Chương 3 TIỀN LƯƠNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 28)

TIỀN LƯƠNG

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG

3.1.1. Khái niệm tiền lương

Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của của các chính sách xã hội có liên quan trực tiếp tới đời sống của người lao động. Khái niệm tiền lương được nhiều ngành khoa học: kinh tế học, luật học nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau.

Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi nhận thức về lý luận trong xây dựng chính sách tiền lương. Theo cơ chế mới: Thừa nhận người lao động được tự do làm việc theo hợp đồng thỏa thuận, nghĩa là công nhận sự tồn tại khách quan của phạm trù hàng hóa sức lao động và như vậy tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, ban hành phải xuất phát từ yêu cầu là quan tâm toàn diện tới mục đích, động cơ làm việc, các nhu cầu cũng như lợi ích kinh tế của người lao động; có như vậy mới khơi dậy được khả năng tiềm ẩn của người lao động để phát triển sản xuất, phát triển xã hội.

Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, được biểu hiện ở khả năng tư duy sáng tạo. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì xã hội nào, Nhà nước nào càng thu hút, sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám, càng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Chính vì vậy, khi hoạch định chính sách tiền lương cần đánh giá đúng vai trò quyết định của con người. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động. Cũng như các thị trường khác, thị trường sức lao động hoạt động theo quy luật cung cầu. Mọi công dân có quyền thuê

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

mướn, sử dụng sức lao động và trả công phù hợp với giá trị sức lao động theo đúng pháp luật nhà nước.

Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Từ khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu.

Mặt khác, tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người hưởng lương hòa nhập vào đời sống xã hội.

Tiền lương có một vai trò rất lớn không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với cả nền kinh tế của đất nước. Vai trò đó thể hiện ở những điểm sau:

- Tiền lương luôn gắn liền với người lao động, là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và gia đình họ. Tiền lương kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy mọi khả năng vốn có để tạo ra năng suất lao động, vươn tới tầm cao hơn của tài năng, sức lực và sáng tạo, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Tiền lương tác động tích cực đến việc quản lý kinh tế, tài chính, quản lý lao động, kích thích sản xuất.

Chính từ vai trò đặc biệt quan trọng của tiền lương, để tiền lương thực sự là thước đo cho mỗi hoạt động của từng cơ sở kinh tế, từng người lao động và là đòn bẩy kinh tế, đòi hỏi tiền lương phải thực hiện được chức năng cơ bản của nó, đảm bảo cho người lao động không những duy trì được cuộc sống thường ngày trong suốt quá trình làm việc, đảm bảo tái sản xuất sức lao động một cách tốt nhất mà còn đủ khả năng để dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi không còn khả năng lao động hoặc trong những trường hợp bất trắc, rủi ro.

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

*Chức năng của tiền lương:

+ Chức năng thước đo giá trị sức lao động. Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.

+ Chức năng tái sản xuất sức lao động. Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà chính bản thân họ đã bỏ ra cho quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả cho các quá trình sau và vẫn còn lại đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu của các thành viên gia đình người lao động. Đời sống của bản thân và gia đình người lao động hòa nhập và biến động cùng với biến động của nền kinh tế. Sự thay đổi về các điều kiện kinh tế, sự biến động trên các lĩnh vực hàng hóa, giá cả có ảnh hưởng đến trực tiếp đời sống của họ. Vì vậy, tiền lương trả cho người lao động phải bù đắp những hao phí sức lao động tính cả trước, trong và sau quá trình lao động, cũng như những biến động giá cả trong sinh hoạt, những rủi ro hoặc các chi phí khác phục vụ cho việc nâng cao trình độ ngành nghề…

+ Chức năng kích thích, đảm bảo khi người lao động làm việc có năng suất cao, hiệu quả rõ rệt thì người sử dụng lao động cần quan tâm tới tiền lương để kích thích người lao động. Ngoài ra người sử dụng lao động cần áp dụng biện pháp thưởng. Số tiền này bổ sung cho tiền lương, mang tính chất nhất thời, không ổn định nhưng lại có tác động mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

+ Chức năng tích lũy: Tiền lương phải đảm bảo duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.

Từ sự phân tích trên cho thấy việc thừa nhận phạm trù hàng hóa sức lao động là điều kiện cần thiết để hình thành thị trường sức lao động, song để thị trường này phát triển thì điều quan trọng khác nữa là phải pháp luật hóa việc thiết lập mối quan hệ giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động trong việc trả lương.

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

Trên thực tế trong xã hội luôn tồn tại các quan hệ lao động khác nhau, do đó tồn tại các hình thức trả công cho người lao động khác nhau. Các hình thức này phụ thuộc hoàn toàn vào các quan hệ lao động cụ thể mà ở đó người lao động trực tiếp tham gia. Tiền lương (tiền công) trong lĩnh vực Luật lao động có nhưng nét khác biệt hình thức trả công khác đang tồn tại trong xã hội, đó là:

+ Tiền lương trong lĩnh vực lao động được nhà nước ấn định mức tối thiểu. + Tiền lương (tiền công) trong Luật lao động được pháp luật bảo hộ trong trường hợp hoạt động của người sử dụng lao động gặp rủi ro.

3.1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 28)