Sử dụng ma trận tương quan Karl-Pearson’s, ta thu được kết quả như sau: Bảng 3.3: Ma trận tương quan Karl – Pearson’s
FDI FDI CPI GDP Lãi
suất
Tỷ giá XNK
Correlation 1 0.336 0.412 0.651 0.173 0.427 Probality 0.015** 0.002* 0.000* 0.22 0.002*
*
Mức ý nghĩa: 1%, ** Mức ý nghĩa: 5%, *** Mức ý nghĩa: 10%
Kết quả cho thấy có tương quan dương và có ý nghĩa giữa FDI và các biến kinh tế vĩ mô được xem xét ngoại trừ tỷ giá. Kết quả này giống nghiên cứu trước đây của Vanita Tripathi, Ritika Seth, and Varun Bhandari (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa thu hút FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại Ấn Độ.
thích là do Việt Nam theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của Nhà nước nên mức độ tác động trong tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên không có nghĩa là tỷ giá không có tác động lên việc thu hút FDI tại Việt Nam do việc thu hút FDI tại Việt Nam theo định hướng xuất khẩu nên một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ có lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu của các công ty này và do đó khuyến khích thu hút FDI tại Việt Nam. Tác động của sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái đối với việc thu hút FDI được phân tích là sự tác động thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển lợi nhuận từ hoat động kinh doanh về nước của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.