6.2.NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI 6.2.1.Quỹ bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 69)

- Việc trả lương phải trên cơ sở năng suất lao động:

BẢO HIỂM XÃ HỘ

6.2.NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI 6.2.1.Quỹ bảo hiểm xã hộ

6.2.1.Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là tập hợp những phương tiện nhằm thoả mãn những nhu cầu phát sinh về bảo hiểm xã hội. Cụ thể là các dự trữ về tài chính và các phương tiện cơ sở vật chất phục vụ cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nước, hạch toán độc lập và được nhà nước bảo trợ.

Quỹ bảo hiểm xã hội có hai tính chất đặc trưng: - Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ an toàn về tài chính

- Để đối phó với những rủi ro mang tính ngẫu nhiên làm giảm hoặc mất khả năng lao động thì cần có một lượng tiền dự trữ đủ lớn được hình thành và sử dụng trong một thời gian nhất định trên cơ sở tính toán những xác suất nảy sinh và mức độ nhu cầu bảo hiểm xã hội trong phạm vi quỹ phục vụ. Do đó, quỹ bảo hiểm xã hội phải là một quỹ an toàn về tài chính. Nói cách khác quỹ bảo hiểm xã hội phải được bảo toàn về giá trị và không có rủi ro về tài chính.

- Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tiêu dùng.

Những nhu cầu bảo hiểm xã hội sẽ chỉ được thoả mãn thông qua tiêu dùng của cá nhân những người được bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống phân phối thu nhập quốc dân, làm nhiệm vụ phân phối và phân phối lại thu nhập cho người lao động. Do đó, quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tích luỹ, đồng thời là một quỹ tiêu dùng trên cơ sở tuân theo quy luật phân phối theo lao động, ở mức độ nhất định theo nguyên tắc tương đương, đồng thời phải tham gia điều chỉnh cần thiết giữa các nhu cầu và các lợi ích.

6.2.2.Các loại hình bảo hiểm

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) thì có 2 loại hình bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hôi tự nguyện, ngoài ra Luật bảo hiểm xã hội còn quy định loại hình bảo hiểm thất nghiệp. Các loại hình bảo hiểm này áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp

6.2.2.1.Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

+ Cán bộ công chức, viên chức.

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an.

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

+ Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân, hạ sỹ quan, binh sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

*. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Chế độ ốm đau;

- Chế độ trợ cấp thai sản;

- Chế độ trợ cấp tai nạ lao động, bệnh nghề nghiệp; - Chế độ hưu trí;

- Chế độ tử tuất.

*. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động:

- Hằng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. (Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài đóng theo quy định khác của Chính phủ)

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

- Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

*. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động.

- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung cho hạ sỹ quan, binh sỹ có thời hạn của quân đội nhân dân và công an nhân dân theo mức:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

- Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

6.2.2.2.Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.

Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

Mức thu nhập làm cơ sở tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: + Chế độ tử tuất;

+ Chế độ hưu trí.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 69)