nền kinh tế.

5.2. Hạn chế của đề tài

Đề tài nghiên cứu về định mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô bao gồm quy mô thị trường, tỷ giá, độ mở thương mại, lãi suất, lợi nhuận, lạm phát và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là đề tài được rất ít nghiên cứu tại Việt Nam nên thiếu cơ sở để so sánh và kiểm chứng. Các đề tài nghiên cứu trước đây cho dữ liệu tại Việt Nam thường tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, ít xem xét đến các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.

Thời gian nghiên cứu theo quý từ năm 2000 – 2012 là chưa nhiều, do thực trạng cơ sở dữ liệu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam không đầy đủ, chưa kịp thời, chưa đồng nhất. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu có sự phù hợp với các lý thuyết và nghiên cứu trước đây.

5.3. Những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy vẫn còn vấn đề còn bỏ ngõ và chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, chi tiết:

- Quan điểm Chiết Trung của Dunning (1988) về ba nhóm yếu tố - OLI bao gồm: O (lợi thế đặc thù của doanh nghiệp), I (lợi thế nội bộ hóa), L (lợi thế địa phương) có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tác giả mới mở rộng vận dụng phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô, tức là thuộc về lợi thế địa phương. Hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận án có thể nghiên cứu về tác động của các yếu tố về lợi thế nội bộ hóa và lợi thế đặc thù của doanh nghiệp đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

- Sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu khác như sử dụng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp có vốn FDI để trả lời cho câu hỏi các yếu tố nào tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

- Do số liệu tại Việt Nam còn ít, chưa đầy đủ, tuy nhiên Website của Tổng cục Thống kê đã cấp nhật nhiều số liệu hơn so với trước đây nên trong tương lai có thể sử dụng dữ liệu thời gian theo tháng để tăng số lượng mẫu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

- Hồ Nhật Quang (2010), Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học.

- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP, 2013. Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu. Hà Nội : NXB Tri Thức.

Tài liệu tiếng Anh

- Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S., and Sayek, S. (2003). FDI and

Economic Growth: The Role of Local Financial Markets. Journal of International Economics, forthcoming.

- Aliber, R.Z. (1970). A theory of foreign direct investment. The International Corporation, MIT Press, Cambridge, MA.

- Asiedu, E. (2002). On the Determinants of Foreign Direct Investment Developing Counties: Is Africa Different?. World Development, 30.

- Balasubramanayam, V. N., Salisu, M., and Spasford, M. (1996). Foreign

Direct investment and Growth in EP and IS Countries. Economic Journal, 106,

trang 92-105.

- Bengoa, M., and Sanchez-Robles, B. (2003). Foreign direct investment,

economic freedom and growth: New evidence from Latin America. European Journal of Political Economy, 19(3), trang 529-545.

- Blomstrom, M., Lipsey, R., and Zegan, M. (1994). What explains developing

country growth?. NBER Working Paper No. 4132, National Bureau for Economic Research, Cambridge, Massachusetts.

- Borensztein, E., De Gregorio, J., and Lee, J.W. (1998). How Does Foreign

Direct Investment Affect Economic Growth?. Journal of International Economics,

- Braunstein, E., and Epstein, G. (2002). Bargaining Power and Foreign Direct Investment in China: Can 1.3 Billions Consumers Tame the Multinationals?. CEPA Working Paper 2002/13. New York: Center for Economic Policy Analysis.

- Camurdan, B., and Ismail C. Drabek, Z., and Payne, W. (1999). The impact of transparency on foreign direct investment. Staff Working Paper, EAR 99-02 (Geneva: World Trade Organization).

- Caves, R. (1974). “Multinational Firms, Competition and Productivity in the (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Host Country.” Economica, 41, pp. 176-193.

- Drabek, Z., and Payne, W. (1999). “The impact of transparency on foreign direct investment”. Staff Working Paper, EAR 99-02 (Geneva: World Trade Organization).

- Dunning, J.H. (1988). Trade, Location of Economic activity and the

Multinational enterprise: A search for an eclectic Approach. Unwin Heyman,

London.

- Dunning, J.H. (1993). Multinational Enterprises and the Global Economy.

Addison-Wesley, Workingham.

- Edwards, S. (1990). Capital Flows, Foreign Direct Investment and Debt- Equity Swaps in Developing Countries. National Bureau of Economic Research

Working Paper no. 3497.

- Enderwick, P. (2005). Attracting Desirable FDI: Theory and Evidence.

Transnational Corporations. 14 (2), pp. 93-119.

- Griffin, K. B. (1970). Foreign Capital, Domestic Savings and Development.

Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 32, pp. 99-112.

- Hosein, E., Noorbakhsh, F., Paloni, A., and Azemar, C. (2009). The causal relationships between Foreign Direct Investment (FDI), Domestic Investment (DI) and Economic Growth (GDP) in North African non-oil producing Countries:

- Hsieh Wen-Jen and Hong Min Chin (2005), The Determinants of Foreign Direct Investment in Southeast Asian Transition Countries, paper presented at National Cheng Kung University

- Jianuy Ouyjang (1997), Foreign Direct Investment In China And Its Impact

On Manufacturing Growth.

- Krykilis, D., and Pantelidis, P. (2003). Macro Economic Determinants of

Outward Foreign Direct Investment. International Journal of Social Economics,

30(7), pp. 827-836

- Klein, M., Aaron, C., and Hadjimichael, B. (2001). Foreign direct investment and poverty Reduction. Policy Research Working Paper No. 2613, The World Bank,

Washington, D.C.,

- Kobrinm, S.J., and Xun, W. (2005). The liberalization of FDI policy in developing countries 1992-2001. Department of Management, the Wharton School,

University of Pennsylvania.

- Le Viet Anh (2002), FDI-Growth Nexus in Vietnam, mimeo, Graduate School of International Development, Nagoya University

- Levis, M. (1979). “Does Political Instability in Developing Countries Affect

Foreign Direct Investment Flows? An Empirical Examination.” Management International Review, 19, pp. 59-68.

- Lipsey, R. (1999). The Location and Characteristics of US. Affiliates in Asia,

NBER working Paper nº6876.

- Loree, D.W., and Guisinger, S.E. (1995). Policy and Non-Policy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Determinants of US Equity Foreign Investment. Journal of International Business Studies, 26, pp. 281- 299.

- Marr, A. (1997), Foreign Direct Investment Flows to Low-Income Countries: A Review of the Evidence, Overseas Development Institute, pp.1-11.

- Mirza Hafiz and Axele Giroud (2004) Regional Integration and Benefits

from Foreign Direct Investment in ASEAN Countries: The Case of Vietnam, Asian Development Economic Review, Vol. 21 (1), pp. 66-98.

- Nair-Reichert, U., and Weinhold, D. (2001). “Causality Tests for Cross- Country Panels: A New Look at FDI and Economic Growth in Developing

Countries.” Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 63(2), pp. 153-171.

- Nguyen Nhu Binh and Jonathan Haughton, (2002), Trade Liberalisation and

Foreign Direct Investment in Vietnam, ASEAN Economic Bulletin, Vol. 19(3), pp.

302-318.

- Nguyen Phi Lan (2006), Foreign Direct Investment in Vietnam: Impact on Economic Growth and Domestic Investment, mimeo, Centre for Regulation and Market Analysis, University of South Australia.

- Nguyen Thanh Xuan and Yuqing Xing (2006), Foreign Direct Investment and Exports: The Experience of Vietnam, Working Paper No. EDP06-11, Graduate School of International Relations, International University of Japan.

- Pfefferman, G.P., and Madarassy A. (1992). Trends in Private Investment in Developing Countries. International Finance Corporation, Discussion Paper No. 14,

Washington D.C.

- Scaperlanda, A. (1992). “Direct investment controls and international

equilibrium: the US experience.” Eastern Economic Journal, 18, pp. 157-170.

- Schneider, F., and Frey, B. S. (1985). “Economic and political determinant of

foreign direct investment.” World Development, 13(2), pp. 161-175.

- Shaukat, A., and Guo, W. (2005). Determinants of FDI in China. Journal of Global Business and Technology, 1(2), pp.1-13.

- Singer, H. W. (1950). “The Distribution of Gains between Investing and

Borrowing Countries.” American Economic Review, Papers & Pro- ceedings, 40, p.

- Trevino, L. J., and Mixon, F. G. (2004). “Strategic factors affecting foreign direct investment decisions by multinationals enterprises in Latin America.”

Journal of World Business, 39(3), pp. 233-243.

- UNCTAD (1999). “Trends in international investment agreements: An Overview.” UNCTAD Series on Issues in International Investment Agreements.

- UNCTAD (2003). “World Investment Report.” UNCTAD: Newyork and Geneva.

- Vanita T., Ritika S., and Varun B. (2012). On Dynamic Relationship between Foreign Direct Investment (FDI) and Macro-Economic Factors: The Indian Experience.

- Wang, Z., and Swain, N. (1995). The Determinants of Foreign Direct

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngòai và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại việt nam (Trang 51)