Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 53)

- Việc trả lương phải trên cơ sở năng suất lao động:

5.1.3.Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động

TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG

5.1.3.Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động

- Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động trả lương thấp, chậm trả lương, thiếu dân chủ công khai trong phân phối thu nhập, bắt người lao động làm quá thời gian quy định nhưng không trả lương làm thêm giờ. Thậm chí có những người sử dụng lao động đánh đập người lao động, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ…

- Nguyên nhân từ phía người lao động: Hầu hết các yêu cầu mà người lao động đưa ra tranh chấp là chính đáng. Tuy nhiên, về phương diện đấu tranh còn thiếu tính tổ chức, chỉ mang tính tự phát. Mặt khác, trình độ của người lao động nói chung còn quá thấp, không am hiểu pháp luật nên họ tỏ ra lúng túng trong việc tìm ra hướng giải quyết khi có tranh chấp lao động phát sinh, dẫn đến tổ chức các cuộc đình công khi thực tế chưa cần thiết.

- Về phía tổ chức công đoàn: Trên thực tế, hoạt động của tổ chức công đoàn còn yếu kém, chưa phát huy được tác dụng. một số người đứng đầu tổ chức công đoàn vì quyền lợi cá nhân đã đứng về phía người sử dụng lao động chống lại tập thể người lao động. Nhiều doanh nghiệp không thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật, vì vậy, tập thể người lao động thiếu một chỗ dựa quan trọng ngay tại cơ sở và không liên kết được với công đoàn cấp trên.

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

- Về phía các cơ quan có thẩm quyền: Các cơ quan có thẩm quyền nhiều lúc buông lỏng việc quản lý, không thực hiện thanh tra lao động thường xuyên nên không kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Nhiều cuộc đình công sau khi xảy ra đã kết thúc thì cơ quan có thẩm quyền ở địa phương mới biết…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 53)