Kỹ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 30)

2.2.93. Theo Nguyễn Minh Đường, kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống/ hoạt động nhằm thực hiện, giải quyết một nhiệm vụ/nội dung cụ thể [17].

2.2.94. Mỗi lã thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sụ tham gia tích cục của HS vào quá trinh dạy học. Có nhiều kĩ thuật dạy học tích cục khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi chỉ sử dụng một vài kĩ thuật phù hợp vói tiến trinh dạy học mà chúng tôi xây dựng.

1.3.1. Kỹ thuật động não

* Khái niệm

2.2.95. Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Kỹ thuật động não do Alex Osbom (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ.

* Quy tắc của động não

- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên. - Liên hệ vói những ý tưởng đã được trinh bày.

- Khuyến khích số lượng các ý tưởng. - Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. * Các bước tiến hành

- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình, trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.

- Ket thúc việc đưa ra ý kiến. - Đánh giá:

2.2.96. + Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng.

2.2.97. + Có thể ứng dụng trực tiếp.

2.2.98. + Có thể ứng dụng nhung cần nghiên cứu thêm. 2.2.99. + Không có khả năng ứng dụng.

2.2.100. + Đánh giá những ý kiến đã lựa chọn. 2.2.101. + Rút ra kết luận hành động.

* ứng dụng

- Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề. - Tìm các phương án giải quyết vấn đề.

- Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. * ưu điểm

- Dễ thực hiện. - Không tốn kém.

- Sử dụng được hiện ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ tập thể. - Huy động được nhiều ý kiến.

* Nhược điểm

- Có thể đi lạc đề, tản mạn.

- Có thể mất thòi gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp. - Có thể có một số học sinh “quá tích cực”, số khác thụ động.

1.3.2. Kỹ thuật mảnh ghép

* Khái niệm

2.2.102. Kỹ thuật mành ghép là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.

* Cách tien hành

- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”

2.2.103. + Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3-6 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhung có sụ liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.

2.2.104. + Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.

2.2.105. + Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh tù các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” ừở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.

2.2.106. + Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung của các “nhóm chuyên sâu” giống như nhìn thấy một “bức ừanh” tổng thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.107. + Sau đó nhiệm vụ mói được trao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.

2.2.108. Giai đoan 1 2.2.109. Nhóm chuyên sâu 2.2.110. Giai đoan2 2.2.111. Nhóm mảnh ^ ghép

2.2.112.Hình 1.3. Sơ đồ kỹ thuật “mảnh ghép”

* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kỹ thuật mảnh ghép

- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung, chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dụng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu. - Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả học sinh đều hiểu rõ và có khả

năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu”, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thòi gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm. - Thành lập nhóm mói “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các

nhóm “chuyên sâu”.

- Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động, giáo viên cần quan sát, hỗ ừợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mói, nhiệm vụ mói phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 30)