6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.3.3. Hiện trạng về tình hình hoạt động du lịch lễ hội
Theo Sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh trong địa bàn tỉnh hiện nay du lịch lễ hội phát triển chủ yếu ở trung tâm thành phố Trà Vinh. Khách tập trung không đồng đều tại các điểm tham quan khác nhau của tỉnh. Một số điểm tham
quan thường được du khách tham quan như Khu du lịch Ao Bà Om – chùa Âng, chùa Hang... theo lời của các ban quản lý thì điểm thu hút nhất trung bình hàng ngày có khoảng 300 đến 400 lượt khách đến tham quan, các mùa cao điểm có thể lên tới 800 đến 900 khách mỗi ngày. Đặc biệt vào các dịp lễ hội Ok Om Bok số lượng khách tăng lên đáng kể khoảng 250 đến 300 nghìn người từ khắp mọi miền đất nước và cả khách nước ngoài.
Đi cùng với lễ hội thì tại trung tâm thành phố cũng thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động kèm theo :
Lễ Ok Om Bok 2008 được tỉnh tổ chức gắn với năm du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ năm 2008 với chủ đề « Miệt vườn sông nước Cửu Long » và hội chợ thương mại – dịch vụ - làng nghề trong Ok Om Bok 2009 được tổ chức vào ngày 26/10/2009 – 01/11/2009 với chủ đề « liên kết hội nhập cùng phát triển » quảng bá về con người và vùng đất tỉnh Trà Vinh. Đặt biệt là hội đua ghe ngo trên sông Long Bình thu hút 20.000 người từ khắp nơi trong và ngoài nước đến tham dự.
Hoạt động Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra vào ngày (10/11/2011) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, vui chơi giải trí. Chiều 9/11/2011, giải đua ghe ngo tỉnh Trà Vinh năm 2011 đã diễn ra tại đường đua sông Long Bình. Giải đã thu hút hàng nghìn khán giả đến sông Long Bình - TP Trà Vinh để theo dõi và cổ vũ cho giải đấu. Cùng ngày, tại khu vực ao Bà Om, đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chạy vòng quanh Ao Bà Om. Cùng với các hoạt động thể thao, đêm 10/11, tại khu văn hoá du lịch Ao Bà Om, hàng ngàn người dân đã được thưởng thức chương trình văn nghệ sân khấu hóa lễ hội cúng trăng. Dịp này, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã trao tặng 20 phần quà cho trẻ em người dân tộc Khmer nghèo hiếu học của tỉnh; Công ty TNHH Thành Hiếu tặng 20 phần quà cho trẻ em người dân tộc Khmer nghèo hiếu học Phường 8, thành phố Trà Vinh. Ngoài ra, trong dịp lễ hội Ok Om Bok năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Công thương; Các cơ quan ban ngành tỉnh và Công ty cổ phần Làng nghề Việt thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội chợ Thương mại Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh (từ ngày 04/11 đến 10/11/2011). Tham gia Hội chợ - Triển lãm, có 250 gian hàng trưng bày của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia; Hàng đêm có chương trình ca nhạc của các ca sĩ, nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh biểu diễn. Qua 07 ngày đêm diễn ra Hội chợ thu hút trên 42.000 ngàn lượt người đến tham quan và mua sắm.
Chào mừng Lễ hội Ok-Om-Bok năm 2012, ngoài các họat động chính tại lễ hội như: chương trình lễ chính “Tạ ơn thần Trăng”, thả lồng đèn, đua ghe ngo, diễu hành đường phố, trển lãm văn hóa dân tộc Khmer, giao lưu biểu diễn nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đua xe môtô, các hoạt động hội thi, trò chơi dân gian, hội chợ triển lãm…tỉnh Trà Vinh tổ chức “Hội chợ xúc tiến Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội Ok-Om-Bok” từ ngày 24 - 28/11 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh. Đây là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Ok-Om-Bok tỉnh Trà Vinh năm 2012. Quy mô Hội chợ Triển lãm có hơn 360 gian hàng của các đơn vị tham gia từ các tỉnh, thành cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,
Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Trà Vinh. Chương trình được tài trợ bởi: Công ty Lương thực Trà Vinh; Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam - Nhãn hàng bia Foster; Công ty Cổ phần Vitek VTB Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Thủy hải sản Sài Gòn - Mê Kông; Công ty Mía đường Trà Vinh - Tổng công ty Mía đường 1; Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm; Công ty TNHH Nestle Việt Nam; Công ty cổ phần Trà Bắc; Trung tâm Thông tin di động Việt Nam Mobile. Gắn với hoạt động của Hội chợ là Hội thi hát Karaoke “Ngôi sao mùa Lễ hội” do Công ty Cổ phần Vitek VTB Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ và chương trình ca, vũ, nhạc, kịch hàng đêm đặc sắc, hấp dẫn.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức Hội chợ Lúa gạo và Xúc tiến Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội Ok - Om - Bok (Hội chợ) tỉnh Trà Vinh năm 2013, diển ra từ ngày 12-17/11/2013, tại trung tâm văn hóa tỉnh. Hội chợ lần này có qui mô cấp tỉnh, tầm ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL; đã thu hút khoảng 200 DN và 400 gian hàng. Ngoài chương trình văn nghệ hàng đêm, còn nhiều chương trình giao lưu: Hội thi ẩm thực chế biến các món ngon từ gạo (phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện), chương trình giao lưu nông dân và các nhà cung cấp (phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện). Trong đó, các nhà cung cấp gồm giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình chăm sóc và trồng mới: Giới thiệu, phân tích và hướng dẫn nông dân thảo luận giữa nông dân và các nhà cung cấp.
Tại các huyện Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Kè lễ Sen Dolta dược tổ chức với quy mô khá lớn. Nhà tổ chức đã tổ chức 7 suất văn nghệ phục vụ người dân cũng như du khách do đoàn văn hóa nghệ thuật Ánh Bình Minh biểu diễn đã thu hút khoảng 1300 lượt người xem. Vào tháng 10/2013 vì trùng với lễ Sen Dolta nên dịch vụ tiêu dùng của tỉnh ước đạt 4.084 tỷ tăng nhẹ 0,97% so với tháng 9 và so với cùng kỳ giảm 4,53%.
Song song với các lễ hội Ok Om Bok, Sen Dolta lễ hội tết Chol Chanam Thamay cũng được tỉnh chú trọng đầu tư với mức hoành tráng, nhiều chương trình nghệ thuật ca múa Khmer được biểu diễn phục vụ người xem và khách đến tham quan. Các nhà lãnh đạo còn đích thân chúc tết tới người dân và các sư sãi trong chùa làm tăng tính trang trọng và quy mô của lễ hội. Những ngày diễn ra lễ tết ướt tính có khoảng 2400 lượt khách đến tham gia và ăn mừng ngày tết với đồng bào dân tộc Khmer.
Tuy nhiên tồn tại trong đó vẫn còn những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội như cướp giật, đánh lộn, tai nạn giao thông, bán vé số, ăn xin, mê tín dị đoan, xâm phạm cảnh quan môi trường, thương mại hóa lễ hội có chiều hướng phát triển... Thực trạng này đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Cũng như các sản phẩm không mang tính dặc trưng nên không hấp dẫn du khách chi trả.
2.5.3.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ thuật phục vụ du khách, tuyến du lịch lễ hội đã được khai thác trong những ngày lễ hội