- Phòng Cơ giới Vật tư: Tổ chức đấu thầu mua, bán thiết bị máy móc Quản lý,
2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu
2.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo giá mua ghi trên hóa đơn của người bán. Vì nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là do mua ngoài và Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài là giá thực tế trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT.
Với trường hợp giá mua trên hóa đơn đã bao gồm cả phí vận chuyển vì trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận thì trị giá nguyên vật liệu nhập kho là giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT. Nếu có các chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua như chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về do đội xe của công ty thực hiện hoặc do thuê ngoài và chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua không bao gồm trong giá mua nguyên vật liệu ghi trên Hóa đơn của người bán thì Công ty hạch toán trực tiếp vào chi phí về nguyên vật liệu.
Ví dụ: Ngày 06/12/2012, căn cứ vào dự toán, Công ty mua thép của Công
ty Cổ phần vật tư và tổng hợp Vĩnh Phú về nhập kho, chưa thanh toán cho công ty CP VT&TH Vĩnh Phú. Khi hàng về căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0007745 (Biểu 2.3):
Số lượng (Kg) Đơn giá chưa VAT (đ) Thành tiền (đ)
- Tôn tấm 8 ly x 1500 x 6000 565,2 14.000 7.912.800
- Tôn tấm 12 ly x 1500 x 6000 847,8 14.000 11.869.200
- Thép cuộn Φ6 1.518 15.454,55 23.460.007
- Thép cuộn Φ8 2.067 15.454,55 31.944.555
Như vậy tổng giá trị thực tế của NVL nhập kho là: 75.186.562đ. Trong đó, giá thực tế của; - Tôn tấm 8 ly x 1500 x 6000 là 7.912.800đ - Tôn tấm 12 ly x1500 x 6000 là 11.869.200đ - Thép cuộn Φ6 là 23.460.007đ - Thép cuộn Φ8 là 31.944.555đ
2.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Kỳ dự trữ của công ty áp dụng là 6 tháng, kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
ĐG xuất kho BQ
trong kỳ của một loại = Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.