- Việc trả lương phải trên cơ sở năng suất lao động:
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG
5.2.4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các cuộc đình công
- Toà án nhân dân có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công.
- Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp người sử dụng lao động hoặc Ban chấp hành công đoàn cơ sở không đồng ý với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
- Quyết định của Toà án về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ cuộc đình công là hợp pháp hoặc cuộc đình công là bất hợp pháp.
Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà
Khi kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp thì phải nêu rõ trường hợp bất hợp pháp của cuộc đình công. Trong trường hợp này, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc chậm nhất là một ngày, sau ngày Toà án công bố quyết định.
- Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Quyết định của Toà án về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho hai bên tranh chấp. Quyết định của Toà án được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
- Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Người lợi dụng đình công để gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình giải quyết đình công, nếu Toà án phát hiện người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật lao động thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại quyết định về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công:
Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Toà án công bố quyết định về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công, hai bên có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về quyết định đó.
Ngay sau khi nhận đơn, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải có văn bản yêu cầu Toà án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đình công, một tập thể gồm ba Thẩm phán do Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao chỉ định phải tiến hành giải quyết khiếu nại. Quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về xét tính hợp pháp của cuộc đình công.”
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Nêu quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể? Vận dụng giải quyết trong một tình huống cụ thể?
2.Vì sao rất nhiều cuộc đình công hiện nay theo kết luận của Tòa án là bất hợp pháp?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1: Chị Huỳnh Thị Mai làm việc trong 1 Công ty cổ phần với thời hạn hợp đồng lao đông 3 năm (từ ngày 01/6/2008 đến ngày 31/5/2011). Trong quá trình làm việc chị Mai được Công ty cho đi đào tạo một khóa học thời gian 6 tháng, toàn bộ chi phí 150 triệu đồng do công ty trả. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, chị được nhiều doanh nghiệp khác mời về làm việc với mức lương cao hơn. Vì thế, ngày 31/01/2011, chị Mai làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do gia đình gặp khó khăn, nhà chị ở rất xa nên không thể tiếp tục làm việc. Công ty không đồng ý nên đã
Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà
khởi kiện đến tòa án, yêu cầu Tòa án buộc chị Mai phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo và các khoản khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu thu thập được, tòa án đã xác định chị Mai đã mua 1 căn hộ chung cư sống cùng chồng và 2 đứa con cách công ty 3 km nên Tòa án đã chấp nhận đơn khởi kiện của công ty, yêu cầu chị Mai bồi thường cho công ty theo quy định của pháp luật.
Em hãy cho biết:
1. Căn cứ nào Tòa án xác định Công ty thắng kiện
2. Các khoản bồi thường cho Công ty mà chị Mai phải chịu.
Bài 2: Anh D làm việc trong công ty theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2005. Tháng 04/2006, anh D được công ty đưa đi đào tạo ở Hàn Quốc trong thời hạn 6 tháng. Trước khi đi, công ty yêu cầu anh D kí vào cam kết đào tạo trong đó có nội dung “ tốt nghiệp khóa học, anh D phải làm việc cho công ty ít nhất 2 năm, nếu vi phạm anh D phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo là 3000USD cộng thêm ít nhất 5 triệu đồng”. Sau khi về nước làm việc được 2 tháng, anh D chấm dứt hợp đồng lao động với công ty (đã báo trước 45 ngày), căn cứ mà anh viện dẫn để chấm dứt là khoản 3 điều 37 BLLD và anh cho rằng thỏa thuận đào tạo nói trên là trái pháp luật, đồng thời yêu cầu công ty giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc. Công ty không đồng ý, kiện anh D yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo. Tranh chấp giữa 2 bên phát sinh.
Em hãy xác định:
- Loại tranh chấp lao động nêu trên.
- Việc giải quyết tranh chấp trên được thực hiện tại những cơ quan nào? - Anh D có phải bồi thường cho công ty không?
Bài 3: Công ty TNHH Matrix là công ty 100% vốn nước ngoài do một người Trung Quốc làm chủ, chuyên sản xuất gấu bông xuất khẩu. Năm 2012 tập thể công nhân tại công ty thông qua công đoàn yêu cầu công ty thực hiện đúng các điều kiên đã cam kết. Lý do là công ty trả lương cho công nhân quá thấp, không đúng với cam kết tuyển ban đầu, trong quá trình làm việc họ thường xuyên bị ép làm nhằm tăng sản
Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà
lượng cho công ty. Khi công ty tuyển người vào làm thì cam kết trả cho công nhân mức lương từ 2,9 – 3,2 triệu đồng/tháng. Thế nhưng thực tế khi vào làm, mặc dù tăng ca đầy đủ, ngày làm đến 10 tiếng đồng hồ nhưng công nhân vẫn chỉ nhận được 2,4 triệu đồng/ tháng, các chế độ phụ cấp cũng không có. Ngoài ra trong băng rôn tuyển người họ thông báo miễn phí ăn trưa nhưng thực chất họ chỉ miễn phí tháng đầu tiên, sau đó vẫn thu tiền. Tranh chấp giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động phát sinh.
Hãy xác định:
- Loại tranh chấp nêu trên.
- Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Trình tự giải quyết tranh chấp lao động trên được thực hiện thế nào?
Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà
Chương 6