Lễ hội bắt nguồn từ phật giáo

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 38)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1.1. Lễ hội bắt nguồn từ phật giáo

Người Khmer Trà Vinh có trên 90% theo đạo Phật, có thể nói Phật giáo Nam Tông là chính giáo của người Khmer, vì vậy lễ hội Phật giáo có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của họ. Khác với các lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo có tính chất trang trọng hơn thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật. Căn cứ vào thời điểm cũng như thời gian tổ chức, lễ hội Phật giáo chia làm hai: Lễ hội định kỳ và lễ hội không định kỳ hàng năm. Ngoài các lễ hội vào các ngày: 8, 15, 23, 30 (theo Phật lịch) hàng tháng họ còn đi chùa dâng kính và tụng kinh.

Các lễ hội định kỳ hàng năm

Lễ Phật đảng (Bon Pisakh Bâuchea).

Theo nguyên tắc của Phật giáo Tiểu Thừa, người Khmer làm lễ Phật đản vào các ngày rằm tháng 5 âm lịch. Đây là các ngày đức Phật thành đạo và cũng là ngày diên tịch, nhập niết bàn của Ngài. Lễ phật đản được người Khmer tổ chức một ngày, một đêm, cả ngày 15/5 âm lịch. Người Khmer đi dâng cơm cho các nhà sư trong chùa và làm lễ tụng kinh…Vào đêm này đồng bào ở lại chùa cùng các nhà sư, tiến hành tụng kinh tại chính điện để tưởng nhớ đức Phật. Sáng hôm sau lễ kết thúc khi các đồng bào dâng cơm cho các nhà sư.

Lễ nhập hạ (Bon chuâl vâsa).

Lễ nhập hạ được diễn ra trong ba tháng, bắt đầu từ 15/6 A6l và kết thúc vào 15/9 Âl. Trong các tháng nhập hạ, các hoạt động của nhà sư đều nằm trong khuôn viên nhà chùa, đây là khoảng thời gian các nhà sư tĩnh tâm theo đạo, trao dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành ở chùa. Đây cũng là thời gian đầu mùa mưa, người Khmer bắt đầu vào mùa vụ mới, do đó các nhà sư tập trung vào chùa với ý nghĩa để khỏi làm bận rộn dân chúng, ảnh hưởng đến sản xuất. Vào khoảng thời gian diễn ra lễ nhập hạ các nhà sư không được phép rời khỏi chùa, chỉ được phép rời khỏi khi có yêu cầu tụng niệm tại các đám lễ, đám phước, và chỉ được rời khỏi vào 5 giờ sáng và về chùa trước lúc 5 giờ chiều. vào ngày nhập hạ, các phật tử thường rủ nhau lên chùa đi lễ. Dâng nước mưa và đèn cầy cho các nhà sư để cúng tam bảo trong chính điện suốt mùa hạ. Sau đó mọi người tụng kinh sám hối và cầu nguyện cho những người đã khuất; lễ này kéo dài đến trưa, sau khi dâng cơm cho các sư sãi xong lễ chấm dứt, thời gian nhập hạ bắt đầu.

Sau ba tháng nhập hạ, nhà chùa sẽ làm lễ xuất hạ vào ngày 15/9 Âl nhằm đánh dấu thời điểm chấm dứt nhập hạ, các nhà sư được phép tự do nhập thế hành đạo. Lễ xuất hạ được bắt đầu vào chiều ngày 14/9 Âl và kéo dài đến trưa ngày 15 thì chấm dứt.

Vào chiều ngày 14/9 Âl các sư sãi sẽ tập trung tụng kinh sám hối có tín đồ phật tử cùng tham dự. Mở đầu buổi lễ người ta thắp đèn và nhang cúng xung quang đèn, rồi tụng kinh để tưởng nhớ đứt Phật và để dân làng xin lỗi nước, đất vì đã làm ô uế chúng suốt quanh năm. Sau đó các tín đồ sẽ dâng lễ vật cúng cho các sư sãi dùng. Trong khuôn viên nhà chùa lúc này thường có các nhóm văn nghệ biểu diễn cho nhân dân thưởng thức. Vào ban đêm, thường có tổ chức thả đèn nước gọi là Luông brâtrip – lễ này hoàn toàn mang tính chất tôn giáo vì theo truyền thuyết thì đèn nước tựng trưng cho hàm dới của đứt Phật ở lại hạ giới phổ độ chúng sinh hoặc đèn nước chính là chiếc răng của đức Phật được vua các loài rắn Naga giữ lại…do đó, đồng bào làm lễ này để tưởng nhớ đến các sự tích ấy.

Bảng 1. Một số lễ hội định kỳ bắt nguồn từ Phật giáo.

Tên lễ hội Thời gian Mục đích Phần lễ Phần hội Lễ ban hành giáo lý (Bon meakh bâuchea) Ngày 15/1 Âl (suốt ngày 15 đến sáng 16) Nhằm nhắc nhỡ các tín đồ nhớ ngày ban hành giáo lý của nhà Phật. Làm lễ ở chùa, mọi phật tử tập trung ở chính điện: đọc kinh. Lễ này được tiến hành đơn giản hơn các lễ khác. Lễ xuống trần

(Bon asoch

bâuchea)

Buổi tối ngày 15/9 Âl Kỷ niệm ngày đức Phật Thích Ca nhập thế thuyết pháp kinh Apithôm. Cúng trời đất và cúng tam bảo. Thđèn ả gió Lễ dâng áo cà sa (katha Na Tean) Lễ vào khoảng trong 16/9- 15/10 Âl.

Dân chúng dâng áo cà sa cho các vị sư trong chùa.

Tụng kinh và

thuyết pháp. Divăn ễn nghệ.  Các lễ hội không định kỳ hàng năm

Các lễ hội không định kỳ là các lễ hội được tổ chức đột xuất, thường hai, ba năm hoặc khi có dịp thì người Khmer mới tổ chức tùy theo mục đích của lễ.

Lễ kết giới điện (Bon banh chôs xây ma).

Lễ kết giới điện là một lễ lớn quan trọng trong nhà chùa. Lễ này được tổ chức khi chính điện được xây dựng xong – chính điện là “nhà dành riêng cho Phật”, vì vậy mà tính chất rất quan trọng.

Chính điện là công trình kiến trúc quy mô nhất tring một ngôi chùa, đòi hỏi sự công phu và quy cách nên có thể xây dựng nhiều năm mới hoàn thành, có thể lên đến trăm năm và được làm lễ khánh thành. Lễ kết giới tạm được tổ chức quy

mô và tốn kém được chuẩn bị trong khoảng thời gian dài mặc dù lễ chính thức chỉ diễn ra trong vài ngày. Lễ có sự tham gia của tất cả các tín đồ trong phạm vi ảnh hưởng của chùa và các phật tử từ nơi khác đến dự. Lễ kéo dài từ hai đến ba đêm, nhà chùa chọn một vị sư cao niên chủ trì các nghi lễ trong các ngày lễ vì nếu không đúng giáo lý thì chính điện không sử dụng được. Trong các ngày lễ các vị sư và các phật tử tụng kinh ba buổi sáng, trưa và tối, các khách thập phương và dân chúng tham gia các trò chơi và biểu diễn văn nghệ trong khuôn viên chùa.

Lúc rạng đông ngày cuối, khi các sư sãi đã tụng kinh xong quy định kết giới đủ chin hố trong các chính điện xong các ông Acha có nhiệm vụ tại các hướng vào chính điện làm lễ. Ông Achar ở hố trung tâm đánh ba tiếng cồng, đến tiếng thứ ba thì các ông ở các hố còn lại sẽ cùng xô hòn đá xuống hố cùng lúc. Lễ tiết này được xem như là lễ kết thúc kết giới chính điện, sau đó các phật tử dùng đất cát để lấp hố lại.

Lễ ngàn núi (Bon phoum pon).

Đây là một lễ làm phước có mục đích xin lỗi thú vật tha thứ tội cho con người, vì người Khmer mang bên mình triết lý của nhà Phật, theo quan niệm của họ thì đối với các sinh vật họ cảm thấy vô cùng có tội vì đã giết chúng để phục vụ vho cuộc sống của mình. Lễ có thể được tổ chức ở phum sóc hay ở chùa, thường tổ chức vào mùa hạ, kéo dài từ hai đến ba ngày, dưới sự hướng dẫn của ông Archa hay vị sư sãi am hiểu các nghi lễ. Trong ngày đầu tiên làm lễ, các tín đồ đọc kinh, đốt nhang, họ cầm một nắm nhang đi xung quanh sân ngàn núi, cấm trên núi các theo bốn hướng, sau đó thì vào nhà Phật đốt nhang và làm lễ tam bảo, xin tha thứ tội cho mình, những người khác làm như vậy cho đến tận ngày cuối, họ dâng cơm cho các vị sư sãi, cầu phước cho chúng sinh xong là lễ kết thúc. Ngày nay, do nhận thức đúng sai về các loài sinh vật cúng tồn tại trong thế giới hữu hình là quan hệ tuần hoàn tự nhiên nên lễ Phoum pon ít diễn ra trong phạm vi rộng mà chỉ xuất hiện như một nhắc nhỡ ý nghĩa của lễ mà thôi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch (Trang 38)