6.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 6.1.1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 68)

- Việc trả lương phải trên cơ sở năng suất lao động:

BẢO HIỂM XÃ HỘ

6.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 6.1.1 Khái niệm

6.1.1. Khái niệm

Dưới góc độ kinh tế, bảo hiểm xã hội là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm sút hoặc mất khả năng lao động.

Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của nhà nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và thành viên gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

6.1.2.Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội

6.1.2.1.Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nó chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hoà các nội dung nói trên và đạt được mục tiêu mà bảo hiểm xã hội đề ra thì việc thực hiện bảo hiểm xã hội trước hết là trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về bảo hiểm và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Nhà nước tuỳ theo từng điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà quy định chính sách quốc gia về bảo hiểm xã hội, nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc gặp các rủi ro, khó khăn khác như chết, thất nghiệp...

Mặt khác, quỹ bảo hiểm xã hội với ý nghĩa là một quỹ tích luỹ hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên (nhà nước , người sử dụng lao động, người láo động) nhằm giúp đỡ về mặt vật chất cho người lao động khi họ gặp các rủi ro, khó khăn không chỉ

Bài giảng Luật Lao động GV: Nguyễn Thị Hà

khi đang tham gia quan hệ lao động mà còn cả khi đã chấm dứt quan hệ lao động. Do đó, bên cạnh nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của các chủ thể tham gia quan hệ lao động thì nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội và trong trường hợp cần thiết nhà nước coá biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ, đảm bảo sự an toàn về tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội.

6.1.2.2.Thực hiện bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động

Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải dựa trên cơ sở nguyên tắc phân phối theo lao động. Nghĩa là, phải đảm bảo hợp lý giữa đóng góp của người lao động cho xã hội thông qua mức tiền lương, tiền công, thời gian đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội để từ đó quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của người lao động..

6.1.2.3.Nguyên tắc phải thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động và cho mọi người lao động.

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho người lao động làm việc trong bất kỳ thành phần kinh tế nào, bất kỳ loại hình tổ chức lao động nào. Khi có đủ điều kiện, dấu hiệu phát sinh quan hệ bảo hiểm xã hội thì được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội không phân biệt hình thức pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động, giới tính, tuổi tác...

6.1.2.4.Mức bảo hiểm xã hội

Mức bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương khi đang làm việc và trong một số trường hợp không được thấp hơn mức trợ cấp bảo hiểm tối thiểu và phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT LAO ĐỘNG VN (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w